Cây thông đen Bonsai – Vua của bonsai Nhật Bản

Thế giới bonsai nhật bản chắc chắn là một thế giới nghệ thuật chơi cây nhiều người đã biết đến, nhưng bonsai về thông đen chắc chắn ko có nhiều người biết. Với người dân nhật bản thì chơi bonsai thông đen có từ những năm 1939 đến 1945. Trước đó thì việc các nghệ nhân chơi cây Nhật Bản bỏ cả ngày, tuần trong rừng để tim các gốc thông đẹp, còi cọc nhưng dáng nghệ thuật về chơi là điều dễ bắt gặp. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu loại cây thông đen bonsai này nhé!

Cây thông đen Nhật Bản là gì?

Cây thông đen Nhật Bản là loại cây biểu tượng cho Nhật Bản và được biết đến là một giống cây cảnh đẹp dành cho nhà vườn. Đây là loại cây dễ thích nghi và có sức đề kháng khá tốt.

Cây thông đen Bonsai – Vua của bonsai Nhật Bản 1
Cây thông đen Nhật Bản là gì?

Giới thiệu về thông đen

Trước những năm của thế chiến thứ hai (1939-1945), dân Nhật thích cây bonsai thường lên núi đào mấy cây đẹp, cây còi về chơi. Thì cũng chẳng khác các bạn bên nhà hiện nay là mấy.

Có điều, thời này người Nhật không chuộng Thông đen bonsai. Lúc đó, người Nhật chỉ coi trong Thông trắng Nhật Bản (Japanese White Pine, Pinus parviflora) và Thông đỏ Nhật Bản (Japanese Red Pine, Pinus densiflora). Với họ, Thông đen Nhật Bản không có nét quý phái, thanh tao như Thông trắng, Thông đỏ. Thông đen, từ thân với vỏ nứt toác, lá thô và cứng như dáng vẻ của một lực điền. Nhưng họ vẫn gieo hạt thật nhiều thông đen để lấy gốc ghép thông trắng, vì thông trắng không có vỏ đẹp và sức phát triển rất yếu.

Cây thông đen Bonsai – Vua của bonsai Nhật Bản 2
Giới thiệu về thông đen

Sau đệ nhị thế chiến, người Nhật thua trận, kinh tế đình trệ. Song song với việc một số rất đông quân đội Hoa kỳ còn đang đóng lâu dài tại Okinawa, việc bán những cây bonsai cho người Mỹ đã lóe ra một hướng buôn bán mới. Thế là, dân Nhật đổ xô lên núi đào cây Juniper shimpaku (Juniperus sergentia) về làm bonsai bán. Được vài năm, Nhật Hoàng sợ tiêu tán hết rừng núi nên ra lệnh cấm chỉ. Không cho phép bất kỳ ai lên núi đào bất cứ cây gì.

Thế là chỉ còn 3 đường để tạo cây giống: gieo hạt, chiết từ những cây mang từ núi về trồng, và giâm cành. Chiết và giâm cành thì cây Juniper chịu được, còn ươm hạt Juniper thì không ăn. Trăm hạt chưa được một. Nhưng Thông đen thì khác. Thông đen gần như không chiết được ra hồn, giâm cũng không được, chỉ còn cách gieo hạt. Mà Thông đen thì 10 hạt lên gần như cả 10.

Đặc điểm cây thông đen Nhật Bản

Cây Thông đen Nhật Bản được nhân giống bằng 3 cách: Gieo hạt, chiết từ cây mẹ hoặc giâm cành, hiện nay thì thông đen phù hợp với việc gieo hạt nhất, tỷ lệ nảy mầm lên đến 90 %, nhưng có khuyết điểm là khó chiết và khó giâm cành, tỷ lệ chết cao. Nên thông đen cây con thì nhiều còn để có cây mẹ thật, thân đẹp là cực kỳ hiếm.

Cây thông đen Bonsai – Vua của bonsai Nhật Bản 3
Đặc điểm cây thông đen Nhật Bản

Việc người Nhật thời gian gần đây họ bắt đầu thấy thông đen có nhiều thế đẹp và dễ cải tiến hơn thông trắng cũng như thông đỏ. Giá trị của thông đen cũng vì thế mà được tăng lên đáng kể, số lượng bonsai thông đen cũng tăng lên chóng mặt

Cùng với các sự phát triển mạnh mẽ của bonsai thì người Nhật gắn liền với thông đen, người Nhật lúc này coi thông đen là vua của bonsai

Từ đó cho đến nay, những cây bonsai Thông đen thường có giá trị cao, có lẽ bởi vẻ đẹp đầy “nam tính” của nó

Cách trồng thông đen ở việt nam

Thông đen hợp với khí hậu Nhật bản nhưng một điều quan trọng là ở Việt Nam nó khác hoàn toàn khí hậu Nhật Bản, và điều đặc biệt là thông đen vẫn trồng được ở VIệt Nam, ở Sài Gòn và ở Đà Lạt.

Thông đen Nhật Bản ở Sài Gòn phát triển mạnh mẽ, cây thông đen ở Sài Gòn thường dư năng và thiếu sương đêm, cây phát triển bình thường, 1 năm bung đọt 2 lần.

Cây thông đen Bonsai – Vua của bonsai Nhật Bản 4
Cách trồng thông đen ở việt nam

Thông đen Nhật Bản trồng ở Đà Lạt thừa sương đêm nhưng thiếu thời gian chiếu sang, thông đà lả bung đọt 1 năm 1 lần.
Cách tạo sương đêm: Sử dụng vòi tước tự động hoặc thiết kế thủ công cây sẽ phát triển tốt và cho lá đều.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây thông đen. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *