Cây Duối là loài cây quen thuộc đối với người Việt, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trồng lấy bóng mát, làm cảnh và tận dụng để làm thuốc. Nhiều công dụng hữu ích như vậy, nhưng không phải ai cũng nắm rõ về loài cây này. Nếu bạn đang muốn trồng một vài cây ở vườn nhà hay tạo dáng làm cảnh thì đừng bỏ qua những thông tin về cây duối sau đây.
Đặc tính của cây Duối
Tên khoa học: Streblus asper, thuộc họ Dâu tằm – Moraceae
Nguồn gốc: Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ…
Cây Duối có thân cao khoảng 4-8m, có lá nhọn và rất ráp. Lá Duối dài khoảng 3-7cm, rộng khoảng 1,5-2,5cm.
Duối là loại cây đơn tính khác gốc cho nên mỗi cây sẽ chỉ trổ hoa đực hoặc hoa cái. Hoa đực của cây Duối sẽ có hình cầu, màu vàng lục còn hoa cái của cây duối có màu lục, có thể ra theo từng chùm hoặc mọc lẻ. Tuy cây Duối có thân khá to nhưng hoa Duối và quả Duối lại có kích thước bé.
Quả của cây Duối màu vàng, quả nhỏ nhưng có vị ngọt.
Cây Duối ít sâu bệnh và có tuổi thọ cao, có sức sống mãnh liệt, thích nghi với mọi điều kiện, mọi môi trường sống. Cây cần ít nước, bạn không cần thường xuyên tưới nước cho chúng.
Cây Duối có tác dụng như thế nào?
Làm thuốc Đông y
Từ rễ, lá, thân, cành đến hoa quả của cây Duối đều là những vị thuốc quý được nhắc nhiều trong cổ tịch y pháp dân gian và của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác. Theo y học cổ truyền, Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn. Nhiều nơi đã sử dụng cây duối để chữa các bệnh, đau răng, tiêu chảy, vỏ duối dùng chữa bệnh phong thấp đau nhức, sâu răng, đau bụng, sốt, tiêu chảy…
Thanh lọc không khí
Cây Duối có khả năng ngăn cản, hút bụi bẩn và các tạp chất có trong không khí, tạo cho xung quanh bầu không khí trong lành, sảng khoái.
Ý nghĩa về mặt phong thủy
Cây duối là loại cây lâu năm cho nên nó được nhiều người yêu thích và nuôi trồng với ý nghĩa phong thủy, mang lại may mắn cho gia đình và các thành viên trong gia đình. Theo quan niệm của phong thủy thì cây duối được cho là một loại cây có thể trừ tà khí, trừ ma quỷ, mang lại cho gia đình một cuộc sống yên vui và hạnh phúc.Chính vì thế, cây Duối thường được lựa chọn làm quà cho tân gia với ý nghĩa cầu mong gia chủ luôn bình an trong cuộc sống.
Có nên trồng cây Duối trong nhà không?
Với những lợi ích mà chúng tôi đề cập ở trên thì bạn có thể chọn cây Duối làm cây cảnh, trang trí trong nhà. Cây Duối dễ trồng, ít sâu bệnh, sinh trưởng tốt và không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc. Bạn có thể đặt Duối ở nhiều vị trí khác nhau như phòng khách, phòng làm việc, ban công, trước cửa nhà,… đều thích hợp.
Cây Duối hợp với người mệnh gì?
Cây Duối có lá màu xanh lục là màu bản mệnh của người mệnh Mộc, gia chủ mệnh Mộc nên bày trí trong gia trình của mình một hoặc một vài chậu cây Duối sẽ giúp vượng khí đi lên, gặp may mắn trong cả con đường tình duyên và con đường sự nghiệp.
Những người mệnh Mộc sinh năm:
- Sinh năm 1942, 2002 Tuổi Nhâm Ngọ
- Sinh năm 1959 Tuổi Kỷ Hợi
- Sinh năm 1988 Tuổi Mậu Thìn
- Sinh năm 2003 Tuổi Quý Mùi
- Sinh năm 1972 Tuổi Nhâm Tý
- Sinh năm 1989 Tuổi Kỷ Tỵ
- Sinh năm 1950 Tuổi Canh Dần
- Sinh năm 1973 Tuổi Quý Sửu
- Sinh năm 1951 Tuổi Tân Mão
- Sinh năm 1980 Tuổi Canh Thân
- Sinh năm 1958 Tuổi Mậu Tuất
- Sinh năm 1981 Tuổi Tân Dậu
Ngoài ra, theo quy luật tương sinh, Mộc sinh Hỏa, những người mệnh Hỏa bố trí cây Duối trong nhà hoặc phòng làm việc sẽ giúp người mệnh Hỏa làm ăn phát đạt, luôn may mắn!
Những người mệnh Hỏa sinh năm:
- Sinh năm 1994 Tuổi Giáp Tuất
- Sinh năm 1957 Tuổi Đinh Dậu
- Sinh năm 1986 Tuổi Bính Dần
- Sinh năm 1995 Tuổi Ất Hợi
- Sinh năm 1964 Tuổi Giáp Thìn
- Sinh năm 1987 Tuổi Đinh Mão
- Sinh năm 1948 Tuổi Mậu Tý
- Sinh năm 1965 Tuổi Ất Tỵ
- Sinh năm 1949 Tuổi Kỷ Sửu
- Sinh năm 1978, 2038 Tuổi Mậu Ngọ
- Sinh năm 1956 Tuổi Bính Thân
- Sinh năm 1979 Tuổi Kỷ Mùi
Nên bày trí cây Duối ở vị trí nào trong nhà?
Đối với không gian bên ngoài ngôi nhà (hiên nhà, sân, trước nhà,…), bạn có thể thoải mái bày trí các chậu cây duối sao cho phù hợp và không gây bất tiện khi mọi người đi qua. Còn đối với không gian trong nhà thì gia chủ nên đặt cây ở phòng khách, nên chọn cây bonsai nhỏ gọn, kiểu cách để tôn lên nét đẹp không gian.
Ngoài vị trí đặt, bạn còn phải lưu ý hướng đặt cây Duối hợp với phong thủy, giúp gia chủ tăng thêm vận khí tài lộc và may mắn. Người mệnh Mộc, Duối chỉ nên được trồng tại nơi hướng Đông, Đông Nam (hành Mộc) và Bắc (hành Thủy). Còn người mệnh Hỏa hợp những hướng Nam, Tây Nam , hướng Đông Bắc.
Người mệnh Mộc tượng trưng cho gỗ, cây cối, chính bởi vậy trong nhà nên ưu tiên bố trí nhiều đồ nội thất làm từ chất liệu gỗ. Các đồ gỗ tự nhiên thường đắt đỏ, màu sắc không được phong phú nên gia chủ hoàn toàn có thể lựa chọn nội thất làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp mdf. Bạn có thể tham khảo bài viết Gỗ mdf là gì? để biết được đặc điểm, cấu tạo, ưu điểm của loại gỗ này.
Cách trồng và chăm sóc cây duối
Trồng cây
Cây duối có thể sinh sống tốt trên nhiều loại đất nên việc chuẩn bị đất trồng cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần bổ sung thêm sơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng, giúp cây con phát triển tốt.
Bạn có thể nhân giống cây duối bằng gieo hạt và chiết cành, trong đó chiết cành được lựa chọn nhiều hơn vì cây sinh trưởng nhanh.
Cách thực hiện không khác gì các loại cây khác. Bạn chọn cành không quá già nhưng to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Khoanh vỏ, chùi cho hết mủ chảy ra sau đó đắp bầu đất vào cùng vỏ đã khoanh.
Tưới 1 ít nước, sau một thời gian là cành sẽ bén rễ, bạn cắt cành và trồng xuống đất đã chuẩn bị từ trước. Tiếp tục chăm sóc là cành sẽ phát triển thành một cây mới.
Chăm sóc cây
Như đã nói ở trên, là cây có sức sống tốt, phù hợp với điều kiện nhiệt đới ở Việt Nam nên quá trình chăm sóc cây không có gì khó.
Tưới nước: là cây ưa ẩm và chịu úng tốt, bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây duối. Tốt nhất là tưới hàng ngày, khi tưới không cần quá nhiều, chỉ cần đủ ẩm đất. Không để cây bị khô hạn lâu ngày bởi cây không chịu được hạn gắt.
Dinh dưỡng: định kỳ 3 – 4 tháng bạn bón phân cho cây một lần. Nên bón phân hữu cơ thay vì phân hóa học. Khi bón nhớ rải xa gốc cây để tránh phân sót gây cháy cây.
Ánh sáng: cây ưa sáng và có thể chịu bóng, bạn có thể đặt cây ở bất cứ đâu, nhưng tốt nhất là nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Khi cây còn nhỏ thì nên che chắn mỗi khi nắng quá gắt.
Cắt tỉa: nếu trồng bonsai, thường xuyên kiểm tra để loại bỏ cành lá hư thối. Vào mùa cây thay lá, hãy tận dụng để uốn cây theo ý muốn của mình.
Phòng trừ sâu bệnh: cây duối ít khi bị sâu bệnh, bạn chỉ cần thường xuyên quan sát, nếu thấy sâu hay rầy bám lá thì mua thuốc về phun là được.
Lưu ý: nếu trồng bonsai, các bước chăm sóc bạn nên giảm đi một bậc, bởi chăm sóc quá tốt sẽ khiến cây sinh trưởng nhanh, làm bể dáng của cây.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Duối do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!
- Câu Kỷ Tử – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Hoa Chuông – Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông
- Ngọc trúc – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng ngọc trúc
- Hoa Đăng Tiêu – Hoa leo đẹp chống nắng tuyệt đẹp
- Cá đuôi đèn tetra – Cá nana – Đặc điểm sinh học cá đuôi đèn