Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng

Trong thế giới cây cảnh, cây sanh bonsai là loại cây nổi tiếng mặc dù rất phổ biến bởi nhiều ưu điểm: lá xanh mướt quanh năm đầy sức sống, cây cực khỏe mạnh, phát triển mạnh mẽ, ít sâu bệnh, dễ tạo hình. Thêm vào đó, trong thế giới cây cảnh, cây sanh còn mang hàm ý sự sinh sôi nảy nở, mang đến cho gia chủ tài lộc, thịnh vượng. Nếu bạn yêu thích nghệ thuật Bonsai và muốn sở hữu một tác phẩm Bonsai đẹp, hãy tìm hiểu kỹ về cách trồng và chăm sóc cây Sanh Bonsai để có thể tạo ra một tác phẩm ưng ý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này nhé!

Cây sanh là gì?

Cây sanh hay còn gọi là si, xanh, gùa, thực vật thuộc họ Dâu tằm, là một loại cây cảnh Bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào….

Cây sanh Bonsai
Cây sanh Bonsai

Đặc điểm cây sanh bonsai

Cây sanh thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, xanh quanh năm, chiều cao cây đạt khoảng tối đa khoảng 20m. Cây sanh phân nhiều cành nhánh xum xuê, cây phát triển mạnh mẽ đến nỗi trên cành và thân cây phát sinh ra những sống gờ hoặc các khối u bướu. Rễ sanh có loại nằm dưới đất, có loại rễ khí sinh mọc từ thân hoặc cành lớn. Thân và cành cây dễ tạo hình bởi đặc tính rất dẻo và dễ uốn.

Đặc điểm cây sanh bonsai
Đặc điểm cây sanh bonsai

Lá sanh hình bầu dục, khá bụ ở giữa và nhọn ở hai đầu, lá mỏng và bóng nên hơi quăn quăn. Lá màu xanh tươi khi non và chuyển đậm khi già, bóng khỏe đầy sức sống. Lá xanh mọc với mật độ dày, tập trung nhiều ở xung quanh đầu cành tạo ra tán lá xum xuê, rậm rạp. Quả sanh thuộc dạng quả kép, màu xanh khi non, chuyển vàng khi chín, về già chuyển nâu đen và bên trong có hạt với khả năng mọc mầm tốt. Những quả sanh tròn xinh xắn như những viên bi tí hon với nhiều màu sắc xen kẽ cùng với những chiếc lá xanh mướt rất bắt mắt. Quả sanh có từ tháng 9 đến tháng 2.

Lợi ích và ứng dụng cây sanh bonsai

Cây sanh có khả năng phát triển mạnh mẽ, dáng thế đẹp, dễ trồng, dễ chăm, tán lá dầy và tỏa bóng rộng , ít rụng lá, sắc xanh thu hút quanh năm nên thường được trồng làm cây bóng mát rất phổ biến ở mọi nơi từ đường phố, bệnh viện, công viên, nhà máy, sân vườn biệt thự….

Tán lá dầy của cây còn giúp điều hòa không khí rất tốt, đem lại không khí trong lành, mát mẻ.

Lợi ích và ứng dụng cây sanh
Lợi ích và ứng dụng cây sanh

Ngoài ra tác dụng lớn nhất của cây sanh là làm cây cảnh bonsai nghệ thuật có giá trị rất cao. Số lượng cây sanh bonsai ở nước ta chiếm phần lớn với nhiều cây nổi tiếng trị giá bạc tỷ. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, cây sanh đồ sộ ngoài tự nhiên trở nên mượt mà, đủ các dáng thế với ý nghĩa sâu sắc. Cây sanh bonsai còn được sử dụng làm cây nội thất trang trí văn phòng làm việc, nhà ở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp vô cùng sang trọng và bề thế.

Trong toàn bộ cây sanh đều có nhựa mủ, acid cerotic, chất sáp , dân gian dùng cây này để chữa ứ huyết do bị thương….

Cách trồng chăm sóc cây sanh bonsai

Cách trồng chăm sóc cây sanh
Cách trồng chăm sóc cây sanh

Cây sanh siêu khỏe, cực dễ trồng và dễ chăm, cây có thể sống ở nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt nhất. Khi trồng cây dưới đất không cần phải chăm sóc, trồng trên chậu thì cần lưu ý:

  • Ánh sáng: Cây sanh có thể chịu được biên độ ánh sáng lớn, từ ánh sáng toàn phần gay gắn đến một phần bóng râm. Nhưng cây phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng chiếu tán xạ.
  • Nhiệt độ: Sanh cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng tốt và chịu được cả lạnh. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Vì thế vào mùa mưa các trồi lá phát triển mạnh.
  • Độ ẩm: Cây sanh ưa ẩm cao
  • Đất trồng: sanh không kén đất, thậm chí có thể sống trên cả vách đá với điều kiện có nước để cây tồn tại.
  • Tưới nước: Cây sanh chịu hạn tốt nhưng cũng chịu được úng ngập trong thời gian dài. Khi thiếu nước, khô hạn thì cây sinh trưởng chậm, có các lá vẩy bám lấy các mầm sinh trưởng trên thân hoặc ngọn cành và thân cây có các điểm lồi màu trắng.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ít, hầu như không cần bón phân, trừ khi trong những giai đoạn muốn thân cây chịu khắc nghiệt, bền bỉ hơn thì bổ sung thêm lân và kali.
  • Sâu bệnh thường gặp: cây sanh ít bị sâu bệnh.
  • Trồng sanh tạo hình phải thường xuyên cắt tỉa, tạo dáng: bấm ngọn, tỉa bỏ nhánh thừa, tưới ẩm để thân cây chóng to.

Xem thêm: Cây Cam Khe Mây – Cách trồng và chăm sóc Cam Khe Mây

Một số các dáng thế cây sanh bonsai khác như

Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 1 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 2 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 3 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 4 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 5 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 6 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 7 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 8 Cây sanh Bonsai – cây bonsai thế, cây dáng thế được ưa chuộng 9

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sanh. Cây Sanh Bonsai là một loại cây cảnh độc đáo, mang giá trị nghệ thuật và phong thủy cao. Việc trồng và chăm sóc cây Sanh Bonsai cần sự kiên trì, nhẫn nại và sáng tạo. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về cây bonsai thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *