Cây Xương Rồng là loại cây có gai, thân mọng nước được trồng phổ biến khá tại Việt Nam để làm cảnh, trang trí nhà cửa. Tuy nhiên cây xương rồng có rất nhiều loại và để thực sự hiểu về loài cây này thì không có nhiều người làm được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết về ý nghĩa, tác dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng nhé.
Tìm hiểu về cây Xương Rồng
Cây xương rồng có tên khoa học là Cactaceae. Là loài cây chủ yếu bắt nguồn từ châu Mỹ, sau đó được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong tự nhiên, xương rồng phân bố tại các vùng sa mạc và các vùng đất khô nóng như hoang mạc, vùng nhiệt đới. Hiện nay nhiều loài xương rồng đã thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhờ sự di chuyển của con người.
Xương rồng thuộc loại thực vật mọng nước, phát triển đa dạng như phủ sát mặt đất, mọc thành bụi hay cây lớn. Phần lớn cây sinh trưởng trên đất nhưng cũng có một số loại ký sinh trên cây khác. Thân cây màu xanh lục mọng nước, phần lớn lá cây tiêu giảm thành các gai nhọn. Những gai nhọn này có tác dụng giảm sự mất nước ở cây và bảo vệ thân cây khỏi các loài thú.
Tuổi thọ xương rồng rất lâu, có loài lên tới 300 năm tuổi. Hoa xương rồng mọc và nở rất chậm, từ nửa năm đến một năm mới nở một lần. Hoa của loài cây này nhìn rất đẹp mắt với đủ các màu.
Phân loại xương rồng
Cây xương rồng rất đa dạng với kiểu dáng kích thước khác nhau. Có thể kể đến một số loại xương rồng phổ biến như: xương rồng tai thỏ,xương rồng trứng cút, xương rồng ba cạnh, xương rồng lê gai, xương rồng tuyết, xương rồng càng cua, xương rồng gai, xương rồng 3 cạnh, xương rồng 5 cạnh, xương rồng bà, xương rồng bát tiên, xương rồng sa mạc, xương rồng đá, cây hoa xương rồng bát tiên,…các loại xương rồng
Ý nghĩa cây xương rồng
Nhiều người chỉ trồng nó làm cảnh mà không biết xương rồng có ý nghĩa gì. Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống đã và đang khiến nhiều người yêu thích. Xương rồng sống trong sa mạc – môi trường có thể nói là khắc nghiệt nhất trên trái đất. Không ít người khó hiểu xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn mà có thể sống sót được. Vậy mà nó vẫn tồn tại và phát triển rất tốt dù cho hầu hết các loài thực vật đều không tồn tại nổi ở đây. Hình ảnh xương rồng trên sa mạc vẫn sống tốt với sự bền bỉ, sức sống mãnh liệt và khả năng thích nghi đáng ngạc nhiên khiến ta khâm phục.
Con người chúng ta rất cần học tập sự chịu đựng và bền bỉ của cây xương rồng. Bởi cuộc sống này sẽ chỉ ngày càng khắc nghiệt và tạo nên áp lực cho mỗi chúng ta. Chỉ có cố gắng trở nên gai góc và thích nghi, chúng ta mới có thể tồn tại dù hoàn cảnh bên ngoài có tồi tệ đến đâu.
Tuy bên ngoài gai góc là thế, nhưng bên trong cây xương rồng luôn luôn mọng nước và tràn đầy nhựa sống. Dù hoàn cảnh sa mạc có khô hạn thế nào, cây vẫn có thể góp nhặt từng giọt nước để lưu giữ trong mình. Con người chúng ta cũng thế. Đừng để môi trường khắc nghiệt xung quanh làm cho ta trở nên gai góc cả trong lẫn ngoài. Hãy như cây xương rồng, dù phải giữ vẻ ngoài gai góc, khô khan để tồn tại nhưng bên trong lại vẫn mềm mại, mọng nước đến tận cùng. Chỉ có một tâm hồn giàu cảm xúc và sự sẻ chia, con người ta mới có thể sống như một con người đáng sống. Ý nghĩa ương rồng trong cuộc sống thật sâu sắc phải không nào.
Ý nghĩa xương rồng trong tình yêu cũng cực kỳ sâu sắc. Việc tặng xương rồng cho người khác giới được coi như một lời tỏ tình kín đáo. Bởi cây xương rồng biểu tượng cho một tình yêu lặng lẽ, âm thầm. Giống như hoa xương rồng rất ít khi nở, nhưng khi nở lại có màu sắc rực rỡ đến lạ kỳ.
Ngoài ra ta không thể không nhắc đến ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy. Nhiều người chưa tìm hiểu xem trồng xương rồng trong nhà có tốt không hay cây nên đặt ở đâu mà đã đem đặt trong nhà. Là loài cây nhiều gai nhọn, xương rồng có ý nghĩa hóa hung cao. Các gai nhọn của cây hướng về xung quanh nên nếu để trong nhà sẽ bị chỉ vào người gây điềm xấu. Trồng xương rồng trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, vận hạn cho những thành viên trong gia đình.
Tuổi nào hợp cây xương rồng?
Mặc dù ý nghĩa của cây xương rồng trong phong thủy rất lớn nhưng không phải ai cũng phù hợp để trồng loại cây gai góc này. Nếu tuổi tác, bản mệnh của bạn không phù hợp với xương rồng thì việc trồng xương rồng trong nhà, hay để xương rồng ở bàn làm việc… sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc, sự nghiệp, sức khỏe của bạn.
Vậy cây xương rồng hợp mệnh gì, tuổi nào?
Về mệnh, theo các chuyên gia phong thủy, cây xương rồng hợp mệnh Kim. Những người mệnh Kim nếu trồng cây xương rồng sẽ giúp hóa giải những điều xui rủi, phòng trừ tiểu nhân, tiêu trừ đen đủi, mang lại may mắn, tài lộc cho bản thân.
Về tuổi, vì cây xương rồng có hình dáng, bề ngoài tương tự như rồng. Do đó, loài cây này được xem là hợp nhất với những người tuổi Thìn – cầm tinh con rồng. Cây xương rồng sẽ giúp những người tuổi Thìn ngăn chặn những điều không may mắn cả về công danh, sự nghiệp, tình duyên cũng như sức khỏe. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại Cây phong thủy theo tuổi của mình để bổ sung thêm cây phong thủy hợp bản mệnh, giúp gia tăng may mắn và tài lộc.
Cây xương rồng đặt ở đâu là tốt?
Bên cạnh việc tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của loài cây xương rồng, cây xương rồng hợp với tuổi gì, mệnh kim có hợp cây xương rồng không… rất nhiều người còn muốn biết cây xương rồng nên trồng ở đâu mới tốt cho phong thủy, liệu cây xương rồng có nên để trong nhà hay có nên đặt cây xương rồng trên bàn làm việc không…
Theo như chuyên gia phong thủy đã nói “hình nào thì khí nấy”, nếu chọn một cây xanh tốt vươn cao thì sẽ tạo được nhiều sinh khí tốt, đem lại may mắn và tiền tài. Ngược lại, nếu chọn cây có hình dáng gai góc, thấp xù xì thì sẽ mang đến ám khí không tốt.
Do đó, câu trả lời cho các câu hỏi trồng cây xương rồng trong nhà có tốt không, có nên trồng , để xương rồng trong phòng ngủ, đặt cây xương rồng trên bàn làm việc không… là KHÔNG NÊN. Mọi gia chủ không nên bày cây xương rồng trong nhà, phòng khách, phòng làm việc, bàn làm việc,… Bởi nó sẽ mang lại những điềm không tốt như sau:
- Cây xương rồng để trong nhà tại phòng khách không tốt. Vì phòng khách là nơi thoáng, hội tụ năng lượng rất tốt để gia đình chúng ta thư giãn, tụ họp nếu đặt hoa xương rồng sẽ làm mất đi nguồn năng lượng đó.
- Trồng cây xương rồng để trên bàn làm việc hay phòng làm việc, cạnh máy tính sẽ khiến công việc của chúng ta gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi.
- Trồng cây xương rồng để trong phòng ngủ là điều cấm kỵ bởi những chiếc gai của cây xương rồng sẽ khiến cho vợ chồng bất hòa, không bao dung, mang ý nghĩa của sự đối đầu.
- Nếu đặt ở công ty thì nó lại mang ý nghĩa khó phát triển, công ty dễ bị mất mát. Nó còn là điềm báo xấu khiến người đứng đầu không sáng suốt.
Tác dụng của xương rồng
Cây xương rồng có tác dụng gì chắc hẳn là câu hỏi của không ít người. Là loài cây không lá, ít hoa và đầy gai góc nhưng xương rồng lại có rất nhiều diệu dụng đối với con người.
Xương rồng cảnh được ưa chuộng tại nhiều nơi từ rất lâu. Những cây xương rồng đẹp mang sự gai góc và sự căng tràn hài hòa tạo nên một sự khác biệt so với loại cây cảnh khác. Xương rồng nhỏ có thể được dùng để trang trí và cầm tay rất tiện lợi. Xương rồng có tuổi thọ cao, thân cây có nhiều gai nhọn chĩa xung quanh nên đây là nguyên liệu tuyệt vời làm hàng rào. Các loại xương rồng cảnh được trồng thành hàng sẽ trở thành một hàng rào tự nhiên có thời gian sử dụng dài lại có tác dụng trang trí.
Ngoài ra xương rồng còn có thể cung cấp thực phẩm cho con người. Một số loài xương rồng cho quả có thể ăn được, tiêu biểu là loài thanh long ở nước ta. Ở Ấn Độ, xương rồng được dùng làm thức ăn gia súc.
Cây xương rồng có một số tác dụng dược lý tốt nên được dùng làm thuốc chữa bệnh. Các bài thuốc đông y chỉ cách chữa đau lưng hay chữa thoát vị đĩa đệm, xương rồng chữa bệnh đau lưng hiện nay vẫn còn được áp dụng. Công dụng của xương rồng chữa bệnh đau lưng đã được kiểm chứng an toàn và hiệu quả.
Cách trồng xương rồng
Cây sống trong môi trường khắc nghiệt nên khả năng thích nghi tốt vì vậy cách nhân giống cây xương rồng dễ dàng hơn các loại cây khác. Tuy nhiên việc chọn hạt giống tốt cũng khiến cây của bạn đẹp và lớn nhanh hơn.
Đất trồng xương rồng là loại đất ẩm, không bị ngấm nước nhiều để tránh hạt xương rồng bị thối.
Gieo hạt xuống đất, lấy tay phủ một lớp đất lên. Không nên phủ đất dày sẽ khiến hạt khó nảy mầm. Nên gieo tại nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho hạt nảy mầm.
Loài xương rồng phát triển chậm nên phải mất một tháng hạt mới nảy mầm. Khi hạt nảy mầm nhớ cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng phù hợp cho cây phát triển.
Khi cây đã phát triển tốt, đặt cây vào chậu với đất tơi xốp. Lưu ý đục lỗ thoát nước để đảm bảo rễ cây không bị úng. Để cây tại vị trí nhiều ánh sáng xương rồng nhiều màu
Cách chăm sóc cây xương rồng
Nhờ sức sống mạnh và bền bỉ mà cách chăm sóc xương rồng cảnh không hề khó. Bạn chỉ cần lưu ý một số chi tiết nhỏ như sau:
Ánh sáng
Cây ưa sáng nên bạn hãy đặt cây tại vị trí có ánh nắng nhiều như ban công, sân thượng,…
Đất
Cây không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng bạn vẫn phải đảm bảo đất đủ chất để cây phát triển tốt. Lưu ý xới đất để đảm bảo đất thoát nước tốt.
Tưới nước
Là loài sống trong sa mạc, nhu cầu nước của cây xương rồng không nhiều. Tưới cây vài ngày một lần và giữ ở mức vừa đủ để đất thấm nước.
Mua xương rồng ở đâu?
Cây xương rồng rất phổ biến tại nước ta nên bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán cây cảnh hoặc trang web cây cảnh online trên toàn quốc. Giá bán xương rồng rất rẻ chỉ từ vài chục nghìn đồng đến một trăm nghìn đồng là đã có một chậu xương rồng mini. Nếu bạn muốn cũng có thể chọn mua những cây xương rồng có kích thước to với giá khoảng vài triệu đồng.
Xem thêm: Cây Sống Đời – Đặc điểm, Ý nghĩa phong thủy Cây Sống Đời
Kết
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc Cây Xương Rồng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Xương Rồng là loài cây đẹp, có nhiều công dụng và ý nghĩa phong thủy tốt. Cây Xương Rồng góp phần tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và mang lại nhiều lợi ích cho con người. Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về loài thực vật thú vị này và đồng thời tự tay trồng và chăm sóc một chậu xương rồng của riêng mình.
- Cây Dừa Cạn – Loại hoa được ứng dụng để chữa bệnh ung thư
- Cá Tai Tượng – Những thông tin cần biết và cách chăm sóc cá Tai Tượng
- Cá Lau Kính (Cá Dọn Bể) – Thông tin về cá lau kính A-Z
- Cây Chàm – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Tôm Hùm – Nguồn gốc, đặc điểm chung, giá trị kinh tế và kỹ thuật nuôi Tôm Hùm