Cây Liễu – Đặc điểm và cách trồng cây liễu

Nói đến cây liễu người ta sẽ hình dung ngay đến một loại cây thân rủ với những chiếc lá nhỏ xinh, mọc giống như một chùm pháo màu xanh và rủ xuống đất. Người ta hay trồng cây liễu ở ven hồ, ở công viên… để làm đẹp. Không những thế, cây liễu còn là biểu tượng của tuổi trẻ, của niềm tin và hạnh phúc. Vậy cây liễu này có đặc điểm gì và cách trồng, chăm sóc nó như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Cây liễu là gì?

  • Tên gọi khác: Cây liễu rủ
  • Tên khoa học: Salix Babylonica
  • Họ: Salicaceae
  • Nguồn gốc: Cây được phát hiện ở Trung Quốc và hiện nay, cây liễu được trồng khá phổ biến ở Việt Nam.
Cây Liễu - Đặc điểm và cách trồng cây liễu 1
Hình ảnh về cây liễu

Trúc liễu là cây lấy gỗ, chi Liễu, họ Liễu (Salicaceae), là tổ hợp lai giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, dựa vào công nghệ sinh học trình độ cao, mang tính đột phá lớn.

Cây trúc liễu Mỹ là thành quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Đại học Nông nghiệp Califoocnia với nhiều Công ty giấy và Công ty giống nổi tiếng của Mỹ. Tổ hợp lai này có gen của Liễu và Trúc, có thân cây thẳng đứng như Liễu, phiến lá hẹp dài như Trúc.

Các tổ chức nghiên cứu khoa học tin cậy của Trung Quốc đã du nhập Trúc liễu đưa về trồng khảo nghiệm 4 cấp của 8 vùng toàn Trung Quốc từ năm 2007, đều chứng minh rằng Trúc liễu của Mỹ tốt hơn hẳn các loại cây mọc nhanh tốt nhất của Trung Quốc, với độ tăng trưởng siêu trội, mở ra triển vọng lớn về phát triển loài cây này trong tương lai ở Trung Quốc. Đầu tháng 1 năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông – Lâm nghiệp Thành Tây thuộc Trường Đại học Thành Tây đã đưa Trúc liễu vào trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của Việt Nam.

Trúc liễu có tiềm lực phát trưởng cực mạnh, cao trên 20m. Vỏ cây non màu xanh, trơn nhẵn, ưu thế phát triển ngọn mạnh, khả năng phát triển chồi nách tốt. Góc cành với thân chính 30-450. Tán hình tháp, phân cành đều. Lá hình mác, lá đơn mọc xen kẽ, phiến là dài 15-22 cm, rộng 3,5-6,2 cm, ngọn lá dài, nhọn dần, mép lá có răng cưa nhỏ và rõ, mặt trên phiến lá màu xanh, mặt dưới màu trắng tro, cuống lá hơi đỏ, ngắn.

Đặc điểm của cây liễu

Cây Liễu - Đặc điểm và cách trồng cây liễu 2
Đặc điểm của cây liễu
  • Cây liễu là loại cây thân gỗ dáng nhỏ, nó có chiều cao trung bình khoảng từ 3m cho đến 15m. Điểm nổi bật nhất ở cây liễu chính là nhờ vào tán lá rủ xuống dưới đất, chính điểm này đã khiến cho cây liễu trở nên đặc trưng và nổi bật nhất, nó cuốn hút con người ta không thể nào rời mắt được.
  • Những chiếc lá liễu nhỏ, thon nhọn như những cây kim, thật mềm mại, yểu điệu, nhẹ nhàng. Khi lá liễu còn non thì nó sẽ mang màu sắc xanh trắng nhưng khi trưởng thành thì lại trở về với màu sắc xanh đậm vốn có. Phiến lá nhẵn nhụi, trơn bóng mọc so le với nhau trên cùng một cành cây, mép là có răng cưa và khi mọc dài nó rủ xuống dưới mới hấp dẫn làm sao.
  • Cành cây liễu mảnh mai, mềm mại khi mọc luôn có hướng rủ xuống đất. Thân cây mọc thành những cành nhánh lớn, và cành lớn thì chếch lên trên. Tuy nhiên từ những cành lớn đó nó sẽ mọc thành những cành nhỏ và rủ dần xuống dưới.
  • Cây liễu cũng có hoa nhé, hoa của nó có màu đỏ rực rỡ, nổi bật trong nền lá xanh, hoa thường mọc thành từng chùm dài khoảng từ 10 cho đến 30cm, mỗi bông hoa mọc trên chùm sẽ có hình xoắn ốc. Hoa liễu có 2 loại là hoa đực và hoa cái với hình dáng khác nhau. Hoa nở tập trung vào mùa xuân.
  • Sau khi hoa tàn, quả liễu hình thành và được tạo nên bởi 2 mảnh, hạt liễu có lông mịn màng nhìn chúng như hạt của cây hoa sữa.

Cách trồng cây liễu như thế nào?

Cây Liễu - Đặc điểm và cách trồng cây liễu 3
Cách trồng cây liễu như thế nào?

Để trồng được cây liễu bạn cần quan tâm đến một số đặc điểm khác nhau ví dụ như chế độ đất, nước, ánh sáng, giống cây trồng… Cây liễu có tốc độ phát triển không được mạnh mẽ cho lắm tuy nhiên nếu sống trong môi trường nhiệt đới thì nó lại phát triển khá nhanh, cây ưa ẩm và chịu hạn cũng giỏi, đất trồng thì loại đất chua hay đất mặn cũng không gây trở ngại quá lớn. Có thể nói cây liễu khá dễ trồng và cũng dễ chăm sóc.

Khi chọn cây giống để trồng, hãy chọn những cây liễu nhỏ nhìn khỏe mạnh, chắc chắn, không bị sâu bệnh, lá phải rủ đều xuống dưới. Người ta có thể nhân giống cây liễu bằng cách chiết cành hay trồng bằng hạt. Khi mới trồng cây này bạn cần phải cắm cọc để đảm bảo cây không bị nghiêng, đổ ảnh hưởng đến sự phát triển của thân và rễ. Có điều kiện thì hãy chăm sóc tốt cây liễn khoảng 2 năm đầu tiên để cho bộ rễ phát triển ổn định và khỏa mạnh nhất.

Cách chăm sóc cây liễu

Cây Liễu - Đặc điểm và cách trồng cây liễu 4
Cách chăm sóc cây liễu

Đất trồng: Hãy nhớ là cây liễu không kén chọn đất nên bạn có thể trồng trên mọi loại đất đều được, tuy nhiên nếu muốn cây phát triển tốt và nhanh chóng thì nên loại loại đất có dinh dưỡng, ẩm và cũng thoát nước tốt nhé. Vùng đất ven hồ, ven sông suối… được cho là thích hợp.

Ánh sáng: Còn về chế độ ánh sáng thì bạn cũng nên lưu ý trồng ở những nơi thoáng đãng, có đầy đủ ánh sáng mặt trời nếu trồng trong điều kiện quá nhiều bóng râm cây sẽ ốm yếu tốc độ phát triển kém. Đặc biệt là trong những ngày mưa bão, hãy để ý đến vấn đề gẫy cành nhánh, bởi cây liễu khá mảnh mai, cành mềm, nhỏ.

Cây có tốc độ trung bình nên nếu bạn muốn cắt tỉa cây thì nên hạn chế, cắt tỉa vào mùa đông đầu xuân là thích hợp nhất nhé. Với những cành khô héo, hay lá sâu bệnh thì nên cắt tỉa ngay lập tức.

Chế độ nước: Nếu trồng cây liễu ở những vùng đất khô thì nên tưới nước hàng ngày để đảm bảo cây không bị khô rễ từ đó phát triển cây được tốt nhất.

Sâu bệnh: Cây liễu ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu mắc bệnh thì đó là bệnh phấn trắng, đốm lá, rệp, nấm hay sâu đục thân…

Nếu thấy có hiện tượng sâu bệnh phải có biện pháp xử lý ngay lập tức, đảm bảo cho cây trồng luôn được khỏe mạnh. Thuốc trừ sâu đặc trị được cho là biện pháp tuyệt nhất khi cây bị sâu bệnh hại.

Hiện nay cây liễu được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta, bạn có thể trồng ở ven hồ, trong vườn nhà … để giữ đất và làm đẹp cảnh quan xung quanh. Không những thế cây liễu còn giúp thanh lọc không khí, trả lại bầu không khí trong lành.

Cây Liễu - Đặc điểm và cách trồng cây liễu 5
Cách chăm sóc cây liễu

Ứng dụng Cây Liễu trong xây dựng

  1. Cảnh Quan và Tạo Bóng Mát: Cây liễu thường được trồng trong các công viên, khuôn viên nhà ở, và dọc theo các con đường để tạo cảnh quan đẹp mắt và cung cấp bóng mát. Sự mềm mại và hình dáng đặc trưng của tán lá liễu tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ cho môi trường xung quanh.
  2. Hàng Rào Sống và Bảo Vệ Riêng Tư: Cây liễu có thể được sử dụng để tạo hàng rào sống, cung cấp không chỉ bảo vệ riêng tư mà còn tạo ra một không gian yên bình và tự nhiên.
  3. Kiểm Soát xói mòn và Cải Thiện Đất: Cây liễu có hệ thống rễ phát triển mạnh, giúp cải thiện đất và ngăn chặn xói mòn, đặc biệt hữu ích trong các dự án xây dựng cần bảo vệ đất và phục hồi địa hình.
  4. Ứng Dụng trong Dự Án Xây Dựng Xanh: Cây liễu có thể được sử dụng trong các dự án xây dựng xanh như một phần của hệ thống cảnh quan, giúp tăng cường không gian xanh và cải thiện chất lượng không khí.
  5. Giảm Ô Nhiễm Tiếng Ồn: Trong các khu vực đô thị, việc trồng cây liễu có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, do tán lá dày có khả năng hấp thụ và giảm bớt âm thanh.
  6. Trang Trí Nội và Ngoại Thất: Cành và lá liễu có thể được sử dụng trong việc trang trí nội và ngoại thất, tạo nên các không gian sống và làm việc thêm phần tự nhiên và thư giãn.

Hiện nay cây liễu được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta, bạn có thể trồng ở ven hồ, trong vườn nhà … để giữ đất và làm đẹp cảnh quan xung quanh. Không những thế cây liễu còn giúp thanh lọc không khí, trả lại bầu không khí trong lành.

Kết.

Với những thông tin mà Báo Khuyến Nông đã chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm được về cây liễu rồi đúng không? Nếu muốn làm đẹp cho không gian hồ nhà bạn hãy lựa chọn cây liễu nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *