Cây Mây – Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc Cây Mây

Cây Mây là một loại cây được trồng khá nhiều để làm hàng rào ở các vùng quê Việt Nam. Ngày nay, chúng còn là nguyên vật liệu để làm ra những đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng, chăm sóc loài cây gai này nhé!

Cây mây là cây gì?

Cây mây nếp tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance

Thân cây mây bóng đẹp, nhẹ, bền dẻo, dễ uốn, dễ kết hợp với kim loại và các vật liệu khác như gỗ, da, nhựa. Mây nếp được dùng để làm lạt buộc, đan rổ rá, bàn, ghế. Đặc biệt cây mây nếp được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các hàng mỹ nghệ xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Cây mây có nhiều gai, có tác dụng làm hàng rào bảo vệ quanh nhà và vườn cây ăn quả rất tốt.

Cây mây 7 tuổi có tới 30 nhánh thân khí sinh leo bám trên thân các cây gỗ. Thân khí sinh mây nếp tăng trưởng khá nhanh, mỗi năm thân mây dài thêm được từ 3 – 4m.

Cây Mây
Cây Mây

Đặc điểm của cây mây

Phân bố của cây mây

Rừng ở Việt Nam là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh đều có mây, phân bố tự nhiên nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Bắc khu Bốn cũ. Cây mây đã được nhân dân trồng làm hàng rào xung quanh vườn quả, nhà ở từ lâu đời ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh,v.v…

Sau năm 1976, nhiều tỉnh ở miền Nam cũng đã bắt đầu nhập giống mây nếp ở miền Bắc về trồng.

Đặc điểm về hình thái

Thân ngầm của cây mây cứng như sừng, có màu đen, nằm ở dưới đất. Thân khí sinh học thành cụm gồm có nhiều thân mọc từ thân ngầm. Thân khí sinh không phân nhánh, leo bám lên các thân cây gỗ, nhờ có các tay mây, nằm đối diện với nách lá. Thân khí sinh có thể dài tới 20 – 30 mét hoặc hơn nữa. Toàn bộ thân khí sinh được bao bọc trong các bẹ lá, có màu xanh là cây, mặt ngoài bẹ lá có gai. Đường kính của thân khí sinh thanh đổi từ 0,8 – 1,2cm, phụ thuộc vào đất trồng tốt hay xấu. Thân chia thành các đốt và lóng. Lóng mây dài từ 15 – 40cm.

Tay mây hình sợi, mảnh, màu xanh lục, dài khoảng 1m. Trên các tay mấy có những vuốt nang từ 2,4 gai mập.

Lá đơn, xẻ lông chim, trông giống như 1 lá kép. Cây mây trưởng thành có lá dài tới 1 mét, nang từ 14 – 20 thùy lá, mọc thành cụm 2 – 4 cái. Thùy lá lớn dài 30cm, rộng 2 –  3cm.

Mây nếp có cây đực và cây cái riêng rẽ. Cụm hoa mây là một bông mo, có dạng đặc biệt. Đó chính là các tay mây ở phía ngọn. Trên cụm hoa, mang rất nhiều chùm hoa. Hoa mây nhỏ màu vàng, có hương thơm.

Mây ra hoa vào tháng 5 – 6. Qủa chính vào tháng 4-5 năm sau. Sau khi trồng 4-5 năm, cầy bắt đầu ra hoa, kết quả.

Qủa mây nhỏ, hình cầu, đường kính 0,6cm. Vỏ quả có vẩy xếp lớn, mỗi quả có 1 hạt. Một cây mây có khoảng 5000 quả.

Cây Mây - Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc Cây Mây 1

Đặc điểm sinh thái sinh lý

Trong tự nhiên, mây nếp mọc từ độ cao 100-800m trên mặt biển, nhưng phân bố tập trung ở độ cao từ 200-500m trên mặt biển.

Trong các rừng nguyên sinh, kính rậm thường xanh, rất ít gặp cây mây nếp phân bố tự nhiên. Cây mây nếp thường mọc tự nhiên ở các loại rừng lá rộng thường xanh, thứ sinh, đã qua khai thác, có độ tán che 0,3-0,4.

Khi mây nếp còn non, cần phải có độ tán che mới phát triển bình thường, nhưng sau 4 tuổi, cây cần ánh sáng khá mạnh, phải mở tán che kịp thời thì cây mới sinh trưởng tốt.

Mây nếp đẻ nhánh mạnh sau khi trồng và đẻ nhánh quanh năm, mùa mưa đẻ mạnh hơn mùa khô.

Mây nếp là loại cây ưa ẩm, nhưng không chịu được úng nước. Những nơi có lượng mưa quá thấp nhỏ hơn hoặc bằng 700-800 mm/ năm với các kiểu rừng rụng lá thường không có mây nếp phân bố tự nhiên. Hoặc những nơi có mùa đông dài và rét đậm, với nhiệt độ trung bình năm dưới 20oC, nhất là trong năm thường xuất hiện sương muối vào mùa đông, cũng không có mây nếp phân bố tự nhiên.

Cây mây cần đất trồng giàu mùn, tơi xốp, hàm lượng sét trung bình (đất thịt) và thoát nước tốt.

Cây mây có khả năng đẻ nhánh rất mạnh nhưng cũng có khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt khá tôt, khả năng gieo giống mạnh.

Thu hái quả mây

Vào tháng 4 và tháng 6, quả mây chính, chuyển từ màu xanh sáng màu trắng vàng. Cùi có vụ chua. Hạt mây có màu đen, là có thể thu hái quả. Qủa thu hái trên các cây mây trên 7 tuổi, không sâu bệnh. Qủa lấy về ủ vài hôm cho chín đều.

Qủa mây chín có thể gieo trực tiếp hay cũng có thể tách lấy hạt rồi gieo. Qủa chín ngâm vào nước lạnh 24 giờ, sau đó đãi sạch vỏ vỏ và cùi. Hạt thu được phải hong khô trong nhà và cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát

Cây Mây - Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc Cây Mây 2

Gieo hạt mây nếp

Chọn đất cát pha, bằng phẳng, đủ ẩm, thoát nước tốt. Đánh luống rộng 0,8-1 mét. Bón lót 3-4kg phân chuồng hoai trên 1m2 bề mặt luống. Nơi có nhiều kiến nên rắc một ít thuốc sâu trên mặt luống.

– Xử lý hạt: Nếu gieo quả mây, phải sau 4 tháng hạt mới nảy mầm. Còn nếu gieo bằng hạt, qua xử lý bằng nước ấm 40-45oC (2 sôi 3 lạnh) ngâm 12 giờ rửa chua thì chỉ sau 15-20 ngày, hạt bắt đầu nứt nanh và sau 30-45 ngày lá mầm hình kim đầu tiên xuất hiện.

– Gieo hạt: Gieo hạt vào đầu tháng 5 là tốt nhất (không nên giữ hạt lâu, vì tỉ lệ nảy mầm giảm nhanh), vãi hạt đã xử lý đều trên luống 2kg hạt/m2 luống. Rải một lớp đất mịn lên trên hạt dày 1cm, rồi phủ rạ kín mặt luống.

– Làm giàn cho cây mạ: Giàn che rất mau, có thể che tới 100%, chiều cao giàn che trên mặt luống 30-50cm.

Tưới nước 2 lần/ngày, bảo đảm đất đủ ẩm để hạt chóng nảy mầm.

Tạo cây mây con

Khi cây mây con có từ 1-2 lá mầm sẽ tiến hành cấy cây. Có thể cấy cây trên luống hoặc cấy vào bầu nhựa PE rộng 6-10cm, dài 12-15cm. Thành phần ruột bầu gồm đất thịt pha cát 89% +10% phân chuồng hoai + 1% phân supe lân.

Nếu cấy cây trên luống ( đất thịt pha cát + 10% phân chuồng hoai + 1% phân supe lân), khi cây mây có 2 lá mầm đã xòe hết mới cấy cây. Khoảng cách cấy cây mầm trên luống 5-10cm. Mỗi hốc cấy 1-2 cây.

– Làm giàn che cho cây con: Giàn che 50-70% là thích hợp. Giàn che để cao 0,5 mét trên mặt luống.

– Chăm sóc cây con ở vườn ươm: Tưới nước ngày 2 lần, khi thùy lá mầm xòe hết có thể tưới thêm nước tiểu loãng.

– Tiêu chuẩn cây con xuất vườn:

  • Tuổi cây 18 tháng.
  • Chiều cao cây: >20cm.
  • Cây đã có 3-4 lá.
  • Cây không bị sâu bệnh.

Cây Mây - Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc Cây Mây 3

Kỹ thuật trồng cây mây

– Đất trồng: Đất còn tương đối tốt, giàu mùn, thịt pha cát, tơi xốp, thoát nước tốt.

– Kích thước hố trồng: 15 x 15 x 15 cm

– Thời vụ trồng: mùa xuân, khí hậu bắt đầu ấm áp và có mưa phùn.

Trồng bằng cây mây con có bầu. Nếu trồng vào mùa xuân, thời tiết thuận lợi thì có thể trồng bằng cây con rễ trần.

Trồng mây phải có các cây gỗ để làm choái leo, nếu không có mây sẽ bò trên mặt đất và phát triển rất chậm, sợi mây dòn, chất lượng kém.

Hố đào để trồng cây, cách gốc cây gỗ làm choái leo 0,7 mét.

Xé vỏ bầu hoặc đánh bầu, không được làm vỡ bầu đất.

Không đào lỗ quá sâu và khi trồng dấn chặt đất xung quanh gốc và lấp đất đầy hố, không để hố trũng và tránh không để lá cây rụng phủ kín, làm chết cây con.

Chỉ lấp đất ngang cổ rễ, để cho cây mây sau này đẻ nhánh mạnh (không lấp đất sâu). Trong 4 năm đầu, luôn có tàn che của các cây gỗ 0,3-0,5.

Cây Mây - Đặc điểm và cách trồng, chăm sóc Cây Mây 4

Chăm sóc cây sau khi trồng

– Làm cỏ cho cây con trong 2 năm đầu, mỗi năm làm cỏ từ 2-3 lần.

– Hàng năm phải phát dây leo, cây bụi lấn át cây mây và đảm bảo mức độ ánh sáng cần thiết cho cây mây.

– Gốc mây luôn được phơi thoáng để cây đẻ nhánh mạnh và nhiều. Chú ý luôn giữ cho gốc cây mây không bị vùi lấp quá sâu, có ảnh hưởng xấu đến quá trình đẻ nhánh.

– Đề phòng trâu bì và châu chấu ăn lá mây non.

Thu hoạch cây mây

Nơi đất tốt, gần nhà thì sau khi trồng 3-4 năm có thể thu hoạch mây. Khi thu hoạch chặt sát gốc, cách mặt đất 10cm. Rồi lôi dây mây khai thác ra khỏi khóm mây.

Nếu trồng quanh nhà, có thể thu hoạch liên tiếp hàng năm. Nếu trồng trong rừng, thì sau khi trồng 10 năm mới thu hoạch, chặt các mây già (các bẹ lá ở gần gốc chết và rụng đi, để lộ sợi mây trắng). Hai năm khai thác mây một lần.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, cách trồng và chăm sóc Cây Mây do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *