Cá Nục – Đặc điểm và những lợi ích từ thịt cá nục cho sức khỏe con người

Cá Nục là một loài cá biển giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế. Là một loài cá rất quen thuộc đối với người dân vùng biển và là đem lại thu nhập cao. Tuy nhiên, đối với người dân các vùng đồng bằng thì không ít người chắc hẳn hơi còn xa lại với loài cá này. Vì thế, trong bài viết này BaoKhuyenNong xin tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến loài cá nục để giúp các bạn đọc hiểu rỏ hơn về loài cá này nhé.

Nguồn gốc của cá Nục

Cá nục là dòng cá sinh sống ở biển, chúng sinh sống thành bầy đàn. Dòng cá này có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn. Cá nục có tên tiếng anh khoa học là Decapterus, thuộc dòng cá biển thuộc giới Animalia, ngành Chordata, lớp Actinopterygii, bộ Perciformes, họ Carangidae, chi Decapterus Bleeker, 1851.

Nguồn gốc của cá Nục
Nguồn gốc của cá Nục

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm hình thái

Cá nục là loài cá nhỏ sinh sống ở biển. Thân hình của chúng thuôn dài, phần thân trên tròn và phần thân dưới hơi dẹt. Trung bình một chú cá nục khi trưởng thành có thể dài từ 15 – 25cm, có những trường hợp dài đến 40cm.

Phần đầu của cá nục nhỏ và hơi nhọn. Phần miệng mở rộng và nhọn. Đôi mắt của cá khá to, hơi lồi và có màu nâu đỏ.

Gần khu vực đầu, ngang mang có 2 vây lớn, lưng có vây lớn cứng, gần hậu môn có vây dài. Đuôi của cá nục được chia thùy ở giữa cân đối giống như hình lưỡi liềm.

Cá nục là loài cá có vảy nhỏ và khác cứng. Bao phủ lên cơ thể của cá nục toàn bộ màu ánh bạc.

Phần lưng của chúng có màu xanh đậm và màu bụng của chúng có màu trắng bạc. Ngăn cách giữa vùng bụng và lưng là một vệt màu kéo dài hơi ánh vàng.

Nguồn gốc của cá Nục
Nguồn gốc của cá Nục

Đặc điểm môi trường sống

Cá nục là dòng cá sinh sống và kiếm ăn theo bầy đàn. Cá nục là dòng cá nhỏ nên thức ăn của chúng chủ yếu là những dòng cá nhỏ hơn, tôm, mực và một vài động vật không xương sống sống trong môi trường nước biển.

Cá nục sinh sống trong môi trường nước mặn, ở độ sâu từ 2 – 400m. Chúng sống chủ yếu ở khu vực biển Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Tại nước ta, có nục thường được đánh bắt tại khu vực biển thuộc vịnh Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và khu vực Tây Nam Bộ.

Đặc điểm sinh sản

Cá nục bắt đầu kỳ sinh sản vào khoảng tháng 2 cho đến tháng 5 hàng năm. Cá nục là dòng đẻ trứng, mỗi lần sinh sản chúng có thể đẻ được từ 25 – 150 nghìn trứng.

Cá Nục - Đặc điểm và những lợi ích từ thịt cá nục cho sức khỏe con người 1

Phân loại cá Nục

Trong họ cá nục được tìm thấy có khoảng 12 loài cá nục đang sinh sống trên thế giới. Tuy nhiên, bài viết này của chúng tôi sẽ giới thiệu một số dòng cá nục phổ biến tại Việt Nam.

Cá Nục hoa

Cá nục hoa hay còn gọi là cá nục bông, cá nục chuối, cá nục thuôn. Cá nục hoa có tên tiếng anh là Layang scad, tên khoa học của cá nục hoa Decapterus lajang. Dòng cá này được tìm thấy vào năm 1851.

Cá nục hoa có thân hình thon dài và hơi dẹt về 2 bên. Mõm của cá khá dài và nhọn, đôi mắt to và lồi. Cá có vây lưng khá dài, thấp và khá cứng. Phần lưng của cá có màu xanh đen thẫm, phần bụng có màu xám bạc.

Phân chia phần bụng và lưng là 1 đường vảy cứng màu ánh bạc. Phần đuôi xẻ sâu và có màu ánh vàng. Cá nục thuôn được tìm thấy nhiều nhất ở vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ và duyên hải miền Trung.

Cá Nục gai

Cá nục gai hay còn gọi là cá nục sồ có tên tiếng anh là Round scad, chúng được tìm thấy vào năm 1842. Cá nục gai có thân hình dẹt hơn dòng cá nục bông. Phần đầu cá nục gai khá nhỏ, phần miệng nhọn và hàm dưới dài hơn phần hàm trên.

Sở dĩ dòng cá này được gọi là cá nục gai bở chúng có rất nhiều vây. Phần lưng có 2 vây, vây thứ nhất cứng, phần vây sau trải dài nhưng mềm hơn màu vàng nhạt.

Dọc cơ thể chúng có đường vảy màu vàng óng rất xứng. Đuôi của cá nục gai khá cứng và có màu vàng sáng.

Phần lưng của cá có màu xanh sáng, phần bụng màu ánh bạc. Cá nục gai phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ.

Cá Nục - Đặc điểm và những lợi ích từ thịt cá nục cho sức khỏe con người 2

Công dụng của cá Nục đối với sức khỏe con người

Thịt cá là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Mỗi một loại cá sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. 1 chú cá nục có thể cung cấp 111Kcal cho cơ thể con người

Vậy, cá nục có tác dụng gì? Có độc hay không? Để tìm hiểu về tác dụng của cá nục, các bạn đừng bỏ qua những nội dung dưới đây của chúng tôi.

Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Thịt của cá nục là một trong số những dòng cá có chứa nhiều kali. Kali là chất rất tốt và cần thiết giúp duy trì, ổn định huyết áp và các nguy cơ biến chứng của tình trạng cao huyết áp.

Các bác sỹ khuyến cáo những bệnh nhân đang bị cao huyết áp nên sử dụng cá nục trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh huyết áp rất tốt

Tốt cho não bộ

Cá là một loại thức ăn chứa nhiều omega 3, DHA một trong những chất giúp cải thiện chức năng của não bộ, kích thích phát triển dây thần kinh não.

Những hợp chất này còn sử dụng để chế tạo thuốc chống trầm cảm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong thịt cá nục cũng có chứa Docosahexaenoic Acid. Thành phần giúp ngăn chặn và phòng ngừa bệnh mất trí nhớ và rối loạn hành vi ở người cao tuổi

Làm giảm nguy cơ tiểu đường

Ngoài ra trong thịt cá nục cũng có khá nhiều axit béo không bão hòa, sẽ giúp kiểm soát lượt đường có trong cơ thể. Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất thì việc sử dụng cá nục thường xuyên sẽ tránh được rất nhiều bệnh lý liên quan tới tim mạch.

Các món ngon chế biến từ cá Nục

Món ăn được chế biến từ cá nục không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các chị em một vài món ăn được chế biến từ cá nục vô cùng hấp dẫn.

Cá Nục - Đặc điểm và những lợi ích từ thịt cá nục cho sức khỏe con người 3

Cá Nục kho cà chua

Nguyên liệu: 

  • Cá nục: 700g
  • Đường trắng: 5 muỗng cà phê
  • Nước dừa: 1/2 lít
  • Hành tím: 1 củ
  • Tỏi: 1 củ
  • Muối: 2 muỗng cà phê
  • Nước mắm: 2 muỗng canh
  • Cà chua: 3 trái
  • Cà chua cô đặc: 1 hũ
  • Hành lá, ớt trái, tiêu

Cách chế biến: 

  • Cá nục làm sạch và cắt khúc vừa ăn. Rửa sạch cà chua rồi thái hạt lựu. Đập dập phần đầu hành lá.
  • Nên chuẩn bị thêm nồi áp suất để nấu sẽ đỡ tốn nhiều thời gian hơn, cá nhanh mềm và rục xương như cá hộp, ăn sẽ ngon hơn.
  • Bắc chảo lên bếp, cho vào một ít dầu ăn. Làm nóng dầu ăn trên chảo, cho cá nục đã thấm khô nước vào chiên sơ khoảng 10 phút cho thịt cá săn lại là được. Không nên chiên giòn vì mục đích của món này là làm cho thịt cá mềm và rục xương.
  • Cá sau khi được chiên sơ thì cho ra một cái nồi lớn vừa đủ để kho. Tiếp tục cho thêm 0.5 lít nước dừa tươi vào nồi, đổ xâm xấp mặt cá và kho trong khoảng 30 phút cho cá chín mềm.
  • Tiếp tục làm nóng dầu ăn trong chảo, cho cà chua đã thái hạt lựu vào xào khoảng 5 phút (lưu ý chỉ cho lượng dầu vừa đủ để xào cà chua). Sau đó thêm 100ml nước lọc vào và tiếp tục nấu.
  • Khi cà chua đã nục hẳn thì cho thêm 1 hũ cà chua cô đặc vào rồi nấu thêm 10 phút nữa. Nêm vừa ăn các gia vị: 2 muỗng cà phê muối, 5 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước mắm, một ít hành tím băm, ớt.
  • Để tiết kiệm thời gian, bạn nên thực hiện sốt cà chua cùng lúc kho cá với nước dừa. Có thể không sử dụng cà chua cô đặc cũng được, nguyên liệu này không bắt buộc. Tuy nhiên nếu cho vào thì món ăn sẽ ngon hơn.
  • Sau khi kho cá nục với nước dừa được hơn 30 phút. Cho phần sốt cà chua đã làm xong vào chung rồi tiếp tục kho thêm 30 – 45 phút, khi nước rút bớt lại còn khoảng 1 nửa lượng nước dừa ban đầu, nước sốt sệt sệt vừa là được.
  • Cuối cùng trang trí thêm ít ớt trái, đầu hành, tiêu cho vào nồi cá kho làm cho món ăn thêm đẹp mắt và thơm ngon hơn.

Cá Nục chua ngọt

Nguyên liệu:

  • 0,5 kg cá nục
  • 1 vắt me chua
  • 1 quả cà chua
  • Nước mắm, muối, đường
  • Hành khô, hành lá
  • 1 thìa canh bột năng

Cách chế biến: 

  • Làm sạch cá, bỏ ruột, rửa sạch rồi khứa nhẹ vài đường trên thân cá. Thêm 1 thìa muối nhỏ, dùng tay thoa đều lên cá, để khoảng chừng 15 phút hoặc lâu hơn cho thấm. Cà chua rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Đầu hành trắng đập dập.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đun nóng dầu ăn trong chảo, cho cá vào rán vàng đều hai mặt rồi vớt ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
  • Cho me vào một cái bát, cho thêm một ít nước sôi, dầm tan rồi lọc bỏ hạt, giữ lại nước cốt.
  • Đun nóng hai thìa dầu ăn trong chảo, phi hành khô và đầu hành cho thơm rồi đổ cà chua, nước cốt me, 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường và hành lá vào đun sôi đến khi cà chua chín nhừ và hỗn hợp hơi sánh đặc. Bạn cần châm thêm một ít nước lọc nếu cạn nước.
  • Cho cá vào hỗn hợp nước sốt trên, đậy kín nắp, đun khoảng chừng 5 phút mỗi mặt đến khi hỗn hợp nước sốt me sánh đặc lại là được. Múc cá và nước xốt ra đĩa, món này ăn với cơm nóng thì rất tuyệt vời bạn nhé.

Cá Nục kho riềng

Nguyên liệu: 

  • Cá nục: 2 con
  • Thịt ba chỉ: 300g
  • Củ riềng: 2 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Đường trắng: 2 muỗng canh
  • Nước mắm: 1 muỗng canh
  • Tiêu: 1 muỗng cà phê
  • Hành lá: 1 nhánh
  • Trà túi lọc: 1 gói

Cách chế biến:

  • Rửa sạch thịt ba chỉ, cắt miếng dày. Cá làm sạch sau đó rút xương giữa. Hành tím bóc vỏ cắt mỏng, hành lá rửa sạch. Riềng gọt vỏ rửa sạch, cắt lát.
  • Pha trà với 1/4 cốc nước sôi. Bắc chảo lên bếp, đun nóng, cho 2 thìa đường vào chảo khuấy ddeuf tay cho đến khi đường chuyển màu vàng cánh gián thì thêm 1/2 cốc nước sôi vào để làm nước màu.
  • Đun nóng dầu trong chảo, cho cá vào chảo dầu rán chín hai mặt. Để ra đĩa. Sau đó phi thơm hành tím với 1 thìa cà phê dầu ăn.
  • Tiếp theo xếp một lớp thịt và riềng xen kẽ vào nồi, xếp nốt cá và thịt còn lại vào rồi cho nước màu ngập mặt thịt và cá. Nêm gia vị: nước mắm và tiêu cho vừa miệng.
  • Đun sôi cá khoảng 5 phút thì cho nước trà vào, ninh nhỏ lửa đến khi nước cạn gần hết và miếng cá, thịt rắn lại thì tắt bếp.
  • Lấy cá ra đĩa, rắc thêm tiêu và trang trí bằng hành lá cho đẹp mắt bạn nhé

Cá Nục kho măng

Nguyên liệu: 

  • 2 con cá nục tươi
  • 2 – 3 nhánh măng
  • 1 nhánh riềng nhỏ, hành lá, 2 trái ớt tươi
  • Gia vị: Nước màu, nước mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn

Cách chế biến:

  • Cá nục mua về rửa sạch, cắt từng khúc nhỏ (nếu cá có ruột thì bạn bỏ ruột cá đi nhé). Ướp cá với 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa cafe hạt tiêu, để khoảng 20 phút cho cá thấm gia vị.
  • Măng vàng cắt khúc, tước bỏ đoạn già, dùng tay xé cọng măng thành những khúc ngắn. Rửa sạch nhiều lần cho măng sạch. Luộc sơ măng với nước sôi để măng bớt mùi chua rồi vớt măng ra rổ để ráo.
  • Riềng rửa sạch, cắt lát, Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát, Hành lá rửa sạch, cắt khúc.
  • Mang cá chiên sơ rồi vớt cá ra giấy thấm dầu.
  • Xếp cá vào nồi. Bên trên là một lớp măng, tiếp theo là riềng và ớt tươi cắt lát. Bạn trút khoảng 3 muỗng canh nước màu lên cá, nêm thêm vào cá 1/2 muỗng canh nước mắm, 1/2 thìa cafe hạt nêm.
  • Đun cá trên lửa lớn cho tới khi cá sôi bùng lên thì hạ bớt lửa, thêm vào cá khoảng 200 ml nước sôi (chỉ cần gần mặt mặt cá). Đun cho đến khi thịt cá cứng lại, măng vàng thấm gia vị thì bạn cho hành lá vào và tắt bếp.

Cá Nục nướng ớt Hàn Quốc

Nguyên liệu:

  • 2 con cá nục to
  • 1-2 quả ớt
  • Chanh vàng, muối, ớt bột Hàn, rượu, bột ngọt

Cách chế biến:

  • Trước tiên làm sạch cá nục, để ráo nước và dùng khăn sạch thấm khô. Sau đó cho chút muối + rượu + bột ngọt vào ướp lẫn với cá chừng 30-40 phút cho cá ngấm gia vị.
  • Ớt xanh rửa sạch, cắt lát. Quay trở lại với cá nục, sau thời gian ướp bạn xát lên cá ớt bột Hàn. Để dễ dàng thực hiện hơn, bạn nên đeo bao tay thực phẩm và thoa đều ớt bột lên mình cá nhé.
  • Trải giấy bạc ra, cho ớt xanh vào tạo thành lớp lót, đặt cá nục lên trên và cuộn giấy bạc lại.
  • Cho cá vào lò nướng với mức nhiệt 250 độ C trong 20 phút, rồi cho cá ra và lật cá, nướng tiếp thêm 15 phút nữa.
  • Trong thời gian chờ cá chín, bạn vắt chanh vàng và lấy nước cốt. Sau khi cá chín, bạn lấy ra và rưới nước cốt chanh lên trên khắp thân cá. Vậy là món cá nục nướng ớt của chúng ta đã hoàn thành rồi.

Mẹo khử mùi tanh cá Nục đơn giản

Trong cá nục chay bất kỳ loại cá biển nào đều chứa nhiều chất đạm, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách khử mùi tanh thì cá sẽ rất khó ăn.

Dùng muối

Trước tiên, dùng lưỡi dao cạo thật sạch da cá để loại bỏ hết nhớt tanh và lớp phấn trắng hay bám ở phần bụng cá. Sau đó, móc thật sạch trong bụng, gỡ cho hết gân máu. Rửa 3 lần nước cho sạch, rồi ngâm nước muối 15 phút, vớt lên để ráo.

Dùng rượu

Một ít rượu tẩm ướp vào cá trước khi chiên, nướng hoặc trong khi hấp, luộc cho một chút rượu vào cá sẽ làm cá thơm ngon hơn và mất hẳn mùi tanh.

Dùng chè (trà)

Chè là một nguyên liệu khử tanh rất tốt cho cá biển. Ví dụ: khi kho cá thu, rắc dưới đáy nồi và trên cùng lớp cá một dúm chè khô rồi kho sẽ giúp cá vừa thơm vừa rắn thịt, rất ngon.

Kinh nghiệm chọn cá nục tươi ngon

Không chỉ riêng đối với cá nục mà những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn tốt nhất khi mua cá biển các loại, ví dụ như: cá tươi mắt sẽ lồi và trong suốt, còn cá ươn có hóa chất thì cá màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo…

Quan sát mang cá nục biển

Mang cá là bộ phận để có thể nhận biết được độ tươi của cá. Điểm lưu ý đầu tiên để chọn cá nục biển tươi là phải quan sát mang cá, vì mang cá là cơ quan hô hấp, để nhận biết có hóa chất có hay không thì mang cá là nơi sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.

Cá nục biển tươi thường có mang màu đỏ hồng tươi, nắp mang khép chặt với miệng mang, không nhớt, không có mùi hôi. Trong khi đó mang cá nục nhiễm độc không sáng trơn và có màu hồng thâm. Mang cá nục ươn thì màu xám, nắp mang không dính chặt với miệng mang, thường có mùi hôi và có nhớt.

Quan sát mắt cá nục biển

Khác với cá nục ươn hay cá nục đã bị nhiễm độc thì mắt cá nục biển còn tươi sẽ lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn đối với những con cá nục đã bị nhiễm độc hay cá nục được ướp bằng urê thì mắt không còn trong, thậm chí mắt còn lồi ra.

Đối với cá nục bị ươn thì mắt cá sẽ lõm vào trong, có màu đục và giác mạc mắt nhăn nheo, thậm chí là bị rách. Khi mua bạn nên chú ý phần mắt cá nục để mua được cá nục tươi ngon nhé.

Quan sát vảy cá nục biển

Vảy của cá nục biển tươi có màu óng ánh, bám chặt với thân, không có mùi hôi và niêm dịch. Còn với vây cá nục ươn thì không sáng óng, vảy dễ dàng bị bong tróc, và có mùi hôi.

Quan sát thân cá nục biển

Thân mình cá nục biển còn tươi thường đàn hồi, rắn chắc, khi ấn vào không để lại vết lõm tay, thân mình cá vẫn còn nhớt. Nếu cá nục đầu to thân nhỏ, xuất hiện các đốm đen loang lổ, nhiều con bị đen toàn thân thì tức là đã bị nhiễm độc nặng.

Đặc biệt nhận biết rõ nhất khi các chị đã lỡ mua cá nục biển nhiễm hóa chất về là nấu lên, nếu xuất hiện bọt đen và hơi cá bốc mùi lạ thì đây chính xác là cá đã được ướp ure hoặc nhiễm hóa chất, tuyệt đối không được ăn, phải bỏ đi.

Bên cạnh đó nếu cá còn tươi mà cũng không thấy nhớt thì cũng không nên chọn vì có thể nó đã được ngâm tẩm khá lâu. Hoặc bạn có thể lưu ý đến mùi của cá, cá biển tươi sẽ có mùi tanh đặc trưng chứ không phải mùi khai như cá đã được ủ ure.

Quan sát miệng và bụng cá nục biển

Miệng cá nục biển tươi thường ngậm kín. Nếu cá hơi hé mở miệng tức là cá ươn, cá bị nhiễm độc. Với cá nục biển bị đông lạnh quá lâu ngày hoặc gặp vấn đề khi bảo quản thì răng cá thường bị rụng.

Quan sát phần hậu môn của cá, nếu có màu trắng nhạt ở sâu bên trong và bụng cá lép thì là cá nục tươi. Còn nếu hậu môn cá nục biển bị lòi ra ngoài, có màu hồng hay đỏ bầm, bụng cá phình to thì là cá ươn.

Mua cá Nục ở đâu? Giá bao nhiêu tiền 1Kg?

Cá nục là dòng cá có mức giá trung bình, phù hợp với mức thu nhập của hầu hết các gia đình hiện nay. Cá nục sinh sống ở khắp các vùng biển trải dài từ Bắc vào Nam. Cho nên các bạn có thể dễ dàng đặt mua cá nục tại các chợ hải sản hoặc các trang mạng chuyên bán hải sản.

Cá nục có mức giá không cố định, tùy vào mùa tùy vào loại cá sẽ có mức định giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá cá nục để các bạn tham khảo:

  • Cá nục tươi sống: 40 – 60 nghìn đồng/kg (cá nục phi lê sẽ có mức giá cao gần gấp đôi so với nguyên con.
  • Cá nục phơi 1 nắng: 130 – 150 nghìn đồng/kg.
  • Cá nục sốt cà đóng hộp, đông lạnh: 20 nghìn đồng/ hộp 190 gram.

Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc tất cả thông tin liên quan đến cá nục. Qua bài viết này các bạn đã hiểu rỏ thêm về loài cá nục và đặc biệt hơn là những công dụng tuyệt vời từ thịt cá nục đối với sức khỏe con người. Và đừng quên bổ sung các món ăn ngon được chế biến từ cá nục trong thực đơn bữa ăn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *