Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi

Con rươi là loài nhuyễn thể có hình dạng như con giun, thường sinh sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn. Rươi sống ở vùng nước mặn được gọi là rươi biển. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về con rươi các bạn nhé!

Rươi là con gì?

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 1
Hình ảnh con rươi
Thực chất, các thông tin về rươi từ lâu đã được khoa học nghiên cứu và công bố. Rươi thuộc họ giun nhiều tơ, có khoảng 500 loài chia thành 42 chi. Môi trường sinh sống của rươi thường là ở các khu vực nước lợ, hoặc các khu vực tiếp giáp giữa môi trường nước lợ và nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ rươi có thể sinh sống trong cả môi trường biển.
Giải đáp về con rươi – đặc sản mùa thu tại miền Bắc: Giá trị dinh dưỡng thế nào và có độc không – Ảnh 2.
Ở Việt Nam rươi có nhiều ở một số tỉnh địa phương đồng bằng vùng trũng, có diện tích đất ngập úng, có con nước thủy triều lên xuống của các con sông, con lạch nhỏ, nước lợ như một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đặc biệt là vùng Kinh Môn, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương, rươi xuất hiện khá dày đặc khi vào mùa.
Nhắc đến giun thì chắc chắn mọi người đã có thể mường tượng được hình thù của nó. Rươi không khác như vậy mà mấy, thậm chí còn gây sợ hãi mạnh hơn với những người yếu tim bởi hình thù ngoằn ngoèo uốn lượn và màu sắc khá “sinh động” đặc trưng của chúng. Chưa kể, một con thì đã đành, đằng này khi đến mùa, rươi xuất hiện thành từng đàn nhung nhúc. Chỉ trông thấy thôi là đủ khiến bao cô nàng nổi da gà, bỏ chạy mất dép.
Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 2
Đặc điểm của con rươi

Rươi có hình dạng như con giun nhưng dẹp hơn, thân dài từ 6 – 7cm, chiều ngang khoảng 5 – 6mm. Toàn thân gồm khoảng 50 – 65 đốt có màu hồng nhạt, trắng, nâu nhạt, xanh nhạt hoặc đỏ hồng.

Đầu con rươi gồm có 1 thùy ở trước miệng, nhỏ, mặt trên còn có 2 râu ngắn. Trước miệng có 2 đôi mắt nhỏ, màu đen. Phần thân sau có các chi và bụng phát triển, ngoài ra ở lưng có các túm tơ dài và dày.
Rươi là loài động vật phân tính đực cái rõ ràng nhưng thường rất khó phân biệt. Con rươi sinh sản bằng cách tách lìa phần đuôi chứa tế bào sinh dục, sau đó chui ra khỏi hang, phóng trứng và tinh trùng vào nước. Trứng kết hợp với tinh trùng tạo thành bào tử cho thế hệ mới. Mất khoảng 1 năm rươi mới phát triển lại phần đuôi đã bị đứt.
Ở nước ta, rươi tập trung nhiều ở các tỉnh Bắc Bộ như Hải Phòng, Hải Dương và Thái Bình.

Mùa rươi bắt đầu từ khi nào?

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 3
Mùa rươi
Dân gian có một số câu ca dao để nói về thời điểm rươi xuất hiện trong năm. Ví dụ như “tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm”, ý chỉ rươi nổi nhiều, tập trung nhiều nhất trong ngày 20 tháng chín đến ngày 5 tháng mười âm lịch mỗi năm. Hoặc câu “tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn nhộng”, “bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”, đều ngấm ngầm nhắc nhở mọi người về thời gian chín mùi để thu hoạch và chế biến các món ăn từ rươi.
Tuy nhiên, những thời điểm trong ca dao tục ngữ chỉ mang tính chất tương đối. Thực chất, theo kinh nghiệm của người dân địa phương ở khu vực Tứ Kỳ (Hải Dương), rươi xuất hiện nhiều trong cả ba tháng 9, 10 và 11 âm lịch mỗi năm. Và chúng nổi nhiều vào các ngày cuối, đầu và giữa tháng như ngày 29, 30 (1-2 giờ sáng); mồng 1, mồng 2 (1-2 giờ sáng) và ngày rằm 14, 15 (19-20 giờ đêm). Các ngày khác chỉ nổi rải rác, ít, khi có, khi không.

Giá trị dinh dưỡng của rươi nhiều đến mức nào?

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 4
Giá trị dinh dưỡng của rươi nhiều đến mức nào?
Từ rươi, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc và thơm ngon khó tả. Và tất nhiên, ngoài hương vị đơn thuần, món nào làm từ rươi cũng mang giá trị dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, giá trị dinh dưỡng của rươi hoàn toàn không thua kém gì thịt bê non, với mỗi 100g rươi thì có đến 12.4g protid, 4.4g lipid, cung cấp cho cơ thể được 92 calo. Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như canxi, photpho, sắt, kẽm…

Rươi có độc không ?

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 5
Rươi có độc không?
Có giá trị dinh dưỡng cao là thế, nhưng khi tiêu thụ các món ăn từ rươi đều phải ghi nhớ kỹ, rươi dù sao cũng là một loài thuộc họ giun, sống trong môi trường bùn cát, đáy nước nên khó có thể kiểm soát được những mầm mống gây hại có trong rươi trước khi mang đi chế biến.
Rươi dễ nhiễm chất độc từ môi trường sống và hoàn toàn có thể là vật trung gian truyền nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli, gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm nếu không sơ chế cẩn thận và chế biến đúng cách.
Nhưng hay ở chỗ, việc kết hợp rươi và vỏ quýt để làm ra món chả “cực phẩm” mùa thu, không chỉ khiến món rươi càng thêm thơm ngon về hương vị mà còn có thể phòng chống được những hệ lụy không may khi cơ thể tiêu thụ rươi.
Theo Đông y, trong vỏ quýt có chứa 3.8% tinh dầu, 9% hectozan, ngoài ra còn có các chất khác như carotene, vitamin B1, B2, rất tốt trong việc phòng và chữa những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Những ai không nên ăn rươi?

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 6
Những ai không nên ăn rươi?
Về cơ bản, đạm từ rươi khác với đạm trong các loại thịt như bò, gà, lợn nên việc ăn uống các loại thực phẩm được chế biến từ rươi cũng cần phải cẩn thận.
Theo đó, những ai có tiền sử bị dị ứng với hải sản được khuyên là không nên ăn rươi để tránh những tác hại không đáng có. Riêng bà bầu và trẻ em cũng không nên ăn rươi nhiều. Với bà bầu, rươi dễ gây khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng không tốt đến em bé. Còn với trẻ em, hệ tiêu hóa đang trong quá trình hoàn thiện, việc ăn rươi nhiều cùng một lúc cũng có thể gây ra những tác hại không đáng có.
Tốt nhất, vì các món ăn từ rươi quá hấp dẫn nên khó tránh khỏi việc “lầm lỡ”, không thèm màn đến những hiểm họa đến từ rươi, nên trước khi ăn hoặc cho trẻ em ăn, hãy thử trước một ít thôi để xem phản ứng của cơ thể.
Đặc biệt, nếu chẳng may cơ thể không thể tiếp thu đạm rươi, thậm chí nặng hơn là gây ra ngộ độc, sốc phản vệ, người ăn phải lập tức đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để theo dõi và khám chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được phỏng đoán và tự chữa theo kinh nghiệm tại nhà.

Các món ăn từ rươi

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 7
Các món ăn từ rươi
Rươi biển thường được dùng để chế biến thành các món ăn dinh dưỡng như nem rươi, chả rươi,…

Chả rươi

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 8
Chả rươi
Chuẩn bị: Trứng gà 3 quả, hành hoa, thì là, thịt nạc dăm (xay nhuyễn), ớt (giã nhuyễn), lá lốt (thái chỉ), gia vị, vỏ quýt (dùng ít) và 0.5kg rươi.
Thực hiện: Rửa sạch rươi, bỏ các con đã chết nát sau đó chần với nước nóng (75 – 80 độ C) để trút bỏ lông, có thể dùng đũa khuấy đều để lông rươi rụng hoàn toàn. Sau đó cho rươi vào tô, dùng đũa đánh nhuyễn. Cuối cùng thêm các nguyên liệu trên vào, đánh đều thấy hỗn hợp dẻo quánh là được. Đem chiên chả rươi cho chín rồi dùng ăn.

Nem rươi

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 9
Nem rươi
Chuẩn bị: Miến dong, giá đỗ, lá nem, con rươi tươi và mộc nhĩ.
Thực hiện: Đem miến dong ngâm rửa cho mềm, sau đó cắt thành từng đoạn ngắn. Nấm mộc nhĩ đem ngâm với nước ấm rồi xắt thành từng sợi nhỏ. Rươi sơ chế và cho vào nồi, thêm miếng dong, mộc nhĩ và giá đỗ vào, trộn đều và dùng lá nem gói lại. Sau đó chiên vàng lên và dùng ăn với cơm hoặc bún đều được.

Mắm rươi

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 10
Mắm rươi
Chuẩn bị: Một lượng rươi vừa đủ.
Thực hiện: Đem rửa sạch rươi rồi để cho ráo nước, ủ với muối hột và nước sau đó đem phơi nắng khoảng 10 – 15 ngày. Dùng mắm rươi chấm với thịt luộc, rau sống hoặc dùng để chế biến các món ăn.

Rươi rang muối

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 11
Rươi rang muối
Chuẩn bị: Một lượng rươi vừa đủ.
Thực hiện: Rửa sạch rươi, bỏ tạp chất và các con nhũn nát. Sau đó cho rươi vào nồi nước sôi và khuấy đều để bỏ lông. Nhúng rươi với hỗn hợp bột ngô và bột mỳ rồi đem chiên vàng giòn. Sau đó rang muối cho giòn rồi rắc lên rươi để tạo vị mặn.

Rươi cuốn lá lốt

Những thông tin cơ bản liên quan đến loài Rươi 12
Rươi cuốn lá lốt
Chuẩn bị: Lá lốt tươi, con rươi, vỏ quýt, gia vị, ớt, giò sống và thịt nạc băm nhuyễn.
Thực hiện: Sơ chế nguyên liệu, sau đó trộn đều các nguyên liệu rồi dùng lá lốt cuốn lại và đem chiên chín.

Những lưu ý khi dùng món ăn từ rươi biển

Món ăn từ rươi có hương vị thơm ngon nhưng dễ gây dị ứng và ngộ độc
Con rươi chứa thành phần kích thích cơn hen nên cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn.
Rươi là một trong những loại thực phẩm dễ gây dị ứng và ngộ độc. Do đó những người có cơ địa dị ứng nên thận trọng trước khi dùng món ăn từ rươi biển.
Rươi chứa nhiều đạm, vì vậy không nên quá nhiều để tránh hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, khó chịu,…
Cần chế biến rươi đúng cách để tránh tình trạng nhiễm các loại vi khuẩn như E. coli, Salmonella,…
Khi chết, rươi sẽ phân hủy và sinh ra độc tố. Vì vậy ăn rươi có thể gây tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng hoặc có thể gây ngộ độc. Vì vậy bạn cần thận trọng khi chế biến và sử dụng các món ăn từ loài nhuyễn thể này.
Các món ăn từ rươi có hương vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên chế biến rươi không đúng cách có thể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Vì vậy bạn cần thận trọng trong quá trình sơ chế để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin liên quan đến loài rươi do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về con rươi này bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *