Có thể nói cây tre là loại cây thân thuộc và ghi dấu trong kí ức của mỗi người Việt Nam. Đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh những lũy tre làng xanh tốt quanh năm cho đến những sự tích gắn liền với hình ảnh cây tre này rất nhiều. Tre có sức sống mạnh mẽ và luôn luôn xanh tốt từng lớp tre lớn lên liên tiếp tạo thành lũy tre to khỏe.
Vốn quen thuộc là thế ấy vậy mà nhiều người vẫn chưa từng biết đến hoặc quan niệm rằng loại cây này không có hoa. Tuy nhiên trên thực tế cây tre có thể cho ra hoa và cho quả. Nhiều người chưa từng một lần nhìn thấy hình dáng của hoa như thế nào nên họ khá tò mò khi có nhiều thông tin hoa tre nở.
Cây tre là gì?
Tre thuộc loài cây thân cỏ có cấu trúc thân khá đặc biệt. Chúng thuộc phân họ Bambusoideae, họ Poaceae. Theo các nhà khoa học thì tre là loại cây có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trong khi các loại cây lấy gỗ khác phải mất hàng vài chục năm mới có thể khai thác được thì cây tre chỉ cần từ 3-5 năm là đã có thể cho thu hoạch thân. Loại cây này có sự tái tạo tự nhiên mà không cần phải trồng mới như những loại cây thân gỗ khác.
Những cây tre hiên ngang vươn mình đầy sức sống Tre có thân gỗ bên trong rỗng và phân thành nhiều đốt khác nhau. Trên thân của chúng thường có mấu và thường mọc ra cành non và lá ở những mấu này. Tre sinh sản hữu tính bằng việc đẻ nhánh từ những cây non và thường mọc thành từng quần thể chư không mọc thành các cá thể riêng lẻ.
Tuy được xếp vào nhóm những loại cây phát triển nhanh nhất thế giới nhưng chỉ đến khi gần về cuối đời hoa tre mới nở. Một cây tre bình thường chỉ nở hoa một lần duy nhất vào giai đoạn từ 60-100 năm cuộc đời chúng. Quãng thời gian này ngang bằng một đời người thế nên nhiều người cả đời không được nhìn thấy loại hoa này cũng là chuyện bình thường.
Tre mọc thành bụi với nhau thì hoa tre khi nở cũng ra thành từng chùm với một màu vàng nhạt. màu sắc này của tre sẽ thay đổi tùy vào từng loài. Sau khi ra hoa thì tre sẽ ra quả còn được người dân gọi là cơm tre. Một kết thúc khá buồn là khi hoa tre nở cũng sẽ là lúc mà cây tre lụi tàn mãi mãi không thể hồi sinh.
Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng này và có nhiều lời giải thích là di trong quá trình ra hoa đã khiến tre phải tiêu tốn quá nhiều năng lượng nên khiến cây mất sức không thể hồi sinh được sau khi trổ hoa. Nhiều người theo quan niệm tín ngưỡng thì cho rằng tập tính của tre là tre già sẽ nhường chỗ cho cây con mọc lên.
Đặc điểm sinh thái của cây tre
Qua bề mặt hình thái chúng ta có thể rất dễ hình dung được tre như thế nào và nhận biết một cách dễ dàng. Mỗi bộ phận của cây tre đều có một công dụng rất tốt cho cuộc sống của chúng ta.
Thân tre
Thân ngầm mọc cụm: Đây là cách phát triển của một số loài điển hình như: Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,.. thân có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.
Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.
Thân khí sinh: bao gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.
Thân tre có rất nhiều công dụng từ dùng làm vũ khí đến vật liệu xây dựng. Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.
Lá tre
Đây là cơ quan quang hợp của cây tre. Phân biệt lá rẻ dựa vào những đặc điểm như sau:
- Phần lá tre không có lông tơ.
- Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.
- Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.
- Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song.
Lá tre tuy không có tác dụng gì nhiều nhưng đã giúp con người tạo thành một hàng rào từ nhiên chống thú rừng xâm hại làng từ xưa. Che bóng mát cho bao nhiêu làng quê,…
Rễ tre
Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân khí sinh. ở đây tập trung rất nhiều rễ cây.
Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.
Có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm.
Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng
Rễ tre rất vững chắc giúp tre có thể đứng vững trong giông bão.
Hoa tre
Hoa của tre có thể kết thành quả như lúa. Hoa có bao hoa, nhị và nhụy. Bao hoa thường có ba dạng mày, mày ngoài (bao ngoài), mày trong (bao trong) và mày cực nhỏ (vảy). Số nhị thường có 3 hoặc 6 nhị, chỉ nhị dài, đầu mang hai bao phấn. Nhụy có bầu, cột nhụy và 1–3 núm nhụy.
Phân bố của Cây tre
Cây tre có hơn 1000 loài, nhưng phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Loại cây này thường mọc hỗn giao với một số loài cây gỗ khác. Theo thống kê, trên toàn thế giới có diện tích tre lên đến 14 triệu ha. Trong đó, số lượng mọc thành cụm, quần thể chiếm 3/5, tre mọc riêng lẻ chiếm 2/5. Chi tiết được thống kê như sau:
Tên nước | Số loài | Diện tích x 1000ha | Loại quần thể |
Ấn Độ | 136 | 4.000 | Mọc cụm |
Myanmar | 90 | 2.170 | Mọc cụm |
Thái Lan | 50 | 1.000 | Mọc cụm |
Manggala | 30 | 570 | Mọc cụm |
Campuchia | 287 | Mọc cụm | |
Việt Nam | 92 | 230 | Mọc cụm |
Nhật Bản | 230 | 88,2 | Mọc tản |
Indonesia | 30 | 60 | Mọc cụm |
Malaysia | 44 | 20 | Mọc cụm |
Philippin | 55 | 8 | Mọc cụm |
Hàn Quốc | 13 | 8 | Mọc tản |
Sri lanka | 10 | 2 | Mọc cụm |
Trung Quốc | 500 | 7000 | Mọc tản |
Đài Loan | 60 | 1.700 | Mọc cụm |
Các loại tre ở nước ta
Stt | Loại | Tên khoa học |
1 | Vầu xanh | Acidosasa |
2 | Vầu ngọt | Acidosasa sp.1 |
3 | Vầu xanh | Acidosasa sp.2 |
4 | Vầu | Acidosasa sp.3 |
5 | Tre đắng Yên Tử | Arundinaria sp.5 |
6 | Tre | Bambusa |
7 | Tre rừng | Bambusa aff. sinospinosa McClure |
8 | Tre | Bambusa aff. funghomii McClure |
9 | Tre gai | Bambusa blumeana Schultes |
10 | Tre sọc trắng | Bambusa cf heterostachya (Munro) Holttum |
11 | Tre ven Long Thành | Bambusa flexuosa Schultes |
12 | Tre lạt | Bambusa intermedia Hsueh et Yi |
13 | Tre bông | Bambusa maculata Widjaja |
14 | Tre sọc vàng | Bambusa multiplex cv Alphons-Kazz |
15 | Tre hàng rào | Bambusa multiplex cv Fernleaf |
16 | Tre đá | Bambusa remotflora Kuntze |
17 | Tre là ngà | Bambusa sinospinosa McClure |
18 | Tre đùi gà | Bambusa ventricosa McClure |
19 | Tre mỡ | Bambusa vulgaris Schre ex Wend |
20 | Tre vàng sọc | Bambusa vulgaris Schre ex Wend cv Vittata |
21 | Tre bụng phật | Bambusa vulgaris Schre cv Wamin McClure |
22 | Tre trẩy | Bambusa sp.2 |
23 | Tre Đông Khê | Bambusa (Lingnania) sp.3 |
24 | Tre lục bình | Bambusa sp.7 |
25 | Tre không gai Tân An | Bambusa sp.14 |
26 | Tre trãi Long An | Bambusa sp.15 |
27 | Tre dẻo Hà Giang | Bambusa sp.22 |
28 | Tre leo Tân Phú | Bambusa sp.23 |
29 | Tre cần câu | Bambusa sp.25 |
30 | Tre mốc Quản Bạ | Bambusa sp.26 |
31 | Tre nhỏ Sa Pa | Chimonocalamus sp.1 |
32 | Tre hoa | Dendrocalamus sp. |
33 | Tre trinh | Dendrocalamus aff latiflorus Munro |
34 | Tre dây/mạy vói | Gigantochloa sp.1 |
35 | Tre lông | Kinabaluchloa |
36 | Tre lông Bidoup | Kinabaluchloa sp |
37 | Tre thịt | Melocalamus |
38 | Tre thịt Cúc Phương | Melocalamus cucphuongensis sp.nov |
39 | Tre thịt Pà Cò | Melocalamus pacoensis sp.nov |
40 | Tre thịt Lộc Bắc | Melocalamus blaoensis sp.nov. |
41 | Tre thịt Trường Sơn | Melocalamus truongsonensis sp.nov |
42 | Tre thịt Kon Hà Nừng | Melocalamus kbangensis sp.nov |
43 | Tre thịt rỗng ruột | Melocalamus sp.1 |
44 | Tre thịt Tân ấp | Melocalamus sp.2 |
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây tre
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre được trải qua những quá trình như sau:
Đất trồng tre
Cây tre phải được trồng trên vùng đất cao, không để bị ngập úng. Cung cấp khoảng 10 – 15kg phân hữu cơ để có thể giúp cây bén rễ nhanh. Mật độ trồng cây trên 3m một cây.
Chọn giống và trồng tre
Loài tre có rất nhiều cách nhân giống thân ngầm, gốc, hom cành hoặc trồng bằng hạt. Nhân giống nên chọn những cụm tre phát triển tốt, không bệnh, chưa ra hoa.
Sau đó đặt cây tre giống xuống hố với góc nghiêng khoảng 45 độ. Tiếp theo dùng đất mịn và lấp đầy các hố và nén chặt lại. Trồng xong tiến hành tưới đẫm nước.
Chăm sóc và thu hoạch cây tre
Mỗi năm tiến hành bón thúc hai lần, thường xuyên phát cây còn để cho những thân cây to lớn phát triển tốt nhất. Măng tre sau khoảng 2 năm trồng. Còn thân cây tre lớn sẽ được khai thác sau 2 – 4 năm trồng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tre lấy măng
Thời vụ và đất trồng
Tre phải được trồng trên đất cao ráo, không bị ngập úng. Đất thấp có thể làm thối măng tre. Hố trồng cần được chuẩn bị trước khi đặt cây con từ nửa tháng đến một tháng. Hố có kích thước mỗi cạnh 60cm và sâu 60cm. Để giúp cây nhanh bén rễ và phát triển tốt sau nầy cần cung cấp khoảng 10 – 15 kg phân hữu cơ đã hoai mục (như phân chuồng, phân rơm rạ, …) cộng với 0,5-1 kg phân lân trộn đều với đất mặt và lấp đầy hố.
Tùy loại đất mà tre được trồng với nhiều mật độ khác nhau như: 3 x 3m, 4 x 4m, 4,5 x 4,5m và 5 x 5m.
Nếu có đủ nước tưới có thể trồng bất cứ tháng nào trong năm. Riêng vùng đất chân núi, đất giồng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa.
Chọn giống và trồng tre
Hiện nay, trên thị trường có những giống tre trồng lấy măng phổ biến như tre tàu, tre mạnh tông, tre bát độ, tre lục trúc…
Đối với các loài tre nói chung có nhiều cách nhân giống từ thân ngầm, hom gốc, thân khí sinh (hom thân), hom cành hay trồng bằng hạt. Khi nhân giống nên chọn những bụi (khóm) tre phát triển tốt, không sâu bệnh, chưa ra hoa. Lựa những cây không quá non hoặc quá già (bánh tẻ), khoảng 7 – 8 tháng tuổi để làm giống.
Hom gốc: Nhân giống tre bằng hom gốc phải có một phần thân tre khoảng 7 – 8 tháng tuổi, có 3 lóng dài từ 80 – 100cm, có đường kính từ 7cm trở lên. Đem một thân ngầm, có chồi mầm không dập nát, không bị thối, đem ươm ở vườn ươm thời gian từ 3 – 4 tháng rồi đem trồng.
Hom thân: Chọn cây tre 7 – 8 tháng tuổi cưa ở gốc, phần tiếp giáp với thân ngầm, đem về đục lỗ trên các lóng theo hướng thẳng góc với cành. Sau đó đem đặt ở các luống tại vườn ươm, lấp đất vừa đủ kín thân cây tre (đất vườn ươm đã được cày bừa và bón phân hữu cơ đầy đủ). Kế tiếp đổ nước vào các lóng tre cho đầy rồi đậy lại để giữ ẩm, vườn ươm có làm giàn che mát 70 -80%, tưới ẩm thường xuyên. Sau 1 tháng dỡ bỏ giàn che, nuôi cây trong vườn khoảng 3 tháng, khi cây ra cành mới và rễ thứ cấp thì bứng lên, cưa từng đoạn đem trồng.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tìm mua cây giống ở các vựa nông sản.
Sau khi chuẩn bị đất trồng và giống xong đặt cây giống xuống hố nghiêng khoảng 45 độ (nếu là hom gốc),dùng đất nhỏ mịn lấp đầy hố và nén chặt. Trường hợp trồng bằng hom thân, hom cành thì khi đặt hom vào giữa hố theo chiều thẳng đứng, phần gốc chồi nằm dưới miệng hố không quá 10cm rồi lấp đất và nén chặt
Trồng xong nên tưới nước thật đẫm, đảm bảo rễ cây tiếp xúc tốt với đất, dùng rơm rạ tủ chung quanh gốc cây một lớp dày 10 x 20cm để chống cỏ dại vào mùa mưa, giữ ẩm vào mùa khô
Chăm sóc
Mỗi năm bón thúc hai lần vào thời điểm trước khi ra măng 1 tháng và sau khi thu hoạch măng nhằm giúp cây phục hồi sức nhanh. Dùng 15 – 20kg phân chuồng hoai (hoặc 10kg phân hữu cơ vi sinh) và khoảng 1 kg phân NPK bón cho mỗi bụi tre trong thời kỳ kinh doanh. Đối với tre phân chuồng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất để tạo ra rau sạch. Đào rãnh nhỏ xung quanh bụi tre cách gốc tre khoảng 0,5m rồi rải phân lấp kín đất lại.
Thường xuyên làm cỏ, vun xới, tấp cỏ rác mục vào gốc cây để cho măng to và nhiều hơn.
Thu hoạch
Nếu chăm sóc tốt, cây tre sẽ cho thu hoạch măng sau khoảng 2 năm trồng. Sau khi khai thác tre nhất thiết phải đào bỏ thân ngầm già (gốc tre), nhằm giúp đất thông thoáng để măng mọc ra từ thân ngầm khác có điều kiện phát triển tốt hơn, đối với tre mọc tản cũng làm tương tự.
Video Kỹ thuật cắt măng tre chuẩn nhất
Những câu chuyện kì thú xung quanh cây tre, hoa tre nở
Nhiều quốc gia coi việc hoa tre nở mang lại điềm may mắn vì không phải lúc này cũng được nhìn thấy hoa tre nở. Trong số đó một số nơi lại cho rằng hoa tre nở mang lại nhiều điềm gở.
Tại Ấn Độ mỗi khi hoa tre nở nhiều người sợ hãi và được xem là một điềm gở. Lý do là bởi khi hoa tre nở thu hút rất nhiều loài gặm nhấm đên căn phá hoa tre. Do đó, tại một số vùng của Ấn Độ khi hoa tre nở thường kéo theo nạn đói, bệnh dịch.
Lịch sử Ấn Độ có viết về việc hoa tre nở là một điềm xấu trong sử thi Mahabharata. Câu chuyện này gắn liền với câu chuyện về vị vua độc ác Jayadrath. Khi đó vua Jayadrath đã bắt cóc Draupadi – một phụ nữ xinh đẹp và hành hạ cô trong suốt chuyến đi. Draupadi đã đưa lời nguyền rằng triều đại của vị vua sẽ chóng tàn lụi, giống như những lũy tre lừng lững đột nhiên chết đi sau khi nở hoa.
Ở nước ta có nhiều quan niệm trái chiều về việc hoa tre nở. Nhiều người xem chung là điềm gở vì họ nghĩ mọi thực vật khi ra hoa là lúc chúng tràn trề sức sống nhất duy chỉ có loài tre mỗi khi ra hoa là đồng nghĩa với việc sắp lìa đời. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc tre trúc tàn lụi sau khi ra hoa là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy. Cũng trong quan niệm của Á Đông, thì cây tre là biểu tượng của người quân tử anh dũng khẳng khái tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác.
Tre thu hoạch nhanh và tái sinh liên tục
Trong khi quặng sắt mất hàng trăm năm để hình thành, các loại cây lấy gỗ cần tối thiểu 15 năm mới có thể khai thác được, thì tre chỉ cần 3-5 năm. Đặc biệt, sau khi khai thác, tre sẽ tự tái tạo mà không cần trồng mới như cây gỗ.
Phương thức sinh sản chủ yếu của tre là sinh sản vô tính bằng thân ngầm, măng mọc từ thân ngầm sẽ phát triển ra khỏi mặt đất để thành thân tre. Vì đặc tính này của tre mà rừng tre cứ phát triển và tái sinh liên tục.
Chính vì những lý do trên, tre được xem là nguồn nguyên liệu bền vững. Một công trình làm từ tre được xử lý tốt thì tuổi thọ của nó có thể kéo dài cả trăm năm.
Xem thêm: Cây tùng cối – Cây bonsai đẹp, cách trồng và chăm sóc, tạo dáng tùng cối
Kết
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây tre. Cây tre là một loại cây đa năng, có giá trị kinh tế và ý nghĩa văn hóa cao. Việc trồng và sử dụng tre hợp lý góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Cây Xương Sông – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Kế Sữa – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Đuôi Phượng – Cây trồng thảm công trình tuyệt đẹp
- Cá Kim Cương Đầu Lân – Kỹ thuật nuôi cá kim cương đầu lân
- Cây Tùng Bồng Lai – Cây cảnh bonsai có nhiều giá trị với người chơi cây cảnh