Cây Sưa Đỏ hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây gỗ sưa đỏ, cây trắc thối, cây huỳnh đàn, là một loại cây gỗ quý đem lại nhiều giá trị cao cho con người. Không chỉ mang giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ mà cây sưa đỏ còn được sử dụng để làm đồ trang trí nội thất trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm cũng như cách phân biệt được loại cây này.
Cây sưa đỏ là gì?
Cây sưa đỏ hay còn được gọi là cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê, là loại cây thân gỗ thuộc họ Fabaceae và có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis. Cây sưa đỏ thuộc cây gỗ nhóm IA – nhóm gỗ cực kỳ hiếm.
Thân cây sưa đỏ chắc, có tuổi thọ cao, vỏ cây có màu nâu, cao từ 6 – 12m, có khả năng sinh trưởng bình thường. Cây sưa đỏ có tán lá rộng, lá có dạng kép hình lông chim lẻ, và thường mọc đan xen nhau. Mỗi lá kép có từ 9 – 15 lá chét mọc so le trên cuống chính, mặt dưới của phiến lá có màu tái trắng.
Hoa cây sưa đỏ có màu vàng nhạt, thường mọc theo chùm, mọc từ nách lá, cây sẽ ra hoa khi lá đã mọc đầy đủ. Hoa có kích thước từ 6 – 10mm, có mùi thơm nhẹ, thường nở vào khoảng tháng 2 – tháng 3. Quả có dạng hình thuôn dài, mọc theo chùm, dài khoảng 5 – 8cm. Rễ cây thường ăn sâu xuống lòng đất nên còn được sử dụng như một loại cây giống bảo vệ môi trường khỏi lũ lụt, thiên nhiên,…
Gỗ cây sưa đỏ có màu bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp, có thớ gỗ mịn nên có giá trị kinh tế cao khi sử dụng làm đồ nội thất trong nhà. Ngoài ra, thớ gỗ sưa đỏ sẽ có mùi hương trầm khi bạn ngửi gần hoặc đốt nó lên. Chính vì thế, cây gỗ sưa đỏ được xếp vào hàng gỗ quý cần được bảo tồn.
Cách nhận biết cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ không chỉ được xem là loại cây cảnh công trình giúp thanh lọc không khí mà còn cây gỗ sưa đỏ thuộc hàng gỗ hiếm đem lại giá trị kinh tế cao. Chính nhờ những giá trị của cây sưa đỏ này nên nó càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn nên biết cách nhận biết cây sưa đỏ và sưa trắng để tránh bị nhầm lẫn:
Đặc điểm nhận dạng | Cây sưa đỏ | Cây sưa trắng |
Lá |
|
|
Hoa |
|
|
Thân và quả |
|
|
Vân gỗ |
|
|
Có thể nói, nếu nhìn qua hình ảnh cây sưa đỏ thì chắc chắn nhiều bạn sẽ rất khó nhận biết được cây sưa đỏ nếu không phải là con nhà vườn. Tuy nhiên, với những đặc điểm phân biệt ở trên thì các bạn có thể dễ dàng nhận biết được rồi.
Giá trị cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ có tác dụng gì mà lại có giá thành cao đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Giá trị phong thủy
Từ xưa, cây gỗ sưa đỏ trong phong thủy đã được xem là biểu tượng của Phật giáo, biểu tượng cho sự thịnh vượng, may mắn giúp cân bằng linh khí đất trời. Chính vì thế mà cây sưa đỏ còn được sử dụng để làm tượng Phật Di Lặc, ông thần tài hay quả cầu phong thủy đem đến những may mắn cho gia chủ hay người sử dụng.
Giá trị kinh tế
Cây sưa đỏ được xếp vào hàng gỗ hiếm hiện nay nhờ vào khả năng thanh lọc không khí, đem đến không gian mát lành để bạn có thể thư giãn và được sử dụng làm đồ nội thất với giá trị kinh tế cao. Hiện nay, giá cây sưa đỏ 10 tuổi có giá từ 10 triệu đồng/kg với đường kính từ 20 – 40cm. Như vậy, cây sưa đỏ đem lại giá trị kinh tế cao cho những người nông dân.
Giá trị thẩm mỹ
Với những chiếc tủ, chiếc giường hay tượng phật được làm từ gỗ sưa đỏ có màu đỏ nổi bật đặc trưng giúp tô điểm thêm cho không gian nhà bạn. Giúp tạo nên sự sang trọng, nổi bật của ngôi nhà. Và trong cây gỗ sưa đỏ có một mùi hương tràm thơm ngát, dễ chịu giúp xua đuổi đi các loại côn trùng trong nhà.
Ngoài ra, cây sưa đỏ còn được trồng làm cây cảnh đem đến không gian xanh thoáng mát, thoải mái và thư giãn cho ngôi nhà của bạn.
Cách trồng cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ đem lại những giá trị kinh tế cao và được xếp vào giống cây không nên khai thác bừa bãi. Vì thế, bạn có thể trồng cây sưa đỏ giống tại nhà.
Cây sưa đỏ trồng bao lâu thu hoạch? Cây sưa đỏ là loại cây lâu năm, có khả năng phát triển trung bình nên sẽ mất khoảng từ 8 – 15 năm. Và cây sưa đỏ là loại cây rất dễ trồng nên nếu bạn nào chưa biết kỹ thuật trồng cây sưa đỏ thì hãy tham khảo ngay dưới đây:
Lựa chọn cây giống
Các tiêu chuẩn để chọn cây giống sưa đỏ mà các bạn nên biết:
Chọn những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hay nấm tấn công.
Lựa chọn cây giống có chiều cao từ 30 – 100cm, thời gian ươm từ 6 – 12 tháng.
Kích thước bầu ươm: 8.5 x 13.5cm.
Chuẩn bị đất trồng
Cây sưa đỏ là loại cây ưa ẩm, ưa đất sâu. Vì thế, bạn nên đào hố để trồng cây với kích thước khoảng 45 x 45 x 45cm, lưu ý nên đào hố trước khoảng 10 – 15 ngày để cho đất được nghỉ và giảm độ pH trong đất.
Sử dụng phân lót hoặc phân vi sinh, phân chuồng khoai mục để kết hợp trộn với đất trước khi trồng cây để cây có thêm chất dinh dưỡng và phát triển.
Thời vụ gieo trồng
Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng khác nhau mà các bạn nên gieo trồng thời vụ khác nhau, để đảm bảo cây có thể phát triển tốt và không bị ảnh hưởng bởi môi trường quá nhiều. Dưới đây là thời vụ gieo trồng cây sưa đỏ tại các vùng canh tác khác nhau mà bạn có thể tham khảo:
- Bắc Bộ: tháng 2 – tháng 4
- Bắc Trung Bộ: tháng 8 – tháng 11
- Nam Trung Bộ: tháng 10 – tháng 1
- Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: tháng 6 – tháng 9
Kỹ thuật gieo trồng cây sưa đỏ
Cây giống sau khi được mua về thì tiến hành loại bỏ lớp bầu ni lông bao phía ngoài của cây giống và cho vào hố đã đào sẵn. Lưu ý khi trồng không cần bỏ lớp đất bám ở rễ cây vì như thế sẽ khiến cho rễ cây bị ảnh hưởng, làm giảm quá trình phát triển của cây.
Cây sau khi được đặt vào hố thì vun đất và cố định xung quanh cây để cây có thể đứng vững, không bị đổ nếu điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Cách chăm sóc cây sưa đỏ
Vì là một loại cây gỗ lâu năm nên việc chăm sóc cây sưa đỏ cũng không quá cầu kỳ, thường thì bạn chỉ cần chăm sóc chủ yếu vào khoảng từ 1 – 3 năm đầu khi mà cây còn non. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây phát triển tốt, đem lại giá trị kinh tế cao hơn thì nên lưu ý những điều sau đây:
Thường xuyên chăm sóc định kỳ
Cây sưa là loại cây ưa ẩm, vì thế trong quá trình chăm sóc cây bạn nên thường xuyên tưới nước cho cây. Đặc biệt vào mùa khô và khi cây mới được gieo trồng bạn nên tưới nước 2 -3 lần/tuần.
Nên thường xuyên phòng trừ cỏ dại quanh gốc cây, xới gốc khoảng 2 – 3 lần/năm. Và nên bón vôi xung quanh cây khoảng 1 – 2 lần/năm, điều này sẽ giúp loại bỏ được nấm bệnh còn tồn tại trong đất từ các năm trước gây hại cho cây.
Cắt tỉa cành lá
Cắt tỉa cành định kỳ sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn, loại bỏ được những cành non không cần thiết, giữ cho cây có được tư thế thẳng đứng (đem lại giá trị kinh tế cao). Chính vì thế ngay từ khi còn non thì bạn đã có thể cắt tỉa bớt cành để cho cây phát triển.
Bón phân
Trong khoảng 3 năm đầu, khi mà mới trồng thì cây cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, cần đảm bảo cây có đủ chất dinh dưỡng, nước và phát triển bình thường. Chính vì thế mà bạn nên bón phân định kỳ cho cây từ 4 – 6 tháng/ lần. Bạn nên bón lượng NPK với tỉ lệ 5 : 10 :3, tương đương với khoảng 0.2 kg cho mỗi cây. Và những năm sau bạn có thể thay đổi lượng phân bón tùy vào tốc độ phát triển của cây.
Phòng ngừa sâu bệnh hại
Gỗ cây sưa đỏ có hương thơm đặc trưng giúp xua đuổi đi các loại côn trùng hay sâu bọ nên cây thường rất ít khi bị sâu bệnh hại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có biện pháp phòng ngừa đối với các loại nấm độc từ đất để tránh làm hại đến cây.
Xem thêm: Cây Lộc Vừng – Đặc điểm, Ý nghĩa và Cách trồng cây lộc vừng
Giá cây sưa đỏ
Nhờ những giá trị của cây sưa đỏ đem lại nên giá bán cây sưa đỏ tại Hà Nội, TPHCM rất cao. Dưới đây là bảng giá cây sưa đỏ 30 năm tuổi mà các bạn có thể tham khảo:
+ Cây sưa đỏ với đường kính từ < 10 cm: 2 – 10 triệu đồng/kg
+ Cây sưa đỏ với đường kính từ < 20cm: <15 triệu đồng/kg
+ Cây sưa đỏ với đường kính từ 20 – 30cm: 10 – 15 triệu đồng/kg
+ Cây sưa đỏ với đường kính từ 30 – 50cm: 15 – 30 triệu đồng/kg
+ Cây sưa đỏ với đường kính > 50cm: 30 – 40 triệu đồng/kg
Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi vì còn tùy thuộc vào địa chỉ mua cây sưa đỏ và thời điểm mua.
Kết
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Sưa Đỏ do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Sưa Đỏ là một loài cây quý với nhiều công dụng giá trị về mặt kinh tế và phong thủy. Việc trồng và chăm sóc cây Sưa Đỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiến thức nhất định để cây phát triển tốt và mang lại hiệu quả cao. Hy vọng với những thông tin trên thì các bạn có thể hiểu biết và phân biệt cây sưa đỏ và sưa trắng trên thị trường nhé.