Cá Hoàng Tử Châu Phi hay còn gọi là cá Kỳ Lân – Buttikoferi Cichlid sống ở các hệ thống sông ngòi của Tây Phi. Đặc điểm nổi bật dễ nhận biết ở loài cá này là các đường sọc màu đen và trắng chạy từ lưng xuống bụng của cá. Khi còn nhỏ, chúng sống khá hòa bình, nhưng khi trưởng thành, cá Hoàng Tử Châu Phi có tập tính lãnh thổ mạnh mẽ.
Mô tả
Kỳ lân T. buttikoferi có 8 sọc đứng trên nền thân màu xám, cùng với một sọc nữa chạy ngang qua mắt. Cổ họng loài này cũng có màu đen. Tôi từng thấy hình của một số cá thể với các sọc ánh xanh hay tím tương tự như những biến thể màu mới nhất của loài hoàng quân Cyphotilapia frontosa. Kỳ lân cái có vây tròn hơn và hơi nhỏ con hơn so với kỳ lân đực. Cá đực trưởng thành cũng có gù.
Loài này được mô tả bởi Hubrecht vào năm 1881 và xuất xứ từ Tây Phi, cụ thể từ Guinea-Bissau (các sông Geba và Corubal) đến Liberia (sông Saint John). So với T. joka, kỳ lân buttikoferi lớn con hơn; trên thực tế, những cá thể mà tôi thấy ở Thủy cung Monaco to phải đến 65 cm. Tôi không ngạc nhiên nếu chúng rất thọ vì gần đây tôi đọc thấy con kỳ lân to của một người sống đến trên 14 năm.
Kinh nghiệm lai tạo đầu tiên
Tôi luôn yêu thích những loài cá có sọc và kỳ lân cũng không là ngoại lệ. Một số loài cichlid châu Phi có sọc tương tự là T. mariae,Neolamprologus tretocephalus, Cyphotilapia frontosa, Neolamprologus sexfasciatus. Cặp cá giống T. buttikoferi đầu tiên của tôi được mua ngoài tiệm. Chúng là cặp cá giống đã qua kiểm chứng với một số cá con được nuôi trong hồ nhỏ hơn ở tiệm. Tôi thực sự có ý định cho cặp cá này sinh sản – tuy nhiên, hồ của tôi nhỏ hơn cái hồ phải đến 1300 lít ngoài tiệm. Tôi quyết định thử vận may và mua cặp cá. Tôi đem chúng về nhà và thả vào hồ 560 lít với nhiệt độ 27 độ C và pH là 7.4 (ngoài tự nhiên, độ pH thường từ 6.5 đến 7). Chúng không được nuôi chung với bất kỳ loài nào khác vì tôi biết rõ tính khí của chúng. T. buttikoferi nổi tiếng khó chịu và xấu tính với các loài cá khác, đặc biệt là trong giai đoạn sinh sản. Dẫu vậy, tôi đặt hàng loạt đá nham thạch trong hồ để tạo hang hốc và hy vọng rằng cá không bỏ cặp sau khi vận chuyển.
Sau vài lần thất bại và kiên nhẫn, tôi đã được tưởng thưởng bằng một đợt sinh sản thành công. Tôi chưa bao giờ thấy trứng mà chỉ thấy cá cái và cá đực đào bới rất hăng. Trên thực tế, cảnh quan trong hồ khiến tôi liên tưởng đến một vùng chiến địa! Con đực dài khoảng 30 cm và con cái nhỏ hơn gần tấc. Một ngày nọ, tôi ngạc nhiên thú vị khi thấy chúng đang chăm một bầy cá bột buttikoferi lớn. Những con cá bột này được cho ăn ấu trùng artemia và bột vụn, sau đó nâng lên thành thức ăn tấm. Không may, tôi đã không chụp được tấm hình nào về bầy cá đầu tiên này.
Kinh nghiệm lai tạo thứ hai
Không phải đợi nhiều năm sau tôi mới có cơ hội lai tạo T. buttikoferi lần nữa. Chiến hữu chơi cá của tôi James Willard – người biết tôi đang tìm kiếm loài này – lưu ý với tôi rằng có một cặp cá giống đang được bán ở tiệm cá gần nhà anh. Hai con cư xử như một cặp nhưng không có cá bột hay cá hương trong hồ hoặc bất cứ chỗ nào trong tiệm. Tôi quyết định thử vận may lần nữa và bắt chúng. Cặp cá này có kích thước tương đương với cặp cá lần trước. Tuy nhiên lần này tôi thả chúng trong hồ rộng 800 lít mà một người bạn khác là John Niemans tặng. Tôi đặt chậu trồng cây lật úp và một hòn đá vào hồ, nhưng đáy hồ vẫn để trống. Ba trong bốn mặt kính được sơn màu xanh dương bên ngoài, chỉ chừa lại mặt trước.
Tôi bố trí đèn huỳnh quang phía trên và dùng bộ lọc thùng cỡ lớn. Ổng PVC dẫn nước vào và thoát ra qua các lỗ trên cao ở mặt hồ phía sau. Ống dẫn vào được bịt và khoan nhiều lỗ nằm trên mặt nước, kéo dài từ mặt kiếng sau đến mặt kiếng trước. Ống thoát được bọc bằng bọt biển và kéo dài gần như bằng độ sâu của hồ. Cặp cá dường như rất thoải mái và hạnh phúc trong môi trường mới và rộng rãi, với kích thước 60 x 72 x 145 cm.
Chúng cũng ăn mọi thứ mà tôi cung cấp, thậm chí tìm cách cắn ngón tay tôi qua mặt kiếng trước! Khẩu phần ăn của chúng kết hợp giữa thức ăn tươi với đông lạnh, bao gồm trùng đỏ đông lạnh, ấu trùng artemia và cá mồi. Ngoài tự nhiên, buttikoferi cũng ăn cả sò ốc. Mặc dù khẩu phần như vậy nhưng T. buttikoferi thực sự là loài ăn tạp, nghĩa là ăn cả động vật lẫn thực vật. Tôi đề nghị cho thêm chất xơ vào khẩu phần của chúng.
Sinh sản
Cùng với một số thông tin quan trọng ở dưới, tôi muốn để những hình ảnh của đợt sinh sản thứ hai nói lên mọi thứ về loài cichlid độc đáo sinh sản mặt đáy này.
T. buttikoferi sinh sản theo cách điển hình của các loài cichlid, với cá đực và cá cái tiếp xúc, vờn lẫn nhau và rùng mình. Dấu hiệu chắc chắn rằng việc sinh sản sắp xảy ra đó là vòi trứng lộ rõ. Cá đực cũng lộ rõ ống dẫn tinh. Bộ phận sinh sản của cả hai có kích thước chừng 0.8 cm, ống dẫn tinh ở cá đực mỏng và nhọn hơn vòi trứng ở cá cái. Trong quá trình sinh sản, cá đực theo sát cá cái, thụ tinh cho từng hàng trứng khi chúng vừa được đẻ ra trên mặt đáy.
Ở cặp cá này, tôi ngạc nhiên khi thấy cá cái đẻ hàng trăm trứng lên mặt kiếng sau sát đáy hồ. Cả cá đực lẫn cá cái thay nhau canh trứng, mà chúng sẽ nở sau 3 ngày. Cá bố mẹ dồn cá bột thành đống ngay bên dưới vị trí đẻ trứng và canh chừng gắt gao, giống như hai con hổ dữ. Cá bột bắt đầu bơi tự do trong vòng một tuần sau khi nở. Thật hết sức ấn tượng khi chứng kiến cả một đám mây cá bột lít nhít bao xung quanh cặp cá!
Tôi may mắn được chứng kiến hai cặp T. buttikoferi nhưng thực sự không khuyên mọi người mua một cặp cá giống có sẵn. Tôi khuyên nên mua từ 6 đến 10 cá non và nuôi chúng trong hồ rộng. Chúng sẽ tự bắt cặp một khi trưởng thành, nếu tỉ lệ đực cái là tương đương. Nếu bạn phát hiện thấy một cặp, hãy bắt hết những con còn lại ra khỏi hồ trước khi chúng bị giết bởi cặp cá mới hình thành.
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loại cá kỳ lân, hoàng tử châu phi do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá kỳ lân là loài cá biển đẹp và hấp dẫn, được yêu thích trong giới chơi cá cảnh biển. Tuy nhiên, để nuôi thành công loài cá này, cần chú ý đến các yếu tố về môi trường sống, dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt. Với sự chăm sóc đúng cách, cá kỳ lân sẽ phát triển khỏe mạnh và là điểm nhấn thú vị trong hồ cá cảnh. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về loại cá này nhé!
- Chó Phốc Sóc – Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng chủ yếu
- Hoa bạch trinh biển là gì? Đặc điểm, cách chăm sóc cây bạch trinh biển
- Cây Trẩu – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cá Kèo – Những kinh nghiệm nuôi cá Kèo bà con nông dân cần biết
- Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ