Cây cọ dầu – cách trồng và chăm sóc cây cọ dầu

Bạn đã nghe đến tên cây cọ dầu bao giờ chưa? Ở nước ta, cây này vẫn chưa quá phổ biến tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, cây cọ dầu đang trở thành cây trồng mang lại kinh tế cao bởi nó cho năng suất tốt. Ngoài ra, cây cọ dầu còn có hình dáng đẹp, không mất thời gian chăm sóc, đặc biệt nó còn có giá trị dinh dương cao, có tác dụng tuyệt vời trong công nghiệp. Vậy cây này có gì nổi bật, cách trồng và chăm sóc như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.

Cây cọ dầu là gì?

  • Tên gọi khác: Cây dầu dừa
  • Tên khoa học: Elaeis guineensi
  • Họ: Arecaceae – họ ca
  • Nguồn gốc: Từ Trung và Nam Mỹ
Cây cọ dầu là gì?
Cây cọ dầu là gì?

Cây xanh vốn là người bạn thân thiết đối với con người, thiếu nó dường như cuộc sống của chúng ta trở nên vô vị, nhàm chán hơn. Không chỉ lọc sạch không khí mang đến không gian mát mẻ thoáng đãng,tạo mỹ quan cho sân vườn biệt thự, nhà ở mà một số loại cây xanh công trình còn có giá trị kinh tế cao từ thân, quả.  Cây cọ dầu là một trong những cây công trình có đầy đủ công năng đó và rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây

Đặc điểm nổi bật của cây cọ dầu

Cây này thuộc loại cây có dạng thân gỗ dừa, cột cao. Lá mọc trực tiếp từ thân nên khi rụng xuống sẽ để lại trên thân những vết sẹo lớn. Cây có chiều cao trung bình từ 3 – 20 m, nếu trồng trong điều kiện khí hậu và môi trường thích hợp cây phát triển tốt và cho thân rất cao.

Lá cây cọ dầu có màu xanh đậm, đẹp mắt, trên lá có chứa gai và mọc khá rậm rạp, lá dài nên nhìn cây ta sẽ thấy nó có tán lá khá lớn, giúp che nắng hiệu quả. Mỗi năm cây cho đến 20 – 30 lá, phần bẹ cuống mọc nhiều xung quanh thân khí lá rụng xuống sẽ tạo thành sẹo. Lá mọc đơn, nhìn ban đầu bạn sẽ thấy chúng rất giống lá dừa, tuy nhiên trên lá lại chứa gai, nó có chiều dài khoảng từ 1-3m và xẻ thùy.

Đặc điểm nổi bật của cây cọ dầu
Đặc điểm nổi bật của cây cọ dầu

Hoa cây cọ dầu mọc thành từng chùm và thường mọc ở phía trên ngọn cây. Mỗi chùm hoa có chứa rất nhiều những bông hoa lớn nhỏ khác nhau, cánh hoa mọc riêng lẻ không đan xen vào nhau.

Quả cây cọ dầu có hình trứng và thường mọc thành từng cụm lớn, lúc đầu quả sẽ có màu đỏ nhưng khi chín lại chuyển sang màu vàng. Phải mất từ 5-6 tháng quả mới chín. Những quả này có chứa rất nhiều dầu ở lớp vỏ ngoài chính vì thế mà cây có giá trị kinh tế cao. Sau lớp vỏ là lớp thịt quả màu trắng, trong cùng là hạt. Mỗi một chùm có rất nhiều quả lớn nhỏ khác nhau, người ta ước lượng, mỗi chùm nặng đến 50kg, quả thường chín từ tháng 7 – 12 hàng năm.

Cây cọ dầu cho quả khá sớm, thường thì ta chỉ cần trồng 2-3 năm là có thể khai thác được cây này rồi nhé. Chính vì năng suất cao lại không mất quá nhiều thời gian chăm sóc ban đầu nên cây cọ dầu mới trở thành cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Công dụng của cây cọ dầu

Công dụng của cây cọ dầu
Công dụng của cây cọ dầu

Sản xuất dầu ăn

Dầu cọ – được chiết xuất từ quả cọ – cùng với dầu nành là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu ăn (dầu thực vật) trên thế giới. Dầu cọ chiết xuất từ thịt (cùi) của quả cọ, dầu và các sản phẩm dầu cọ có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt, do vậy dầu cọ được xem là nguyên liệu lý tưởng trong sản xuất hỗn hợp dầu chiên.

Làm mỹ phẩm từ cây cọ dầu

Dầu cọ cũng có thể được dùng trong ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học…tuy nhiên nếu sử dụng những tác dụng này người ta trồng chuyên canh có kỹ thuật trồng cây cọ dầu để cây có thể tăng lượng dầu hay chất béo như mong muốn. Các nhà khoa học khẳng định, dầu cọ đỏ (dầu thô, chưa qua xử lý) có tác dụng tốt cho cơ thể nhờ các loại acid béo trong dầu và đặc biệt có lợi cho phụ nữ mãn kinh, mang thai và chống loãng xương. Dầu cọ đỏ chứa rất nhiều vitamin A gấp 15 lần so với cà rốt, mang lại rất nhiều tác dụng cho da như dưỡng ẩm, giữ ẩm, chống nhăn và đẩy mạnh quá trình sản xuất melanin – giúp da chống lại tác hại của tia cực tím.

Làm dầu gội

Các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ dầu cọ hiện rất được ưa chuộng trên thị trường bởi nó không chứa silicone, nhựa than hay paraben, có tác dụng chăm sóc và làm bóng tóc. Dầu cọ cũng được dùng như một loại thuốc ủ tóc bởi chức năng phục hồi tóc bị khô, gãy và rụng, đặc biệt là trong tiết hè nắng nóng, vì thế có thể nói ý nghĩa cây cọ dầu rất lớn trong việc sản xuất dầu gội, mỹ phẩm.

Cách trồng cây cọ dầu

Cách trồng cây cọ dầu
Cách trồng cây cọ dầu

Cây cọ dầu thường được nhân giống chính bằng hạt bởi nó không sinh ra các chồi phụ. Khi nhân giống cây cọ dầu bằng hạt, bạn cần chuẩn bị những loại hạt chất lượng, đều, mẩy, loại bỏ hết những hạt lép, kém chất lượng ảnh hưởng đến tốc độ nảy mầm của cây. Sau đó, ngâm hạt vào nước, nên chuẩn bị loại nước có 2 phần nước lạnh và 3 phần nước sôi, ngâm liên tục trong vòng 5 ngày. Quy trình ngâm hạt con dầu

  • Ngâm xong ngày đầu tiên bạn bắt đầu vớt hạt ra ngoài và phơi dưới nắng nhẹ.
  • Sau một khoảng thời gian phơi nắng, đưa lại vào lại trong nước và ngâm tiếp thêm 3 ngày nữa.
  • Sau khoảng 4 ngày ngâm hạt, ta đem hạt ra vệ sinh thật sạch sẽ, loại bỏ hết những tác nhân có thể gây hại cho lá mầm khi chúng nảy mầm.
  • Sau đó mang vào ủ thêm 1 ngày nữa
  • Cuối cùng mang hạt ra ủ vào trong đất đã chuẩn bị trước có chứa dinh dưỡng.

Cây cọ dầu khá dễ trồng, tốc độ phát triển nhanh và cũng dễ chăm sóc nên sẽ không làm mất quá nhiều thời gian cho bạn nhé.

Cách chăm sóc cây con dầu đạt tiêu chuẩn

Cây cọ dầu sinh trưởng khá mạnh mẽ, là loại câu ưa sáng phát triển tốt trong môi trường nhiệt đới. Cụ thể:

  • Đất trồng: với loại đất ẩm, pha cát và loại đất hơi chua được cho là thích hợp nhất để phát triển cây cọ dầu. Do có khả năng sinh trưởng mạnh trong nhiều môi trường khác nhau vì thế mà cây còn được trồng như một loại cây cảnh làm đẹp cảnh quan xung quanh nhất là những vùng có ít chất dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ: 24 – 28 độ C được cho là nhiệt độ lí tưởng để cây phát triển, tuy nhiên nếu nhiệt độ có thấp hơn hay cao hơn không nhiều thì cũng không quá ảnh hưởng đâu nhé.
  • Nên trồng cây cọ dầu ở những nơi thoáng đãng, không khí vừa đủ để cây có thể quang hợp, điều này cũng khiến cho cây trồng của bạn cho quả nhiều hơn, chất lượng quả tốt hơn.
  • Hàng ngày, nếu có điều kiện cũng nên tưới nước cho cây, chỉ cần tưới một lượng vừa đủ cũng không nên tưới quá nhiều, cây còn phát triển tốt ở những nơi có lượng mưa trung bình, không chịu được ngập úng.
  • Nếu thấy cây cọ dầu phát triển sâu bệnh hay xuất hiện cành lá héo thì nên ngắt bỏ để đảm bảo cây không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Cây én bạc – Cây đẹp độc đáo trồng công trình cảnh quan

Video cách trồng và chăm sóc cây dầu cọ

Kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây cọ dầu mà Báo Khuyến Nông muốn chia sẻ đến các bạn, chắc hẳn bây giờ bạn có thể biết cách lựa chọn cũng như chăm sóc cây tốt nhất. Cây cọ dầu đang là cây được ưa chuộng và ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, nhất là hiện nay nó đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *