Cây xạ đen hay còn được gọi là bách giải, bạch vạn hoa, cây dây gối,…, có tên khoa học là Celastraceae. Cây xạ đen được xem là loại thuốc quý hiếm, có thể chữa được nhiều bệnh, được dân tộc Mường ở vùng đất Hòa Bình khai thác và nhân giống rộng rãi.
Xạ đen là loài cây thân gỗ, dạng dây leo, thân cây thường dài từ 3 đến 10 mét. Cành có dạng tròn, lúc cây còn non thì hay có màu xanh nhạt, khi lớn lên thì chuyển sang màu nâu. Phiến lá thường có hình bầu dục, cuống lá dài từ 5 đến 7mm, quả dạng nang có hình trứng, dài khoảng 1cm.
Đặc điểm của cây xạ đen
Đặc điểm hình thái cây xạ đen
Cây xạ đen thuộc cây thân gỗ, dạng leo thành từng búi, thân cây dài trung bình khoảng từ 4 – 12m.Cành xạ đen có dạng hình tròn, lúc còn non có màu xám nhạt, khi già chuyển dần sang màu nâu, có lông phát triển bao quanh.Lá xạ đen có phiến lá hình bầu dục xoay ngược, cuống lá dài khoảng từ 0,5cm, mặt lá thường có có 7 cặp gân phụ, bề mặt lá không có lông, ngoài bìa có răng cưa thấp. Hoa thường mọc thành chùm, thường ra ở ngọn hay các nách lá, mỗi chùm có từ 5 – 6 bông. Hoa xạ đen có màu trắng sữa, cuống hoa dài khoảng 0,2 – 0,4cm, hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang có hình trứng khoảng 10 – 12cm, khi già quả nổ tách thành 3 mảnh, bên trong có chứa hạt màu hồng.
Đặc điểm sinh trưởng cây xạ đen
Cây xạ đen thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, đặc biệt ở các vùng đồi núi, có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thường ra hoa vào khoảng tháng 3 – 5, ra quả từ tháng 8 – 12. Có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện tự nhiên, kể cả ở các vùng núi hoang sơ, cây xa đen cũng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển rất tốt.
Phân loại Cây xạ đen
Cây xạ đen chỉ có duy nhất một loại.. Tuy nhiên, trong tự nhiên các cây họ xạ thì có tổng cộng 9 loại, điển hình nhất là: Xạ đen, xạ vàng, xạ đỏ, xạ trắng, xạ can ….
Các cây họ Xạ tiếng Mường gọi là cồn duồng, duồng khụ (khụ là già, người già có vị thế trong bản làng). Câu này hàm ý chỉ Cây xạ đen là cây được đánh giá cao trong y học cổ truyền ở Hòa Bình.
Hiện nay còn có một loại rất giống với cây xạ đen, người dân gọi là xạ lai. Những cây xạ lai này thân rất to, thường có kích cỡ đường kính thân từ 5 đến 10cm (Bởi vậy mà khi chặt ra người ta phải chặt vụn thành nhiều miếng nhỏ thi mới phơi khô được). Mỗi cây xạ lai người ta thu hoạch được cả trăm Kg cây.
Làm thế nào để có thể phân biệt được cây xạ đen và cây xạ vàng?
Phân biệt cây tươi:
- Cây xạ vàng: Lá mỏng, màu xanh, không có răng cưa và không có sắc tím, thân cây có màu xanh.
- Cây xạ đen: Lá dày, màu xanh đậm và có sắc tím, thân cây có màu sẫm.
Phân biệt cây khi phơi khô:
Khi phơi khô lên rất khó phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng. Tuy nhiên, mọi người có thể căn cứ một số đặc điểm sau đây để phân biệt 2 loại cây này:
- Cây xạ vàng khô: Lá cây khi phơi khô thường giòn, dễ vụn nát, khi ngửi có mùi ngai ngái. Thân cây rỗng, có màu trắng và nhạt, không có mùi.
- Cây xạ đen khô: Lá có mùi thơm nhẹ, không bị giòn và vụn nát, thân cây khi phơi khô có mùi thơm và sắc đen đặc trưng của cây.
Địa điểm phân bố của cây xạ đen
Cây xạ đen được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1998 do Giáo sư Lê Thế Trung (Nguyên là Giám đốc Học viện quân y) cùng các cộng sự trong một lần đi công tác ở vùng núi cao của tỉnh Hòa Bình. Giáo sư Trung đã tiến hành làm một công trình nghiên cứu bài bản về Hiệu quả điều điều trị bệnh Ung thư của cây xạ đen Hòa Bình và đã được nhà nước công nhận vào năm 2002.
Cây xạ đen phân bổ tập trung tại một số vùng của tỉnh Hòa Bình như: Khu vực xã Phú Vinh, Phú Cường của huyện Tân Lạc và khu vực miền núi cao của huyện Lạc Sơn, huyện Kim Bôi.
Sau này người dân một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang đã mua giống và phát triển trồng cây xạ đen. Hiện nay cây không chỉ có ở Hòa Bình mà còn được trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.
Dược tính cây xạ đen
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận dùng: chủ yếu là thân, cành và lá. Quả xạ đen vẫn có giá trị sử dụng.
- Thu hái: Thu hái cây xạ đen khi lá đã chuyển màu xanh. Không dùng lá và thân cây còn quá non. Thu hái quả khi quả đã chín vàng.
- Chế biến: Cây xạ đen thường được chế biến thành các bài thuốc điều trị bệnh. Có thể dùng cây ở dạng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô, sao vàng,… để sử dụng. Quả xạ đen có thể dùng để ngâm rượu xạ đen.
- Bảo quản: Phơi khô là cách giúp lưu trữ cây xạ đen, để có thể sử dụng dần dần. Sau khi phơi khô thân, lá cây, người dùng nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để xạ đen phơi khô ở nơi ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Trong cây xạ đen có chứa các thành phần hóa học sau:
- Saponin trierpenoid: chất chống nhiễm khuẩn;
- Flavonoid: chất chống oxy hóa, ung thư;
- Quinon;
- Sterol.
Tính vị
Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại, cây xạ đen có tác dụng điều trị các bệnh sau:
- Đau xương;
- Bệnh về gan;
- Tiêu chảy;
- Mụn nhọt, nổi mẩn ngứa ngoài da;
- Ung bướu;
- Hậu sản;
- U nang buồng trứng;
- U xơ tử cung;
- Phà đại tuyến tiền liệt ở nam giới;
- Tiểu đường;
- U tuyến vú lành tính ở phụ nữ.
Theo Đông y, cây xạ đen có tác dụng:
- Giải nhiệt;
- Giải độc;
- Giảm đau;
- An thần;
- Tăng cường đề kháng;
- Tiêu mụn nhọt;
- Giảm sưng đau.
Bài thuốc từ cây xạ đen chữa bệnh
Bài thuốc từ cây xạ đen hỗ trợ chữa ung thư
Đây được coi là công dụng thần kỳ nhất của cây xạ đen này khi có tác dụng ức chế, ngăn chặn và cải thiện tốt căn bệnh ung thư ở người bệnh đem lại giải pháp điều trị bệnh tốt nhất hiện nay.
Để thực hiện phương pháp này mọi người làm theo cách sau đây:
Chuẩn bị: 30g cây xạ đen, 20g cỏ lưỡi trắng, 6g cam thảo dây.
Cách làm: Đem tất cả nguyên vật liệu trên đi rửa sạch, phơi khô sau đó sắc với nước trong vòng 15 phút rồi cho ra bát uống trong ngày.
Cây xạ đen chữa mụn nhọt, vết lở loét
Thực hiện: Lấy từ 3 – 4 lá cây xạ đen đi rửa thật sạch, đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị lở loét, mụn nhọt sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ trong vòng 15 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch.
Hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: 15g cây xạ đen, 15g nấm linh chi, 15g giảo cổ lam
Thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu trên vào nồi sắc lấy thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng một thang, thực hiện thường xuyên trong vòng 1-2 tháng sẽ giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng và phòng chống bệnh tiểu đường rất tốt.
Bài thuốc cải thiện vấn đề về gan
Chuẩn bị: 40-50g lá, thân cây xạ đen, 10g cây mật nhân, 30g cà gai leo.
Thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên đi rửa sạch, phơi ráo nước rồi cho vào nồi sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 500ml thì cho ra bát. Sử dụng hàng ngày thay cho nước lọc sẽ cải thiện các bệnh về gan cực tốt.
Lưu ý
Khi có ý định sử dụng cây xạ đen, dùng các bài thuốc từ xạ đen, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi chế biến và sử dụng cây xạ đen, người dùng nên rửa sạch cát bụi, thuốc trừ sâu.
- Phụ nữ có thai không nên tiêu thụ xạ đen.
- Nên kiêng kỵ rau muống khi dùng cây xạ đen. Rau muống sẽ làm mất tác dụng của những hoạt chất trong xạ đen.
- Dùng siêu đất khi đun, sắc thuốc.
- Bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ khi áp dụng các bài thuốc từ cây xạ đen. Hãy nhớ rằng không phải ai cũng điều trị hiệu quả khi áp dụng các bài thuốc đông y, thuốc nam,… Hiệu quả điều còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của mỗi người.
Lợi ích của cây xạ đen
Thông qua công trình nghiên cứu tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư Giáo sư Lê Thế Trung năm 1999, cây xạ đen đã được nền y học hiện đại công nhận và sử dụng rộng rãi như một bài thuốc chữa trị rất nhiều căn bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật là khả năng hỗ trợ cải thiện căn bệnh ung thư ở người bệnh rất tốt.
Cây xạ đen mang lại giá trị sức khỏe cao
Xạ đen có công dụng giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh khác nhau.
Ngoài ra, trong cây xạ đen có chứa hợp chất Flavonoid – là một loại chất khoáng có khả năng chống oxy hóa, giúp người dùng có thể ngăn ngừa được một số loại ung thư hiệu quả.Đồng thời, sử dụng xạ đen thường xuyên, hợp lý sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc bên trong ra ngoài, đặc biệt rất có lợi cho gan. Xạ đen phơi khô là liều thuốc an thần an toàn mà hiệu quả dành cho bạn, giúp bạn loại bỏ được những cơn nhức đầu, mất ngủ kinh niên. Đối với những bị bệnh tiểu đường hoặc máu nhiễm mỡ, nên thường xuyên sử dụng xạ đen sẽ giúp bạn làm giảm được tình trạng bệnh phát triển. Xạ đen cũng là phương thuốc giúp cầm máu, chữa lành vết thương hiêu quả, ngoài ra xạ đen cũng được dùng để chữa các loại mụn nhọt, lở ngứa ở cơ thể. Cây xạ đen có tác dụng điều hòa khí huyết, lưu thông máu tốt, rất tốt đối với người già, đặc biệt là ở những người bị cao huyết áp.
Cây xạ đen mang lại giá trị kinh tế
Xạ đen là loài cây rất dễ trồng, có sức sống dẻo dai nên không cần nhiều công sức chăm sóc, nhưng vẫn cho thu hoạch với năng suất và chất lượng cao. Hiện nay, trên thị trường xạ đen có giá giao động từ 100 – 130 ngàn đồng/kg, nên có thể mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng. Với nhiều công dụng rất có lợi cho sức khỏe, xạ đen được ứng dụng, sử dụng nhiều trong cuộc sống nên có nguồn tiêu thụ khá phổ biến mà không sợ rớt giá.
Cách trồng cây xạ đen
Cách trồng cây xạ đen
Xé nhẹ nhàng bao đựng bầu đất ra, đặt cẩn thận xuống hố trồng đã đào sẵn từ trước, lấp đất lại nén chặt phần gốc, vun đất sao cho cao hơn cổ gốc 20cm để giữ cây giống cố định, không bị lung lay.Đóng cọc chống, và dùng dây để buộc thân cây cho thẳng đứng, không bị gió hay mưa làm gãy cành.Phủ một lớp mỏng vỏ trấu hoặc rơm rạ để nước không bị bốc hơi nhanh, tưới đẫm nước cho cây giống sau đó để cây hồi phục và thích nghi với môi trường đất mới.
Chuẩn bị đất trồng
Nên chọn những loại đất có độ canh tác cao, có độ ẩm tương đối và đặc biệt đất có khả năng thoát nước tốt, không bị ngập úng vào những mùa mưa.Khi đã chọn được loại đất thích hợp để trồng xạ đen, đầu tiên bạn cần cày bừa tơi đất, sau đó tiến hành lên luống đất cao khoảng 30 – 35cm. Sử dụng 30% vỏ trấu hoặc mùn cưa; 35% xơ dừa hoặc rơm mục; 35% phân chuồng hoai mục trộn đều với đất luống để làm giá thể cho cây. Để đất nghỉ tầm 15 – 25 ngày, sau đó đào hố trồng cho cây, mỗi hố có kích thước trung bình khoảng 20x30x40, cách nhau từ 30 – 50cm.
Cách nhân giống cây xạ đen
Hiện nay, người ta thường nhân giống cây xạ đen bằng 2 cách đó là gieo hạt hoặc giâm cành.
Gieo hạt
Đầu tiên cần chọn những hạt giống xạ đen to, chắc hạt, có khả năng nảy mầm cao, ngâm hạt trong nước ấm từ 15 – 25 phút. Sau đó vớt hạt ra cho ráo nước, trộn đều cát, vỏ trấu với hạt rồi đem gieo xuống luống đã làm sẵn. Cung cấp đầy đủ độ ẩm cho hạt, có thể phủ thêm rơm hoặc trấu để giữ độ ẩm cho luống gieo. Khi hạt bắt đầu nảy chồi mọc cây con, tách riêng từng cây ra trồng riêng ở bầu đất.
Giâm cành
Chọn những cành bánh tẻ, cây mẹ to, chắc khỏe, không bị nhiễm các loại sâu bệnh. Tỉa bớt những cành con và lá thừa đi, nhúng cành giâm vào thuốc kích thích mọc rễ, sau đó giâm cành giống vào bầu đất và tiếp tục cung cấp độ ẩm cho tới khi cây bén rễ và mọc chồi con.
Chọn cây giống
Thông thường hiện nay, người ta thường dùng những cây giống được nhân từ giống từ phương pháp giâm cành, vì cây giống giâm cành có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, ít bị sâu bệnh và có năng suất cao hơn.
Nên chọn những cây giống có chiều cao từ 50 – 60cm, thân cây to, chắc khỏe, không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh.
Cách chăm sóc cây xạ đen
Bón phân
Sau khi cây bắt đầu mọc chồi mới, cần bón thêm phân đạm để kích thích cành, lá phát triển. Định kỳ 3 tháng/lần bón thêm hàm lượng phân chuồng và phân NPK cho cây để thúc đẩy cây phát triển và ra hoa.
Đến năm thứ 2, cây cần được bón thêm phân urê và KCL để có đủ dinh dưỡng sinh trưởng và tạo năng suất cho cây.
Tưới nước
Cần tưới nước đầy đủ và thường xuyên vào các giai đoạn: Cây vừa mới trồng; mùa khô thiếu nước; khi cây ra hoa tạo quả. Vào mùa mưa, có thể ngừng hẳn việc tưới nước để cây thoát nước nhanh hơn, tránh để cây bị ngập úng.
Làm cỏ, tỉa cành
Cây xạ đen không nên sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của xây. Vì vậy, càng thường xuyên làm vệ sinh cỏ vườn sạch sẽ để tránh các mầm bệnh sẽ sinh trưởng và gây hại cho cây.
Vào năm thứ 2 khi trồng xạ đen, cần tiến hành cắt tỉa một số cành khô, cành nhỏ, để tạo sự thông thoáng cũng như tránh được các mầm mống sâu bệnh gây hại.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây
Đầu tiên, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình hình của vườn xạ đen để có thể phát hiện kịp thời những mầm bệnh và tìm hướng giải quyết thích hợp trước khi chúng lây lan qua các cây khác.
Một số loại bệnh thường gặp ở cây xạ đen như: bệnh thối rễ gốc, sâu bùa vẽ, sâu xanh đục thân,… Để phòng tránh bạn có thể sử dụng thiên địch hoặc vôi tôi để phòng ngừa cho cây. Khi phát hiện cây bị nhiễm bệnh, cần cắt bỏ và tiêu hủy ngay trước khi sâu bệnh phát triển và lây lan nhanh.
Kết
Cây xạ đen là một loại cây thuốc quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc trồng và sử dụng cây xạ đen hợp lý sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe và phòng chống các bệnh tật.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, ứng dụng, lợi ích, cách trồng và chăm sóc cây xạ đen. Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiêm hữu ích khi trồng cây xạ đen.
- Hải sâm – Những thông tin cơ bản liên quan đến Hải Sâm có thể bạn chưa biết
- Cây Thiên Ma – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Bồ Công Anh – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Hoa Lan Thanh Đạm – Những loại hoa lan thanh đạm đẹp nhất có thể bạn chưa biết?
- Cá tên lửa, Hồng mi ấn độ – Đặc điểm sinh thái