Lô hội – Công dụng, liều lượng và cách sử dụng lô hội

Cây lô hội đã từ rất lâu được nhiều người biết đến với các công dụng chăm sóc da. Tuy nhiên, lô hội ngoài việc đem đến lợi ích về chăm sóc sắc đẹp thì còn có tác dụng chữa vô số loại bệnh mà chúng ta không ngờ tới. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn những tác dụng không ngờ của thảo dược này nhé!

Công dụng chưa bệnh của lô hội

Tùy vào các đặc điểm bệnh lý khác nhau sẽ có các cách ứng dụng lô hội khác nhau. Bạn đọc nên chú ý áp dụng hợp lý để đạt được hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là một số cách áp dụng phổ biến:

Công dụng chưa bệnh của lô hội
Công dụng chưa bệnh của lô hội

Tăng cường sức đề kháng, chống ung thư

Ung thư là “cơn ác mộng” của bất cứ người bệnh nào mắc phải. Chính vì vậy, phòng bệnh ngay từ bây giờ là điều mà bất kì ai cũng nên làm.

Nguyên liệu:

  • Lô hội: 2 – 3 lá
  • Mật ong: 200g
  • Rượu trắng: 2 – 4 thìa.

Cách thực hiện:

  • Lô hội đem rửa sạch cho hết nhựa bên ngoài. Cẩn thận loại bỏ gai và lớp vỏ.
  • Lọc lấy phần nhựa trong, thái nhỏ và bỏ vào máy xay sinh tố.
  • Xay nhuyễn các nguyên liệu với nhau và bỏ vào lọ thủy tinh để bảo quản, dùng hằng ngày.
  • Sử dụng ngày 3 lần, chia đều sáng, trưa, chiều. Uống khi bụng còn đói, trước ăn khoảng 30 phút. Mỗi lần sử dụng 1 thìa canh. Duy trì uống một liệu trình 10 ngày, mỗi năm 1 lần.

Cây lô hội chữa bỏng

Nhựa nha đam chỉ có tác dụng trong trường hợp bị bỏng cấp độ 1 và 2. Ngay sau khi bị bỏng, bạn nên tìm cách xả nhẹ nước lạnh vào vết thương hoặc chườm đá lạnh. Điều này sẽ giúp làm dịu và xẹp vết bỏng nhanh chóng. Sau đó sẽ tiến hành đắp lô hội lên, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất lô hội từ 90% trở lên hoặc tham khảo các ứng dụng lô hội tươi:

Nguyên liệu: Lô hội tươi: 1 – 2 cây.

Cách thực hiện:

  • Lọc sạch lớp vỏ và nhựa trên cây vì đối với một số làn da nhạy cảm, loại nhựa này có thể gây kích ứng.
  • Cắt phần thân bên trong thành từng miếng nhỏ, xoa đều hoặc đắp nhiều lớp lên da bị bỏng.
  • Dùng băng gạc cố định và để từ 1 đến 2 tiếng. Áp dụng ngày 2 – 3 lần sẽ giúp làm dịu và tái tạo tế bào mới nhanh chóng.

Chữa rụng tóc từ lô hội

Nguyên liệu: Lô hội: 1 cây

Cách thực hiện:

  • Lấy phần nhựa của cây lô hội xoa đều lên vùng da đầu. Chú ý để tinh chất của cây thấm vào tận chân tóc, tránh chỉ xoa lên thân tóc sẽ không có tác dụng. Tập trung vào các vùng da tóc thưa thớt.
  • Để khô từ 2 đến 3 tiếng sau đó đi gội lại tóc như bình thường.
  • Kiên trì áp dụng từ 6 tháng sẽ thấy tóc mọc dày và dài hơn.

Lô hội chữa zona thần kinh

Chữa bệnh giời leo (zona) bằng nha đam đòi hỏi tác động đồng thời các triệu chứng bên ngoài da lẫn bên trong cơ thể.

Người mắc bệnh zona có thể bôi lô hội lên da để giảm ngứa

Nguyên liệu: Lô hội tươi: 2- 3 cây.

Cách thực hiện: 

  • Lô hội rửa sạch nhựa, lọc bỏ gai sau đó thái miếng nhỏ cho vào xay nhuyễn.
  • Lọc lấy nước cốt, phần bã đem đắp lên vùng da bị zona thần kinh, có thể dùng băng gạc để cố định.
  • Pha 100ml nước ấm với nước cốt nha đam, có thể cho thêm đường vừa uống. Kiên trì thực hiện ngày 2 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ lô hội

Nguyên liệu:

  • Lô hội: 2 cây
  • Bột nghệ hoặc nước cốt nghệ: 12g
  • Cam thảo: 4g
  • Dạ cẩm: 15g.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch lá lô hội, loại bỏ gai và vỏ sau đó thái nhỏ.
  • Đem tất cả các nguyên liệu đun trong 30 phút với 2 lít nước.
  • Cho đến khi nước thuốc cô lại còn 1 nửa thì rót ra thành 3 bát, lần lượt dùng vào sáng, trưa, tối. Áp dụng kiên trì trong 2 tuần sẽ giảm đau, ợ hơi rõ rệt.

Cách trị mụn bằng nha đam

Cách trị mụn bằng nha đam
Cách trị mụn bằng nha đam

Có rất nhiều cách ứng dụng lá nha đam trong dưỡng da, làm đẹp. Dưới đây là một số cách áp dụng phổ biến nhất:

Cách làm mặt nạ trị mụn nha đam và sữa chua không đường: Bạn có thể sử dụng nha đam tươi hoặc gel nha đam trộn chung với 2 thìa sữa chua không đường. Sau khi rửa mặt thật sạch và để khô tự nhiên, đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn. Có thể kết hợp mát xa nhẹ nhàng và rửa sạch lại với nước sau 10 đến 15 phút.

Cách làm trắng da với nha đam và sữa tươi không đường: Kết hợp nha đam thái nhỏ, trộn đều với sữa tươi không đường, đắp lên da từ 10 đến 15 phút và rửa lại bằng nước ấm sẽ có tác dụng trị mụn bọc, dưỡng trắng da.

Mặt nạ yến mạch, lô hội: Trộn đều hỗn hợp nhân của nha đam và yến mạch cho đến khi hòa quyện đồng nhất. Đắp mặt nạ này 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ giúp tẩy da chết nhẹ nhàng, dưỡng trắng da và loại sạch mụn đầu đen.

Những đối tượng không nên sử dụng lô hội

Những đối tượng không nên sử dụng lô hội
Những đối tượng không nên sử dụng lô hội

Mặc dù lô hội được đánh giá cao bởi mức độ an toàn, lành tính cho mọi làn da. Tuy nhiên đối với một số nhóm đối tượng dưới đây, không nên áp dụng điều trị bệnh bằng lô hội, tránh đem lại tác dụng phụ không mong muốn:

  • Người đang điều trị các bệnh có sử dụng kháng sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước ép lô hội vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, mất nước…
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi nên tránh sử dụng nước uống có chiết xuất từ nha đam vì có nguy cơ kích thích co thắt tử cung, gây sảy thai, dị tật bẩm sinh, tiêu chảy…
  • Người bị bệnh thận nên đặc biệt lưu ý vì nha đam chứa nhiều nước kích thích bài tiết và làm tăng nguy cơ tích tụ máu tại xương chậu, tạo áp lực lên thận.
  • Người thuộc thể hàn, lạnh trong cũng không nên dùng nha đam do loại cây này có hàn tính cao.

Lưu ý giúp sử dụng lô hội chữa bệnh hiệu quả nhất

Lưu ý giúp sử dụng lô hội chữa bệnh hiệu quả nhất
Lưu ý giúp sử dụng lô hội chữa bệnh hiệu quả nhất

Để sử dụng nha đam hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Một số làn da vẫn có thể kích ứng nếu sử dụng nha đa, nên trước khi áp dụng lên da, bạn nên thử trong diện tích da nhất định thay vì dùng toàn bộ mặt.
  • Ưu tiên sử dụng nước nha đam đã qua chế biến thay vì dùng nước nha đam tươi vì có thể gây ra nguy cơ mất nước, thiếu hụt chất điện giải dẫn tới mệt mỏi, nước tiểu màu hồng…
  • Lạm dụng nước nha đam cũng có thể gây ra táo bón.
  • Nên tìm mua lô hội tại các địa chỉ uy tín, tin cậy để tránh nguy cơ mua phải sản phẩm đã qua sử dụng chất kích thích hoặc phân bón hóa học.
  • Nha đam chỉ có tác dụng đối với các triệu chứng bệnh giai đoạn nhẹ. Các giải pháp này hoàn toàn không thể thay thế các thuốc đặc trị nên người dùng không nên sử dụng trong thời gian quá dài hoặc quá lệ thuộc.

Thông tin về cây lô hội

  • Tên dân gian: Lô hội, Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam).
  • Tên khoa học: Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger.
  • Họ khoa học: Họ Hành Tỏi (Liliaceae).

Mô tả

Cây lô hội
Cây lô hội

Cây lô hội là một cây thuốc quý. Cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nước, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, dài 20-30cm, rộng 3-5cm, dày 1-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Lô hội ở miền Bắc Việt Nam được trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.Trồng khắp nơi làm cảnh.

Thu hái, Sơ chế

Lô hội vị thuốc

Hái lá quanh năm, cắt nhỏ lá, gĩa và ép lấy nước. Để lắng 24 giờ, gạn nướcthu được đem cô ở ngoài nắng hoặcđun cho đặc.

Bộ phận dùng

Bộ phận dùng của cây lô hội
Bộ phận dùng của cây lô hội

Nhựa cây đã chế biến. Lô hội dùng làm thuốc là những cục nhựa có dạng tinh thể màu nâu đen óng ánh, khi khô thì giòn. Tan trong rượu, hoàn toàn tan trong nướcsôi, vị đắng. Dùng loại khối nhựa khô, sắc đen vàng, hơi có ánh bóng, dễ nát, không lẫn tạp chất là loại tốt. Loại của cây Aloe vera L. gọi là Lão Lô hội, loại của cây Aloe ferox Mill. Gọi là Tân Lô hội.

Lô hội là khói không nhất định, thường vỡ tách ra hình nhiều góc lớn nhỏ khác nhau. Lão Lô hội thì mặt ngoài mầu nâu hồng hoặc nâu sẫm, mờ tối. Thể nhẹ, chất cứng, khó vỡ nát, chỗ gẫy sù sì hoặc có vân nhăn. Tân Lô hội mặt ngoài mầu nâu tối, xanh, sáng bóng. Thể nhẹ, chất xốp, dòn, dễ vỡ. Chỗ gẫy giống như thủy tinh và có lớp vân. Mùi hơi đặc biệt, vị rất đắng.

Bào chế

  • Rạch 1 đường giữa lá Lô hội tươi, tách mở ra rồi dùng sống dao nạo phần giữa lá ra sẽ có 1 chất gel trong suốt. Đó là gel Lô hội (Aloe vera gel). Phơi khô gel này sẽ có chất Nha đam (Aloès) màu nâu đen hoặc màu ánh lục.
  • Tán vừa nhỏ, dùng sống. Khi sắc thuốc, lấy nước thuốc đang sôi, chế vào Lô hội cho tan ra, lọc bỏ tạp chất ở dưới rồi hòa chung với thuốc uống.
  • Làm thuốc hoàn: thường dùng nó làm hồ để viên hoặclàm áo ngoài viên thuốc.

Bảo quản

Bỏ vào thùng để nơi thoáng gió, tránh ánh nắng vì gặp nóng nhựa sẽ chảy.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây lô hội
Thành phần hóa học của cây lô hội
  • Nhựa có 12-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam).
  • Nhựa chứa Aloin, Isoaloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
  • Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), p-Coumaric acid, Glucose, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dược Học).
  • Prostanoid, Cyclooxygenase, Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991).
  • Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148).
  • Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17).
  • Cholesterol, Campesterol, b-Sitosterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).

Xem thêm: Mã đề – Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng mã đề

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến công dụng chữa bệnh của lô hội do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây lô hội là vị thuốc quý trong mỗi gia đình. Mong rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại cây này và cách ứng dụng hợp lý để điều trị những bệnh thường gặp và làm đẹp một cách hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *