Cây Thốt Nốt – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây Thốt Nốt là loại cây được trồng chủ yếu với mục đích làm nguyên liệu chế biến đường rượu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, loại cây này còn được sử dụng để làm vị thuốc lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đau họng, trị giun…Dưới đây là những thông tin chi tiết liên quan đến cây thốt nốt mời bạn tham khảo.

Thông tin về cây thốt nốt

Nói đến cây thốt nốt là phải kể đến hai huyện Tịnh Biên, Tri Tôn của tỉnh An Giang – nơi nổi tiếng với các lò đường thốt nốt truyền thống. Ngoài ra, ở Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh… cũng có trồng loại cây này.

Thốt nốt thuộc cây thân thẳng, thoạt nhìn trông giống cây cọ ở trung du Bắc Bộ nước ta hay gần giống với cây dừa, cao đến 30m và có tuổi thọ trung bình đến 20 – 30 năm, thậm chí là 100 năm. Mỗi cây thốt nốt cái cho khoảng 50 – 60 quả và cây thốt nốt đực không có quả.

Cây Thốt Nốt
Cây Thốt Nốt

Vỏ quả thốt nốt có màu đen, chia thành nhiều múi và phần thịt bên trong trắng ngần, có vị bùi và béo.

Quả thốt nốt non ăn mát, mềm như thạch.

Quả thốt nốt già ăn cứng hơn, phần thịt có màu vàng và mùi thơm như mít chín. Thường được đem đi giã thành bột trắng như bột gạo nếp để làm bánh ú, bánh tôm hay làm chè.

Cây thốt nốt có khả năng chịu được thời tiết khô hạn, ngay cả ngập nước và rất ưa sáng nhưng không chịu được rét. Trong thời gian đầu, cây thốt nốt non sinh trưởng khá chậm nhưng về sau sẽ phát triển nhanh hơn.

Thốt nốt thuộc loại cây bản địa của Nam Á và Đông Nam Á, phân bố từ Indonesia đến Pakistan. Ở Việt Nam, nó được trồng phổ biến ở miền Nam, nhất là ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh và Kiên Giang.

Đặc điểm cây Thốt nốt

Đặc điểm hình thái cây Thốt nốt

– Thân cột hoá gỗ cứng, hình trụ, mọc thẳng đứng, cao 20-30m, đường kính 60cm và thường có nhiều vòng do vết cuống lá để lại.

– Lá Thốt nốt mọc cách, xếp xoắn ốc và tập trung phía ngọn. Bình thường sẽ có 20-30 lá xoè rộng với cuống dài, có gai, phiến lá chất da, đường kính 1-1,5m.

Lá xẻ chân vịt thành 60-80 thuỳ hình, thuôn dài, rộng 3cm, mép dính trên 1/2 chiều dài và có gai nhỏ.

Cuống lá non có gốc phình rộng thành bẹ ôm lấy thân. Gốc cuống lá già là hình tam giác rộng.

– Cụm hoa mọc trong tán lá, có cuống ngắn hơn chiều dài của lá. Hoa đực và cái có hình dạng khác nhau:

+ Cụm hoa đực lớn, dài đến 2m, gồm khoảng 8 nhánh hoa; mỗi nhánh mang 3 chùm hoa hình bông, nạc, dài 30-45cm, nhiều lá bắc xếp xoắn ốc và lợp lên nhau; mỗi bông chứa khoảng 30 hoa, Hoa mẫu 3, với 6 nhị.

+ Cụm hoa cái không phân nhánh, có các lá bắc dạng mo bao phủ, trục cụm hoá lớn, nạc, to hơn trục cụm hoa đực, mang nhiều lá bắc hình đấu; những lá bắc phía dưới thường không có hoa; những lá bắc sau mang hoa cái. Hoa cái to hơn hoa đực, mẫu 3; bầu 3 ô.

– Quả hạch hình cầu hay hình bầu dục, đường kính khoảng 15-20cm, nặng khoảng 1,5- 2,5 kg/quả. Khi còn non vỏ quả màu xanh, khi già màu tím sẫm hay đen. Quả thường chứa 3 hạt hoá gỗ rất cứng, nội nhũ màu trắng, dạng cùi dừa, có vị ngọt.

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1

Đặc điểm sinh thái, sinh lý cây Thốt nốt

– Thốt nốt là cây nhiệt đới điển hình, mọc chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, có mùa khô tương đối dài.

– Cây ưa sáng, chịu được khô hạn, có thể mọc sâu vào trong nội địa, nó chịu được khô hạn hơn cây dừa và có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất cát pha, giàu chất hữu cơ.

– Cây ưa địa hình bằng phẳng hay dốc nhẹ. Vùng đồng bằng ven biển, dọc sông suối là nơi thích hợp nhất để trồng và phát triển loài cây này.Tuy vậy cũng có thể trồng thốt nốt ở độ cao tới 800m trên mặt biển

– Tính chịu khô của thốt nốt rất cao, nó có thể mọc ở nơi có lượng mưa rất thấp (500-900mm/năm). Nhưng ở những vùng lượng mưa rất cao: 4.000-5.000mm/năm cũng có thể trồng thốt nốt. Tính chịu ngập của cây cũng khá cao.

– Thốt nốt sinh trưởng, phát triển thích hợp nhất ởđiều kiện nhiệt độ trung bình năm 230C, nhưng cây cũng chịu được nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp.

– Thốt nốt ra hoa hàng năm, thụ phấn nhờ côn trùng hay gió. Hạt rất dễ nảy mầm khi được tiếp súc với đất ẩm

– Tuổi ra hoa của thốt nốt phụ thuộc vào độ cao phân bố. Ở độ cao ngang mặt biển cây ra hoa sớm hơn các cây trồng ở độ cao lớn hơn.

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2

Những sản phẩm được làm từ thốt nốt, đường thốt nốt

Nước thốt nốt

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3
Nước thốt nốt

Nước thốt nốt cũng gần giống như nước dừa, bạn chỉ cần lấy nước từ hoa thốt nốt nấu lên, hoặc mua nước thốt nốt đã được nấu sẵn và cho thêm cơm thốt nốt cắt miếng bên trong trái thốt nốt cho vào ly để thưởng thức. Để uống ngon hơn, bạn nên cho vài viên đá hoặc ướp lạnh trước khi dùng.

Chè thốt nốt

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4
Chè thốt nốt

Chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Các thành phần trong chè đa dạng tùy người nấu nhưng không thể nào thiếu đường và cùi thốt nốt. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon hơn khi dùng lạnh, để cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.

Bánh bò thốt nốt

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 5
Bánh bò thốt nốt

Thốt nốt cũng dùng làm bánh bò – gọi là bánh bò thốt nốt, cò màu vàng và hương vị rất đặc trưng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu thốt nốt

Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng thốt nốt:

Bài thuốc nhuận tràng

Đây là một trong những bài thuốc mẹo được áp dụng rất phổ biến từ lâu đời. Vào buổi sáng sớm, cắt cụm hoa của cây rồi lấy phần nước chảy ra từ bộ phận này.

Dùng nước thu được uống trực tiếp không chỉ có tác dụng giải khát mà còn giúp nhuận tràng và ngăn ngừa chứng táo bón. Bởi trong nước chiết từ cụm hoa thốt nốt có một số thành phần được cho là hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị viêm họng

Mỗi ngày lấy 1 miếng nhỏ đường thốt nốt để ngậm và nuốt. Loại đường này có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ cho họng không bị khô rát.

Ngậm đường thốt nốt là cách đơn giản giúp đẩy lùi dần triệu chứng sưng đau do viêm họng gây ra.

 Bài thuốc lợi tiểu

Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị khoảng 50g rễ cây thốt nốt. Đem rửa thật sạch, thái thành từng khúc. Cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn 1 bát. Uống trực tiếp khi nước thuốc còn ấm nóng, mỗi ngày 1 thang duy nhất. Dùng liên tục trong 1 tuần.

Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50g cây thốt nốt non đem rửa sạch và thái khúc. Tiếp đến cho vào ấm sắc trên lửa nhỏ cùng với 3 bát con nước đến khi còn 1 bát thì ngưng. Uống trực tiếp nước thuốc khi còn ấm mỗi ngày 1 thang. Duy trì liên tục trong suốt 1 tuần.

Bài thuốc 3: Cần chuẩn bị khoảng 100g vòi hoa thốt nốt. Thái nguyên liệu thành từng lát mỏng. Cho vào ấm sắc chung với 600ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Chia lượng thuốc thu được thành nhiều lần uống trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang liên tục trong khoảng 1 tuần.

Bài thuốc trị giun đũa

Chuẩn bị: Cuống cụm hoa thốt nốt.

Thực hiện: Đem nguyên liệu đi nướng nóng rồi vắt lấy nước. Thêm 1 ít đường và uống vào buổi sáng, 100ml mỗi lần uống, ngày 1 lần duy nhất. Với bài thuốc này thì chỉ cần uống trong vài ngày là có thể ra giun.

Đường thốt nốt có tác dụng gì?

Đường thốt nốt có màu vàng tươi, ngọt phao và rất thơm. Đặc biệt, ai đã từng dùng qua đường thẻ (đường tán) thì sẽ thấy đường thốt nốt mịn nhuyễn và thơm ngậy hơn rất nhiều lần. Hơn nữa, khi ăn vào, đường thốt nốt không gây cảm giác gắt và nóng trong người như đường thẻ. Với những món như chè đậu xanh hay bánh bò mà dùng đường thốt nốt để tạo ngọt thì chỉ có thể nói là tuyệt vời! Bạn đã nghe đến “bánh bò thốt nốt” nổi tiếng khắp Nam Kỳ chưa nhỉ?

Trước đây cũng như bây giờ, người già và trẻ con ở miền Nam hầu như ai cũng thích ăn đường thốt nốt (mặc dù không có để ăn nhiều). Sau bữa ăn, các cụ thường bẻ một miếng đường để ăn kèm thêm giúp kích thích tiêu hóa (hoặc ăn trước và trong bữa ăn giúp ngon miệng và thèm ăn hơn). Với những đứa trẻ kém ăn thì một muỗng cơm trắng có để lên một miếng đường thốt nốt nhỏ nhỏ sẽ là cách thu hút trẻ ăn cơm dễ nhất.

Ngoài ra, ăn đường thốt nốt còn giúp giải độc (thường là trúng độc mã tiền) (3).

Lưu ý, đường thốt nốt ngon và thơm nhưng không nên ăn nhiều vì sẽ gây nóng trong người và làm nổi mụn.

Cây Thốt Nốt - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 6

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Kỹ thuật trồng thốt nốt khá đơn giản, gần giống như dừa. Thốt nốt chỉ trồng được bằng hạt. Chọn các hạt khoẻ, phẩm chất tốt, vùi sâu 10cm, cự ly trồng 3-6m. Do hạt nảy mầm rất khó di chuyển (mầm dễ bị gãy) nên người ta không ươm cây non mà trồng trực tiếp bằng hạt. Thường trồng thốt nốt thành đám để sau này dễ thu hái lá hay khai thác dịch cụm hoa.

Thường sau khi trồng 40-60 ngày, hạt bắt đầu nảy mầm; chồi mầm (hypocotyl) xuất hiện đầu tiên; chồi được bẹ bao bọc. Chồi đâm sâu xuống đất đến 90-120cm. Đỉnh chồi hình thành một ống dài 15cm, rộng khoảng 2,5cm. Từống xuất hiện các rễ, tách ra từ bẹ, mọc ngược lên phía trên. Khoảng 9-12 tháng, ngọn của 1-2 chồi lá chui ra khỏi mặt đất, sau đó thành lá thật. Sau 4-6 năm cây mới hình thành thân. Mỗi năm thân tăng trưởng chiều cao khoảng 30cm. Trong điều kiện lập địa thích hợp, mỗi cây sinh ra 14 lá/năm hoặc 1 lá/26 ngày. Tán cây trưởng thành có khoảng 60 lá, tuổi thọ của lá khoảng 4 năm, 4 tháng. Điều kiện lập địa không thích hợp chỉ sinh 8 lá trong năm hoặc 1 lá/45 ngày. Khi đó cây chỉ có khoảng 30 lá và tuổi thọ của lá cũng chỉ kéo dài 3 năm 9 tháng. Tuổi thọ của cây đến 150 năm; nhưng thời gian sử dụng chỉ khoảng 80 năm.

Sau khi trồng khoảng 12-20 năm cây ra hoa. Hoa thường xuất hiện vào mùa khô.

Chăm sóc: Sau khi trồng; thường không phải bón phân hoặc chăm sóc nhiều cho cây. Nhưng nếu được bón phân và chăm sóc, năng suất lá và dịch cuống cụm hoa sẽ cao. Khi cây có chiều cao quá lớn, khó trèo nên chặt bỏ. Cũng nên tỉa bớt cây đực trong khóm và tăng hố lượng cây cái.

Ứng dụng Cây Thốt Nốt trong xây dựng

  1. Gỗ Thốt Nốt trong Xây Dựng: Gỗ từ cây Thốt Nốt có thể được sử dụng trong xây dựng như làm khung cửa, cột, dầm, và các bộ phận khác của kết cấu nhà. Gỗ Thốt Nốt nổi tiếng với độ bền và khả năng chịu lực tốt.
  2. Sản Xuất Đồ Nội Thất: Gỗ Thốt Nốt cũng được sử dụng để làm đồ nội thất, như bàn, ghế, tủ, và các sản phẩm thủ công khác, nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên và độ bền của nó.
  3. Chất Liệu Lợp Mái: Lá của cây Thốt Nốt có thể được dùng để lợp mái nhà, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nông thôn và trong xây dựng truyền thống. Lá Thốt Nốt cung cấp bóng mát tự nhiên và có khả năng chống nước tốt.
  4. Chế Tạo Đồ Gia Dụng và Thủ Công Mỹ Nghệ: Ngoài gỗ, các phần khác của cây Thốt Nốt cũng được sử dụng để chế tạo các đồ gia dụng, đồ trang trí và sản phẩm thủ công.
  5. Tạo Bóng Mát và Cải Thiện Cảnh Quan: Cây Thốt Nốt thường được trồng như một phần của cảnh quan xây dựng để tạo bóng mát và vẻ đẹp tự nhiên cho các dự án.
  6. Sử Dụng trong Công Trình Xanh và Bền Vững: Cây Thốt Nốt có thể được sử dụng trong các công trình xây dựng hướng đến mục tiêu xanh và bền vững, nhờ vào tính tái tạo và đặc tính thân thiện với môi trường của nó.

Những ứng dụng này cho thấy cây Thốt Nốt không chỉ cung cấp nguyên liệu xây dựng mà còn đóng góp vào việc tạo ra các giải pháp xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Thốt Nốt do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *