Cây Gỗ Trắc – Cách phân biệt các loại Gỗ Trắc

Cây Gỗ Trắc là loại gỗ thuộc nhóm gỗ quý của Việt Nam, sinh trưởng và phát triển chậm, chủ yếu ở các vùng núi miền Trung: Kon Tum, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế,… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại gỗ trắc khác nhau cũng như là các loại gỗ khác nên rất khó để mọi người có thể biết và phân biệt được chúng với nhau. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về gỗ trắc cũng như là đặc điểm nổi bật của loại gỗ này để có thể phân biệt dễ dàng hơn nhé.

Giới thiệu chung về cây Gỗ Trắc

Gỗ trắc là loại gỗ thuộc họ nhà Đậu, là gỗ quý và có giá trị kinh tế cao trong rất nhiều các loại gỗ trên thị trường. Cây gỗ trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis, phát triển chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, còn ở Việt Nam thì được phát hiện rãi rác ở các tỉnh miền núi miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị,… Ngoài ra, vân gỗ trắc xoắn và là gỗ chìm, nổi lên theo từng lớp một.

cây Gỗ Trắc
cây Gỗ Trắc

Mặc dù là một loại cây cổ thụ lâu năm thế nhưng cây gỗ trắc khá đặc biệt bởi phần vỏ không bị tróc vẩy, ngược lại chúng còn rất nhẵn và có màu nâu xám đặc trưng. Thân cây lớn, trưởng thành tới chu kì thu hoạch thường cao từ 25-30m, thân cây to với đường kính khoảng 1m. Thông thường nhìn hình ảnh cây gỗ trắc thì nhiều người sẽ bị nhầm lẫn chúng với gỗ cẩm lai, tuy nhiên chúng có những đặc điểm rất riêng. Và cũng chính vì đặc điểm sinh trưởng và phát triển chậm cũng như sự nổi bật của loại gỗ này nên chúng có giá thành khá cao, và cũng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống: vòng đeo tay gỗ trắc, tượng tam đa gỗ trắc, lục bình gỗ trắc,…

Cách nhận biết gỗ trắc

Phải nói rằng hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại gỗ khác nhau: gỗ công nghiệp, gỗ mun,… và mỗi loại đều được phân chia thành nhiều loại khác nhau do đặc điểm màu sắc hay xuất sứ. Và gỗ trắc cũng vậy, nhiều người sẽ thắc mắc nếu như dựa vào lá cây gỗ trắc hay hình ảnh gỗ trắc thì có thể phân biệt được hay không? Hãy cùng tìm hiểu về những cách để có thể phân biệt được loại gỗ này với các loại gỗ khác nhé.

Màu sắc: tùy vào loại gỗ bạn chọn là gỗ trắc đen, đỏ hay vàng mà sẽ có màu sắc đặc trưng nhưng khi dùng giấy ráp  đánh nhẹ thì sẽ thấy có màu đỏ sẫm, vân chìm, thớ gỗ rất mịn, nhỏ.

Cân nặng: Khác với các loại gỗ khác, gỗ trắc có trọng lượng rất nặng, nặng hơn gỗ lim nên khi cầm trên tay thì bạn cũng có thể xác định được đấy có phải là gỗ trắc hay không.

Mùi: Phần lớn các loại gỗ trắc khi đánh giấy ráp hoặc dùng dao cạo nhẹ cho sạch bụi sau đó ngửi thì sẽ thấy mùi thơm nhẹ. Tuy nhiên, có gỗ trắc Nam Phi không có mùi, gỗ trắc dây sẽ có mùi hơn ngai ngái. Ngoài ra, khi đốt gỗ trắc trên lửa gỗ trắc đen, gỗ trắc đỏ và gỗ trắc vàng sẽ ra nhiều tinh dầu, nổ lốp bốp cháy sùi nhựa và tỏa hương thơm nhẹ.

Và rất nhiều người sẽ nhầm khi so sánh gỗ trắc và gỗ cẩm lai vì khi gỗ trắc sử dụng lâu ngày bị phai màu. Để có thể phân biệt thì bạn có thể dùng đèn pin để soi trực tiếp lên gỗ. Nếu như gỗ có nổi lên vảy cá thì là gỗ cẩm lai và ngược lại không có vảy sẽ là gỗ trắc.

Cây Gỗ Trắc - Cách phân biệt các loại Gỗ Trắc 1

Các loại gỗ trắc

Có thể nói trên thị trường có rất nhiều các loại gỗ trắc khác nhau, dựa vào màu sắc hay xuất xứ mà người ta có thể đặt cho nó với cái tên riêng: gỗ trắc bách diệp, gỗ trắc thối, gỗ trắc nghệ,… Nhìn chung lại thì có thể tóm gọn lại bằng những loại nổi bật sau:

Gỗ trắc đỏ

Nhiều người sẽ thắc mắc gỗ trắc đỏ là gì, liệu nó khác gì với những loại gỗ trắc thông thường khác không? Gỗ trắc hay còn được biết đến là Hồng Mộc là cây gỗ lớn với nhiều cành non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Gỗ trắc đỏ là loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay, loại gỗ này khi để lâu ngày thì sẽ xuống màu đen nhưng nhạt hơn so với gỗ trắc đen.

Gỗ trắc đỏ là loại cây gỗ lớn, gốc thường có bạnh vè, vỏ cây gỗ trắc đỏ thường có màu nâu nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau đó thành đỏ nâu. Thường có màu đỏ cứng, chắc nịch, thớ gỗ tỏa ra mùi hương thơm nhẹ nên rất thu hút được sự quan tâm của nhiều gia đình trong các thiết kế nội thất, tạo không gian nổi bật, hiện đại, mới mẻ và thu hút.

Cây Gỗ Trắc - Cách phân biệt các loại Gỗ Trắc 2

Gỗ trắc đen

Khác với gỗ trắc đỏ, gỗ trắc đen thường được tái sinh bằng hạt và chồi, thân mọc nhiều gai to, nhọn, vỏ cây mỏng, nhẳn, thịt trắng. Gỗ có độ bóng tự nhiên, khác hẳn với các loại gỗ thông thường là loại gỗ nổi tiếng trên thị trường có vân đẹp, màu sắc óng ánh, bền và có hương thơm.

Tuy có giá thành thấp hơn gỗ trắc đỏ nhưng gỗ trắc đen lại không hề thua kém về giá trị sử dụng cũng như là chất lượng: có bề mặt bóng mịn, không bị mối mọt hay cong vênh, có khả năng chịu lực tốt và tác động của môi trường, đặc biệt là với màu đen đẹp và sang trọng của mình thì gỗ trắc đen đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Chính vì vậy, loại gỗ này cũng mang lại những giá trị rất cao trong thiết kế nội thất hay gia dụng: bàn ghế, giường, tủ,….

Có thể nhiều người chưa biết nhưng gỗ trắc đen là một trong những loại gỗ quý hiếm nhóm 1A hiện nay, chính vì vậy mà giá của gỗ trắc đen cũng khá cao.

Gỗ trắc dây

Gỗ trắc dây là gì? Nó có điểm gì khác với gỗ trắc đen và gỗ trắc đỏ? Đây là loại gỗ có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, là loại cây dạng bụi, thân leo, phát triển chậm, còn được biết đến với tên gọi khác là gỗ trắc gai. Loại gỗ này thường có chiều dài từ 11 – 15m nên thường được ứng dụng làm các đồ nội thất đơn giản hay các đồ thủ công mỹ nghệ.

Gỗ trắc xanh

Gỗ trắc xanh là loại gỗ quý có khả năng chịu được lực va đập tốt nhất trong các loại gỗ trắc khác, gỗ này mang vẻ đẹp lung linh hơi huyển ảo, trong trẻo với màu xanh ngọc bích, có khả năng xua đuổi côn trùng dựa vào mùi thơm trên gỗ. Và điều đặc biệt ở loại gỗ này chính là vân gỗ sẽ đổi thành nhiều màu khi được chiếu ánh sáng vào, còn khi để trong bóng tối thì sẽ là màu xanh ngọc bích tuyệt đẹp.

Chính vì những đặc điểm nổi bật đó khiến cho chúng ta có thể dễ dàng phân biệt gỗ trắc xanh với các loại khác, và gỗ trắc xanh cứng, dễ gia công, khi hề nứt nẻ hay bị biến dạng khi để khô nên được ứng dụng rất nhiều trong các thiết kế gỗ trắc: tượng gỗ trắc, bộ ấm trà gỗ trắc, đôn gỗ trắc,…

Gỗ trắc vàng

Cũng giống với gỗ trắc đen hay đỏ thì gỗ trắc vàng cũng là một loại gỗ rất quý, với màu sắc đặc trưng, và khi để lâu ngày thì có thể xuống màu sẫm khá đẹp. Ở Việt Nam gỗ trắc vàng thường sinh trưởng chủ yếu ở các khu vực vùng núi: Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,…

Gỗ trắc Na Phi

Nếu như những loại gỗ trắc trên có thể thấy nhiều ở Việt Nam, thì đây là loại gỗ được nhập khẩu từ các nước Châu Phi, gỗ trắc Nam Phi thường không có mùi thơm nhưng khá cứng, nặng và đường vân gỗ cũng rất đẹp nên cũng được ứng dụng rất nhiều trong các mỹ nghệ gỗ trắc.

Cây Gỗ Trắc - Cách phân biệt các loại Gỗ Trắc 3

Ứng dụng của gỗ trắc

Giống như các loại gỗ khác như gỗ mun, gỗ thông thì gỗ cẩm lai cũng được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, từ các sản phẩm mỹ nghệ hay các đồ thủ công nội thất: tượng phật di lặc bằng gỗ trắc, bộ ấm chén gỗ trắc, sập gỗ trắc, chiếu gỗ trắc… Ngay bây giờ, hãy cùng đi vào những ứng dụng nổi bật nhất của loại gỗ này nhé.

Khay trà gỗ trắc

Với những gia đình muốn chuẩn bị cho gia đình mình một khay trà vừa sang trọng lại mang một chút cổ điển thì không thể thiếu cho mình chính là những khay trà gỗ trắc. Với khả năng chịu lực rất tốt, cùng vớ màu vân đẹp, mùi hương thơm nhẹ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt là tạo cho gia đình bạn một không gian để có thể thư giản.

Bộ bàn ghế gỗ trắc đỏ

Với màu đỏ đặc trưng của mình khi thiết kế bàn ghế thì sẽ mang đến cho bạn được một không gian vô cùng nổi bật và bắt mắt. Những bộ bàn ghế gỗ trắc luôn được ưu tiên bởi khả năng chịu lực cũng như là các vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn tạo nên được một thiết kế vô cùng bắt mắt.

Ngoài thiết kế những bộ bàn ghế bình thường thì bạn có thể dùng gỗ trắc để thiết kế nội thất bàn ăn, bàn làm việc, bàn trang điểm gỗ tự nhiên,… để kết hợp với không gian nội thất của gia đình bạn một cách hài hòa nhất.

Vòng tay gỗ trắc

Giống như gỗ cẩm lai, gỗ trắc không chỉ được dùng trong các thiết kế nội thất mà nó còn như một vật mang theo phong thủy và may mắn đối với những người đeo vòng tay gỗ trắc. Chính vì vậy mà những người muốn có may mắn thì hay dùng những chiếc vòng tay gỗ trắc hay còn được biết đến là vòng phong thủy để đeo.

Đũa gỗ trắc

Vừa có vân gỗ đẹp, mịn lại có mùi hương nhẹ đặc trưng của mình nên những thiết kế của gỗ trắc luôn đem đến cho người dùng cảm giác yên tâm và thoải mái. Ngày nay, những thiết kế đũa gỗ được ưa chuộng hơn so với các sản phẩm gỗ sắt nhằm đảm bảo sự an toàn, sang trọng nên đây được coi là ứng dụng được rất nhiều người yêu thích sử dụng.

Gỗ trắc giá bao nhiêu?

Rất nhiều bạn đang thắc mắc với loại gỗ quý và có đặc điểm nổi bật như thế thì gỗ trắc bao nhiêu tiền 1kg hay nên mua gỗ trắc ở đâu để đảm bảo chất lượng thì ngay bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn.

Trên thị trường có rất nhiều địa điểm thu mua gỗ trắc khác nhau nên giá gỗ trắc cũng sẽ khác nhau, nó phụ thuộc rất nhiều về đặc điểm thị trường hay loại gỗ trắc mà bạn muốn mua, ví dụ như giá gỗ trắc đen sẽ khác giá gỗ trắc đỏ hay giá gỗ trắc Nam Phi. Tuy nhiên, giá gỗ trắc hiện nay thì thường giao động từ 15-20 triệu/kg.

Với giá thành này, thì các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ trắc cũng có giá rất cao, do đây là loại gỗ quý và rất bền. Tùy thuộc vào những mẫu bàn ghế, hay mẫu giường gỗ đẹp mà bạn chọn thì cũng sẽ có giá thành khác nhau, sẽ có những mẫu đơn giản thì giá thành cũng thấp hơn so với mẫu phức tạp, tinh vi, sang trọng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng và cách phân biệt các loại Cây Gỗ Trắc do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *