Cây Dầu Rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu rái là cây nguyên liệu chế biến sơn, vecni. Dưới đây là thông tin liên quan đến cây dầu rái mời bạn tham khảo.
Đặc điểm hình thái của cây dầu rái
Cây dầu hay còn được biết đến là cây dầu rái, cây dầu con rái, có tên khoa học là Dipterocarpus alatus. Loại cây này có xuất xứ từ các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Cây dầu là loại cây thuộc thân gỗ lớn, thân tròn, phân cành cao. Cây thường cao từ 40 – 50m, thậm chí có nhiều cây có thể cao đến 70m. Chiều cao dưới cành thường là 25 – 30m, với đường kính từ 70-80m.
Cây dầu có vỏ màu xám nâu. Vỏ cây lúc còn non thường dày, đến khi cây lớn thì vỏ chuyển sang màu xám vàng và mỏng dần, bong ra thành những mảng nhỏ.
Tán lá hình nón, tương đối dày. Lá là loại lá đơn mọc cánh hình trái xoan hoặc hình trứng. Lá thuôn dài từ 25 – 30cm, rộng từ 8 – 15cm. Mặt dưới của lá phủ đầy lông hình sao. Lá kèm lớn tạo thành lớp búp màu đỏ trung bình dài tù 5 – 6cm, cuống thường dài 3 – 4cm.
Hoa cây dầu gần như là không có cuống, cụm hoa dài tầm 12cm. Ống đài có 5 cánh, trong đó có 2 cánh đài to hơn các cánh đài khác. Nhị hoa đều dính thành 2 hàng. Hoa thường nở vào tháng 11, tháng 12.
Quả cây dầu thường chín vào khoảng tháng 4. Kích thước quả lớn, đường kính lên đến 24cm. Bao gồm 5 gờ phát triển, có 2 cánh đài phát triển dài khoảng 11 – 15cm, rộng 2 – 4cm, có 3-5 gân, trong đó có 3 gân dài tới đỉnh. Khi chín, quả rụng xuống cánh quay theo chiều gió trong vô cùng đẹp mắt.
Phân bố cây dầu rái
Cây dầu rái mọc hoang và được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng nhiều nhất ở miền Trung. miền nam Trung bộ, có mọc cả ở Nam bộ, từ ven biển đến núi cao, sự phân bố lên tới những nơi cao 500-600m.
Dầu Rái thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Dầu Rái đã được xếp vào NHÓM V – Nhóm gỗ có tỷ trọng trung bình; được dùng phổ biến trong xây dựng hay sản xuất đồ gỗ nội thất; được xếp cùng với các cây gỗ quý khác nhau như: Cồng chìm; Chò lông; Bản xe; Dầu; Dải ngựa; Bời lời giấy, Ca bu;….
Ưu điểm của Gỗ Dầu Rái
- Dầu Rái sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi bật; mà chúng ta có thể kể đến như:
- Cây có độ bền tương đối cao; sau một khoảng thời gian dài sử dụng không lo mục; hay là mối mọt. Ngoài ra; sau khi được tẩm sấy hay gia cố kỹ thuật; gỗ khá bền khi tiếp xúc với nước;
- Gỗ phù hợp cho người dùng yêu thích phong cách giản dị; mộc mạc của những kí ức xưa cũ.
- Gỗ có nhiều kích thước khác nhau; tạo sự phong phú. Vì thế, người thợ có thể chế tạo ra họa tiết.
- Gỗ dễ làm; dễ gia công tạo nên nhiều sản phẩm phong phú.
- Giá thành vô cùng phải chăng; phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình.
Ứng dụng của cây dầu rái
Những công dụng của Cây Dầu Rái góp phần đưa loài cây này trở nên gắn bó hơn trong cuộc sống của chúng ta.
Cây có dáng cây luôn mọc thẳng và có tán tròn đẹp. Vì thế, cây được sử dụng như là một loại Cây Công Trình; trồng làm cảnh và tạo bóng mát cho nhiều không gian như: đường phố; công viên, trường học, khu công nghiệp, …
Gỗ Dầu Rái còn được sử dụng ưu tiên trong các công trình xây dựng; và đóng đồ mộc… bởi gỗ loài cây này có tính thẩm mỹ tương đối cao. Nhờ đó, góp phần mang tới nguồn lợi kinh tế cao.
Nhựa Dầu Rái có thể dùng trong công nghệ hóa mỹ phẩm; làm sơn; dầu bóng, …Ngoài ra, nó còn có tác dụng chữa trị viêm niệu đạo; bệnh lậu và viêm cuống phổi… Tuy nhiên; nó chủ yếu được dùng băng bó các vết thương; vết loét.
Từ lâu, loài cây này đã trở thành giống cây được sử dụng để phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhờ đó, Dầu Rái giúp giảm xói mòn; thấm hút nước.
Chính vì những công dụng trên, chúng ta cần phải phát triển và bảo vệ loài cây này; cũng là có phương pháp chăm đúng cách, giúp cây có thể phát huy hết được giá trị của nó.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây dầu
Mỗi người có 1 sở thích, nhu cầu khác nhau. Với cây cối cũng vậy. Có loại ưa sáng, ưa đất khô, có loại lại cần nhiều nước. Tùy theo nhu cầu cụ thể mà chúng ta cần phải có cách chăm sóc riêng biệt.
Đối với cây dầu, đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh và ưa môi trường ẩm ướt. Chính vì vậy, trong quá trình chăm sóc thì cần phải lưu ý những điều sau:
Chế độ nước
Vì là loại cây ưa nước, ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Tuy nhiên trong quá trình tưới nước cần phải tránh sự ngập úng khiến cây bị ngạt nước, khó phát triển. Tốt nhất, nếu trồng với quy mô lớn bạn nên thiết kế hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn.
Đất trồng
Đất trồng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây dầu. Theo các chuyên gia, đất trồng tốt nhất là loại đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến đất sét trung bình.
Khí hậu
Loại cây này ưa sáng, có tốc độ sinh trưởng nhanh và thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm. Việt Nam là nước có khí hậu nóng ẩm gió mùa. Do vậy, loại cây này có thể trồng ở khắp cả nước ta.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý. Dù cây ưa sáng nhưng ở giai đoạn dưới 1 năm tuổi thì cây cần che bóng khoảng 50%.
Giá của Gỗ Dầu Rái
Gỗ Dầu Rái giá bao nhiêu? hay Gỗ Dầu Rái có đắt không? chắc hẳn là các câu hỏi bạn đặt ra; nhất là khi bạn xem xét để cân nhắc lựa chọn loại gỗ này phải không?
Gỗ Dầu Rái có các mức giá khác nhau; phụ thuộc vào vùng đất mà cây sinh trưởng; kích thước và chất lượng gỗ; thậm chí đến địa chỉ mua hàng.
Trên thị trường gỗ hiện tại; giá Dầu Rái không quá “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I. Giá gỗ vô cùng phải chăng; tương đương như Gỗ Dầu. Bạn có thể tham khảo mức giá là 5.500.000 VNĐ cho 1 m3 gỗ tròn; khoảng 7.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ hộp; và 11.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ phách.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Dầu Rái Tam Thể do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
- Cây Thanh Táo – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cúc bách nhật – Loại thảo dược quý với sức khỏe con người
- Chó Shiba – Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc chú chó shiba
- Hoa mãn đỉnh hồng là gì ? – Cách chăm sóc hoa mãn đỉnh hồng
- Bệnh Thối Gốc ở cây hoa Đồng Tiền – Cách phòng và trị bệnh thối gốc