Cá Kình – Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương

Cá Kình là một loài cá vừa có giá trị kinh tế vừa là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe con người. Vì thế chúng luôn có mặt trong thực đơn của các chị em nội trợ. Vậy cá kình có đặc điểm như thế nào, nguồn gốc ra sao, mời các bạn theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của cá Kình

Cá kình còn có tên gọi khác là cá dìa chấm vàng, cá bù nú. Chắc hẳn khi nhắc đến đây các bạn đã hình dung ra đặc điểm của chúng.Cá kình có tên khoa học Siganus canaloculatus, đây là một dòng cá thuộc họ cá dìa.

Cá kình là loài cá xuất hiện khá nhiều ở các vùng biển tại Việt Nam và có chất lượng thịt vô cùng ngon.

Cá Kình - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương
Cá Kình – Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm hình thái

Cá kình có thân hình giống với hình con thoi, dẹt về 2 bên. Phần thân trên của chúng dày mình và nhiều thịt hơn phần ở dưới đuôi. Cá kình khi trưởng thành có chiều dài khoảng 12 – 25 cm. Cân nặng thông thường của chúng vào khoảng 100 – 250 gram. Cũng có những trường hợp dài đến 50cm và nặng đến 1kg.

Cá kình có phần đầu nhỏ, miệng tù đôi mắt trung bình và hơi lồi. Cá dìa có 1 dải vây lưng dài trải dài toàn bộ phần lưng của chúng.

Phần dải vây lưng này khá cứng và có độc (nọc độc trong vây của cá không gây chết người, nhưng sẽ tạo ra cảm giác tê ở vùng bị đâm).

Gần mang cá có 2 vây chèo, vây vụng khá dài nối gần đến phần vây đuôi. Vây đuôi mở rộng giống hình cánh quạ.

Cơ thể cá kình có màu vàng sáng, phần lưng có những chấm vàng đậm và phần bụng có màu trắng bạc. Toàn bộ những tia vây của cá kình có màu vàng sáng.

Cá Kình - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương 1

Đặc điểm môi trường sống

Cá kình sống là loài cá nước mặn, chúng có thể chịu được độ mặn cao. Trên thế giới, cá kình phân bổ chủ yếu ở các vùng biển thuộc Ấn Độ, Úc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.

Tại nước ta, cá kình biển phân bổ ở các khu vực thuộc vịnh biển Bắc Bộ. Đặc biệt, ở những vùng biển thuộc Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình.

Tính ăn

Cá kình là dòng cá có kích thước nhỏ, sống trong môi trường nước biển. Thức ăn phổ biến của chúng là rong biển, rêu đá và các loài cỏ biển.

Đặc điểm sinh sản

Cá kình bắt đầu chu kỳ sinh sản đầu tiên khi chúng đạt kích thước khoảng 18 – 20cm. Cá kình sống trong tự nhiên, chúng đẻ trứng ở hầu hết mọi thời điểm trong năm. Cá kình nuôi trồng thì chỉ đẻ trứng vào tháng 4 – 8 hàng năm.

Trung bình, một lần sinh sản, cá kình cái có thể đẻ khoảng 200 – 230 nghìn trứng. Chúng thường đẻ trứng vào ban đêm và ở tầng mặt nước mỗi khi nước thủy triều xuống.

Mùa cá kình thường vào khoảng tháng 10 – 1 năm sau. Thời điểm này là thời điểm có rất nhiều cá kình và mức giá cũng khá hợp lý.

Cá Kình - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương 2

Phân loại cá Kình và cá Hổ Kình

Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa loài cá kình và cá hổ kình. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt 2 loài cá này:

Cá hổ kình: cá hổ kình thực chất chính là loài cá voi sát thủ. Loài cá voi sát thủ có họ cùng với loài cá voi xanh. Cũng giống với loài cá voi xanh khổng lồ, cá hổ kình là loài có kích thước to lớn và là loài ăn thịt.

Cá hổ kình là loài có tính cách hung dữ và có kích thước cơ thể rất lớn. Cá hổ kình có cân nặng tương đương với cá voi xanh và được xếp vào những loài nặng nhất thế giới. Trung bình, một con cá hổ kình có thể nặng đến 1.4 – 5.4 tấn và có chiều dài khoảng 5 – 8m.

Chắc hẳn khi đã biết được cá hổ kình là loài cá gì rồi, chắc chắn các bạn có thể dễ dàng phân biệt cá kình và cá hổ kình.

Các mối đe dọa đến cá Kình

Cá kình là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường đại dương. Chính vì vậy, chúng trở thành con mồi cho những loài cá lớn: cá voi xanh, cá voi sát thủ, cá mập, cá vược, cá thu…

Ngoài các loài cá lớn, con người cũng là tác nhân chính khiến số lượng cá thể cá kình sụt giảm.

Các món ăn chế biến từ cá Kình

Cá Kình kho

Nguyên liệu: cá kình, me chua (hoặc sử dụng quả sấu), thịt ba rọi, nước hàng, nước mắm và ớt tươi.

Cách chế biến: 

  • Cá kình làm sạch rồi ướp cùng với loại gia vị (thịt ba rọi phải luộc qua, cắt miếng hình con chì). Cá kình nên ướp khoảng 20 – 25 phút rồi mới đem đi kho.
  • Cá kình nên kho khoảng 3 – 4 tiếng thì các gia vị mới quyện chặt vào từng thớ thịt cá. Cá kình kho ăn kèm cùng với cơm gạo tám nóng sẽ ngon hơn rất nhiều.

Cá Kình nấu ngót

Nguyên liệu: cá kình, lá lốt, hạt nêm, nước mắm và cà chua.

Cách chế biến: 

  • Cá kình rửa sạch và ướp cùng với hạt nêm.
  • Cà chua đun trong nước và nêm nước mắm vừa ăn.
  • Khi nước sôi, các bạn thả cá vào nấu chín rồi mới cho lá lốt vào nồi rồi tắt bếp.
  • Không nên nấu cá quá lâu, nếu nấu lâu thịt cá sẽ bị khô và mất đi vị ngọt.
  • Cá kình nấu ngót sẽ ngon hơn khi các bạn ăn kèm cùng mắm ớt và rau sống.

Cá Kình nướng muối ớt

Nguyên liệu: cá kình, muối ớt và dầu ăn.

Cách chế biến: 

  • Cá kình làm sạch và để nguyên con. Cá khi ráo nước thì đem ướp cùng với muối ớt và dầu ăn.
  • Để cá ngấm khoảng 20 phút thì mới đem đi nướng.
  • Cá kình nướng muối ớt có thể xiên que và nướng bếp than hoặc nướng giấy bạc (nướng bếp than sẽ thơm và đậm đà hơn).
  • Cá nướng khoảng 30 phút và 2 mặt vàng đều mùi thơm của cá thay bằng mùi tanh là cá chín.

Cá Kình - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương 3

Mua cá Kinh ở đâu? Giá bao nhiêu tiền 1Kg

Cá kình là loài cá chuyên sinh sống ở trong môi trường biển. Chính vì vậy, cá kình thường có theo mùa và theo đợt. Cá kình xuất hiện chủ yếu ở các vùng biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Cho nên, đối với những người dân vùng Bắc Bộ rất dễ dàng mua cá kình.

Tuy nhiên, những người dân thuộc Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh sẽ rất khó mua – thường chỉ có thể mua được cá đông lạnh. Để mua cá kình các bạn có thể đến các cửa hàng hải sản, chợ hải sản hoặc các trang mạng chuyên buôn bán cá.

Cá kình có mức giá khá bình dân, mức giá cá kình phụ thuộc vào độ tươi của cá hoặc đông lạnh. Dưới đây là bảng giá cá kình để các bạn có thể tham khảo:

  • Cá kình tươi sống: 180 nghìn đồng/kg.
  • Cá kình đông lạnh: 110 – 130 nghìn đồng/kg

Qua bài viết trên BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến tất cả các bạn đọc những thông tin liên quan đến loài cá kình. Qua đó hiểu rỏ hơn về loài cá kình và phân biệt được cá kình với cá hổ kình. Và đừng quên mếm thử vị ngon đặc biệt từ các món ăn chế biến từ thịt cá kình. Hy vọng bài viết này thật sự bổ ích cho các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *