Với những bức tường nếu như cứ để không như vậy chúng ta sẽ thấy nó thật nhàm chán và đơn điệu. Vậy tại sao ta không khắc phục và biến nó trở nên sinh động, thơ mộng hơn bằng việc sử dụng các cây hoa leo nhỉ. Nếu như bạn đang lo lắng những cây hoa leo này sẽ khiến cho bức tường của bạn nhanh chóng bị hỏng thì hãy theo dõi ngay những cách làm giàn cho hoa leo dưới đây. Đảm bảo bạn sẽ khắc phục được hoàn toàn những điểm đó. Cùng theo dõi nhé.
Hướng dẫn cách làm dàn cho hoa leo đơn giản, nhanh chóng
Làm giàn cho hoa leo không có rễ phụ và buông rủ tự nhiên
Việc sử dụng những loại cây như cúc tần ấn độ, dây tơ hồng, cúc khuy… chính là sự lựa chọn đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí mà vẫn có được một khoảng không gian xanh mát. Ưu điểm của những cây này là tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, rất khỏe mạnh ít bị sâu bệnh và không mất nhiều công chăm bón. Bạn chỉ cần tưới nước hàng ngày và bón phân định kỳ là được.
Việc những cành cây mềm mại buông rủ tự nhiên sẽ tạo nên bức tranh màu xanh mềm mại, bạn có thể tỉa, cắt để biến chúng thành những bức rèm màu sắc che nắng cho ngôi nhà của mình cũng được nhé.
Không cần làm giàn quá cầu kỳ cho những loại cây này, bạn chỉ cần tạo một khung để chúng có thể vươn ra khỏi vị trí đất trồng, chống đỡ phần rễ và bò lan tỏa xung quanh ngôi nhà hay những vị trí tường theo sở thích của mình, còn lại hãy để cây phát triển tự nhiên. Thường thì người ta hay trồng trên ban công, sân thượng để cây dây leo có thể buông rủ xuống một cách nhanh chóng và đẹp mắt nhất.
Còn với những cây tơ hồng thì bạn nên làm giàn cao để cây leo trên đó, phần rễ tơ hồng sẽ rủ xuống dưới tạo nên một không gian tuyệt đẹp, hãy cắt tỉa gọn gàng để chúng không làm ảnh hưởng đến người dùng, việc sử dụng giàn leo dây tơ hồng này sẽ cho bạn những con đường hoàn hảo nhất đấy.
Tuy nhiên, có một nhược điểm của những cây hoa leo không có rễ phụ này là hoa thường khá nhỏ, khó thấy và có những cây không có hoa.
Sử dụng lưới làm giàn cho hoa leo vườn đứng
Với những bức tường cao thẳng đứng hay tường thành ngôi nhà thì việc làm giàn lưới để cây leo là hợp lý nhất, bạn có thể sử dụng thép để làm, giàn, hãy ghép nối chúng thành hình quả trám hay hình ô vuông, hình chữ nhật… để cây dây leo có được nhiều vị trí bám nhất. Bạn có thể trồng cây trong chậu hay trồng trực tiếp dưới đất, không cần quá nhiều diện tích đất trồng mà cây vẫn có thể phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng được.
Việc sử dụng những cây hoa leo như vậy sẽ làm cho bức tường của bạn không còn bị đơn điệu nữa mà nó sẽ tạo nên một mảng màu xanh, làm đẹp thêm kiến trúc của công trình. Ngoài ra bạn có thể làm giàn leo hình bức tường, cắt tỉa cây dây leo để chúng trở thành một hàng rào vững chắc bảo vệ cho ngôi nhà nhé.
Làm giàn cho hoa leo tự do
Không cần dựa theo một khuôn khổ nào cả, bạn có thể tạo ra được một giàn hoa leo theo sở thích của mình ở bất kỳ vị trí nào với những cây trồng khác nhau, cho dù đó là cây leo có thân dài hay những cây leo như hoa hồng leo, hoa giấy…
Không có hình dáng nhất định, bạn có thể biến tấu chúng với nhiều hình dạng từ những vật liệu tự chế hay thanh gỗ, thanh tre, sắt, nhựa… đây toàn là những vật liệu dễ tìm với giá thành rẻ mà vẫn đảm bảo tạo nên một không gian ấn tượng, nổi bật nhất, một vườn hoa đẹp khó cưỡng.
Sử dụng gỗ để làm giàn cho hoa leo
Gỗ là một vật liệu bạn có thể dễ dàng kiếm được ở rất nhiều nơi và cũng dễ kết hợp để tạp nên kiểu dáng khác nhau. Như một giàn hoa leo hình chữ nhật, hình vuông vuông vức, hay giàn leo hình thoi, giàn leo hình tự do mở một góc nhỏ ngôi nhà. Để tạo độ bền cho giàn leo của bạn, ta có thể sử dụng thêm gỗ nhựa để tăng khả năng chống chịu với thời tiết mưa, nắng hay những tác động của môi trường, tuy nhiên giá thành của chúng sẽ cao hơn một chút.
Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp hơn thì có thể sử dụng vườn leo thẳng đứng không cần quá cao bạn vẫn có thể có được một không gian xanh mướt trước nhà. Hay một góc vườn được sử dụng linh hoạt giữa 2 cạnh cùng với những bông hoa rực rỡ sẽ khiến cho ngôi nhà thêm sinh động và đẹp mắt hơn rất nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhiều gỗ để làm hẳn một giàn leo bao phủ lấy toàn bộ mái nhà, cây hoa leo thường được sử dụng ở đây chính là những cây hoa hồng leo, nhìn một “ngôi nhà hoa hồng” như thế bảo sao bạn không ngất ngây được nhỉ.
Sử dụng sắt để làm giàn cho hoa leo
So với vật liệu gỗ thì sắt có ưu điểm vượt trội hơn hẳn đó là dễ dàng uốn tạo thành nhiều hình khác nhau và rất bền theo thời gian, khiến cho giàn leo của bạn vững chãi nhất. Bạn có thể uốn lượng chúng theo hình cổng, ban công, sân thượng, hàng rào…. Của nhà mình và trồng những cây hoa leo xung quanh đó, nó sẽ mọc theo đúng hình mà bạn tạo, điều này sẽ tạo nên một không gian tuyệt vời để bạn ngắm nhìn đấy.
Sử dụng những vật liệu tự chế để làm giàn cho hoa leo
Việc bạn làm giàn bằng những vật liệu tự chế này không những tạo nên được nhiều hình dáng khác nhau mà còn giúp bảo vệ môi trường một cách tốt nhất.
Tận dụng luôn dây cap ban công để làm giàn cho hoa leo
Thường những ngôi nhà phố thường sử dụng dây cap ban công để bảo vệ an toàn cho ngôi nhà, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ hay nghịch ngợm, leo trèo. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng ngay những dây cap này để biến không gian ban công trở nên ấn tượng và nổi bật nhất nhỉ. Ưu điểm của loại dây này là bền vững, nên dây leo có thể bám chắc, với số lượng lớn cũng không ảnh hưởng gì nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể trồng được nhiều loại hoa leo khác nhau tại đây, việc chăm sóc và cắt tỉa cũng dễ dàng.
Lợi ích của việc trồng hoa leo lên tường
- Điểm đầu tiên bạn có thể cảm nhận được ngay chính là những giàn hoa leo này sẽ làm cho bức tường khô khan kia của bạn trở nên xanh mát, tạo cảm giác thoải mái, không khí trong lành hơn. Những mảng không gian xanh sẽ bao phủ lấy toàn bộ ngôi nhà như tường, mái nhà, mái hiên, hàng rào, đảm bảo ngôi nhà của bạn sẽ trở nên ấn tượng lắm đấy.
- Hoa leo còn có sức sống mạnh mẽ, dễ thích nghi với điều kiện thời tiết, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng, diện tích đất trồng và đặc biệt là rất thân thiện với môi trường.
- Cây phát triển nhanh chóng khiến cho không gian luôn xanh mát, nó sẽ khắc phục hoàn toàn nhược điểm của bức tường như ố vàng, cáu bẩn hay nứt, vỡ… so với việc tu sửa, lau chùi thường xuyên thì việc trồng cây hoa leo này sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian hơn rất nhiều.
- Khiến cho những thành viên trong nhà được sống gần hơn với thiên nhiên, được hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ.
Với những cách làm giàn cho hoa leo trên đây hi vọng đã giúp cho bạn nắm thêm được một vài kỹ năng cũng như biết cách tạo loại giàn nào cho thích hợp với không gian của mình. Hãy biến ngôi nhà của mình trở nên sinh động và đẹp mắt nhất trong mắt người nhìn nhé.
Kết.
- Cây Hoa Hạnh Phúc – Ý nghĩa cây hoa hạnh phúc
- Chó Cỏ – Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc chó Cỏ từ A-Z
- Cá bống mắt tre – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi cá bống mắt tre
- Cây khiếm thực – Một vị thuốc tiên trong chưa trị các loại bệnh về sinh lý
- Cây Thủy Sinh – Các loại cây thủy sinh đẹp nhất và dễ trồng nhất