Cây hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao cho kinh tế nước nhà, và làm cho đời sống của người trồng hồ tiêu thêm phát triển và nâng cao. Cây hồ tiêu ( hạt tiêu ) là cây trồng cho quả, là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Là gia vị đặc biệt với vị cay nồng, là vị điểm cho các món ăn cực kỳ đặc biệt, tạo nên giá trị món ăn thêm phần mới lạ và độc đáo vừa miệng.
Ngày nay các nhà khoa học, nghiên cứu cây trồng đã đưa ra nhiều loại hồ tiêu nhiều quả, cây sinh trưởng tốt và thích nghi nhiều với nhiều địa hình khác nhau.Chính từ nguồn thu nhập và cần thiết từ cây hồ tiêu mà hiện nay cây hồ tiêu đang và đã được trồng ở nhiều nơi, nhiều vùng đất và nhiều thời tiết khác nhau.
Tuy nhiên có rất nhiều sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu mà người dân trồng cũng như các nhà kỹ sư nông nghiệp đang và đã bắt tay vào cuộc để xử lý triệt để, tránh ảnh hưởng đến năng suất của cây hồ tiêu.
Một số sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu
Bệnh chết nhanh( héo xanh, chết đột ngột) : là bệnh phổ biến và làm ảnh hưởng trực tiếp đến cả diện tích trồng tiêu. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, hoặc đầu mùa chuyển giao từ mùa hè sang mùa đông. Các lá và bộ phận của cây rơi vào trạng thái héo rũ, héo xanh. Và thời gian từ khi xuất hiện bệnh đến khi cây chết hẳn hoàn toàn rất nhanh.
Nguyên nhân gây bệnh
Chủ yếu là do nấm phytopthora spp gây nên. Hiện tại bệnh chết nhanh chưa có phương pháp chữa và phòng một cách triệt để.
Môi trường cho bệnh phát nhanh là vào mùa mưa, do đất ngập úng lâu, chế độ thoát nước kém,đất không tơi xốp và không có sự luân canh cải tạo đất . Ngoài ra do các ruộng trồng hồ tiêu không có độ thoáng giữa các cây với nhau, giữa các cây với các cây xung quanh, tạo nên môi trường chật hẹp không thoáng khí là môi trường ẩm mốc và ẩm ướt.
Cách phòng và chữa bệnh
Khu vực trồng phải đảm bảo độ thoát nước tốt, tránh để tình trạng ngập lụt thường xuyên kéo dài. Thường xuyên cắt tỉa các cành lá rậm rạp, già cỗi và sâu bệnh hại. Nếu thấy xuất hiện bệnh chúng ta nên dùng thuốc Aliette, Meyl – 72MZ và funguran với nồng độ 0,2% phun cho cây và tưới gốc từ 1 đến 2 lít/1 gốc.
Chọn lựa một số dòng, giống kháng bệnh và chịu được các yếu tố khắc nghiệt của môi trường sống. Xử lý các hom giống, và chọn các hom giống khỏe mạnh trước khi gieo trồng. Thường xuyên canh tác đất, tạo độ tơi xốp cho cây, và chuẩn bị các hệ thống thoát nước tốt nhất khi gặp thời tiết mưa nhiều kéo dài. Cắt tỉa các cành lá già, sâu hại để tạo độ thoáng khí cho cây. Bón phân cân đối, đặc biệt là phân hữu cơ và bón thêm vôi.
Bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu
Biểu hiện: Bệnh có dấu hiệu thể hiện ngay trên sự phát triển của cây, lá của cây có hiện tượng vàng và rụng dần, cây phát triển kém, còi cọc, ra hoa, ra quả chậm và kém, thối rễ , rễ xuất hiện các nốt sần, mọi hoạt động của cây đều kém phát triển và chết dần. Thể hiện ở cả mùa khô và mùa mưa. Khi hiện tượng chết chậm xuất hiện sẽ kéo theo một số bệnh, nấm hại khác, làm ảnh hưởng và lây lan sang cây khác.
Nguyên nhân: Chủ yếu là do tuyến trùng ký sinh plant parasitic nematudes, rizoctonia, fusarium spp…vv
Cách phòng và chữa bệnh: Chủ yếu là chú ý đến nơi trồng, đất trồng, trồng ở nơi thoáng mát, đất tơi xốp và tránh để ngập lụt ẩm ướt xảy ra kéo dài.
Bệnh khô vằn và bệnh thán thư trên cây hồ tiêu
Biểu hiện: các lá của cây hồ tiêu có hiện tượng khô, trên lá có các đốm,sọc vằn, ngoài ra lá rụng nhiều.
Nguyên nhân: là do nấm Zhizoctonia solani, và collectotrichum gloeosporioides gây hại
Thuốc đặc trị: Topsin-M cabenzim, Benzadol 0,2%
Bệnh khảm lá và xoăn lá trên cây hồ tiêu
Triệu chứng khảm lá: Trên lá xuất hiện các khảm khác lạ, các khảm có nhiều ở các lá, lá không có màu xanh bình thường, bề mặt lá có sự biến đổi nhất định về cả màu sắc và hình dáng, việc khảm lá làm ảnh hưởng đến tổng thể cây không làm chết cây tuy nhiên làm cho năng suất của hồ tiêu không cao như các cây bình thường.
Triệu chứng xoăn lá: Lá của cây có hiện tượng nhỏ, xoăn các đầu lá và dẫn đến xoăn cả lá, lá có màu nhạt hơn bình thường, và có các phần không có màu xanh của diệp lục, ngoài ra lá giòn, các ngọn, cành cây của cây hồ tiêu nhỏ, có các chùm như sẹo tạo thành các cục lớn gần gốc. Cây châm phát ttrieern, chiều cao của cây thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là do virus và do côn trùng chích hút như bọ, rệp, nhện đỏ..vv
Biện pháp phòng bệnh
Chon các hom giống, hạt giống khỏe mạnh không có các mầm mống của các bệnh. Chọn các giống kháng sâu bệnh và chịu được các yếu tố khắc nghiệt của môi trường sống. Không dùng chung các dung cụ cắt tỉa của các cây bị ệnh với các cây khỏe mạnh. Tránh để tình trạng lây chéo qua vật dụng trung gian. Loại bỏ các loài côn trùng chích hút nếu thấy chúng xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên, sử dụng các thuốc xịt hoặc các biện pháp thủ công, biện pháp IPM để sử dụng hợp lý dập dịch hiệu quả. Nếu cần chúng ta sử dụng thuốc Subatox 75EC 0,2%,
Bệnh nấm hồng trên cây hồ tiêu
Triệu chứng: Chúng ta sẽ thấy xuất hiện các lớp màu hồng của màu nấm, sau đấy màu nấm này sẽ chuyển dần thành màu trắng dần. Các lớp nấm hồng này xuất hiện dày trên vỏ tiêu, làm khô nứt các cành thân, làm cây có hiện tượng khô dần và chết.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân do nấm Corticium Salmonicolor làm tổn hại trực tiếp trên thân và cành của cây hồ tiêu. Ngoài ra còn do cách chăm sóc không hợp lý của người trồng, để cho các cành lá xum xuê, không có độ thoáng nhất định tạo thành môi trường ẩm mốc, hoặc bón phân không đúng tiêu chuẩn, bón quá nhiều đạm, thiếu phân lân và K2.
Cách phòng trừ
Bón phân đạm đúng tiêu chuẩn, cân đối giữa các thành phân NPK, kết hợp phân chuồng và phân hữu cơ. Cắt tỉa các cành, lá già sâu bệnh để tạo độ thoáng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Chuẩn bị các hệ thống thoát nước tốt, để tránh ngập lụt và ẩm ướt. Kết hợp với xới xáo cỏ và làm đất tơi xốp. Xử lý các cành lá đoạn sâu bệnh hại ngay giai đoạn đầu tiên,cắt bỏ đốt các cành sâu bệnh ở nơi khác tránh lây nhiễm cho các cây khỏe mạnh. Thuốc đặc trị dùng cho bệnh: Dùng thuốc Boocdo 1% liều lượng dùng phòng 30 ngày/1 lần trong thời gian mùa mưa. Hoặc dùng thuốc Anvil 5SC tỷ lệ pha 1/400 phun 2 lít/ha, hay thuốc Champion, Benlate phun đều khắp trụ.
Bệnh đen lá, bệnh đốm lá và bệnh tảo đỏ trên cây hồ tiêu
Bệnh đen lá có dấu hệu tại ở các đầu lá, đầu tiên chỉ xuất hiện các đốm có màu hơi vàng, sau đó bệnh lan dần rộng và chuyển màu thành màu nâu đen, muội đen.
Bệnh đốm lá: Trên lá xuất hiện các đốm bệnh nhỏ màu đen, lấm chấm, ở cả 2 mặt của lá. Nếu triệu chứng bệnh nặng là lá vàng úa, và rụng
Bệnh tảo đỏ: Chúng ta sẽ nhìn thấy trên mặt lá có các vết bệnh hình tròn, và mịn dạng tơ nhung bao phủ lá, dùng tay chúng ta sờ vào sẽ thấy rất mịn và vết bệnh gồ lên khỏ mặt lá. Ngoài ở lá bệnh này còn có thể xuất hiện ở cành, thân và quả.
Biện pháp hóa học: Nếu bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển năng suất của cây thì nên dùng Carbenzim 500 FL, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN, Tilt 250 EC với nồng độ 0,2 – 0,3 %, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Xem thêm: Xơ dừa, Mụn xơ dừa – Đặc điểm, công dụng và cách xử lý xơ dừa
Kết
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số loại bệnh thường có trên cây hồ tiêu. Hi vọng với một số thông tin hữu ích ở trên có thể giúp mọi người phần nào tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh của một số loại sâu bệnh gây hại trên cây hồ tiêu để có cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời cho cây nếu bị những loại bệnh hại phổ biến nêu trên.
- Cây Cọ – Đặc điểm, công dụng và Cách trồng, chăm sóc cây cọ
- Cây Địa Lan – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cá Hải Tượng – Những thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết về Cá Hải Tượng
- Cây Muối – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hướng dẫn làm hệ thống lọc nước hồ cá koi đúng tiêu chuẩn