Hà thủ ô – Những công dụng chữa bệnh của hà thủ ô có thể bạn chưa biết?

Hà thủ ô là loại cây dây leo nhỏ, sống nhiều năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Hà thủ ô đỏ có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm. Theo Đông y, ngoài công dụng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng bổ máu, an thần, dưỡng can, ích thận, cố tinh, nhuận tràng, chữa sốt rét. Cùng chúng tôi tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của hà thủ ô qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe
Công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe

Nhuận tràng

Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.

Bổ can thận

Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.

Tác dụng bổ thần kinh

Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,

Ức chế trực khuẩn lao

Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.

Chống oxy hóa

Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.

Chữa tóc bạc sớm

Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết. Do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.

Bồi bổ sức khỏe

Hà thủ ô có tác dụng rất lớn trong việc loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, còn xương, suy nhược cơ thể. Hà thủ ô còn được biết đến với các tác dụng khác như bổ thận, ích tinh huyết và bổ can thận, điều trị chứng mất ngủ, tăng lượng máu cho những người thiếu máu và hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe ở những người lớn tuổi, giúp con người kéo dài tuổi thọ.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Hà thủ ô có khả năng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tác dụng với hệ tiêu hóa

Với thành phần anthranoid, hà thủ ô đỏ có tác dụng kích thích nhu động ruột co bóp, hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế chứng táo bón.

Tác dụng bổ thần kinh

Lexitin trong hà thủ ô có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Hỗ trợ điều trị tình trạng khí hư bạch đới và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, các trường hợp da xanh, thiếu máu.

Giải độc và tiêu viêm

Hà thủ ô có tác dụng trong việc giải đọc và thông lợi tiểu, điều trị các tình trạng như ghẻ lở, mụn nhọt…

Tốt cho bệnh tim mạch và tiểu đường

Hà thủ ô đỏ còn có tác dụng trong việc cải thiện tim mạch và tiểu đường, trị sốt rét, huyết áp cao, tốt cho sức khỏe sinh sản và cải thiện làm da.

Cách sử dụng hà thủ ô

Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Thông thường, thủ ô sẽ được thu hoạch vào mùa thu. Sau khi thu hoạch về sẽ cắt củ hà thủ ô bỏ 2 đầu và rửa sạch. Tiếp đó, cắt củ to thành miếng rồi phơi hoặc sấy khô đều được. Chế biến xong, tùy vào từng bệnh lý cụ thể mà bạn có thể sử dụng với liều lượng tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách chế biến hà thủ ô đỏ
Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Cách dùng và liều lượng dùng

Như đã nói ở trên, với mỗi bệnh lý và trường hợp cụ thể mà thủ ô đỏ sẽ có các cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên sử dụng dược liệu này ở dạng tươi. Bởi nó dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Tăng men gan, giảm bài tiết nước tiểu, gây táo bón…Tùy theo từng sở thích mà ta có thể sử dụng Hà thủ ô bằng các cách như sau:

Hà thủ ô mật ong

Để thực hiện bài thuốc này, người bệnh nên chuẩn bị hà thủ ô đã thái lát, rang vàng cho đến khi chuyển thành màu vàng. Tiếp đó, bạn để nguội rồi lấy 1 ít đun cùng 1 lít nước. Sau khi đã mềm nhũn thì bạn tắt bếp, đổ nước ra cốc rồi thêm mật ong vào.

Mỗi ngày, bạn duy trì uống 1 cốc nước hà thủ ô mật ong cho đến khi cải thiện tình trạng bệnh hoàn toàn.

Hà thủ ô ngâm rượu

Bạn cần chẩn bị 1,5kg hà thủ ô, 0,5kg đỗ đen xanh lòng và 8 lít rượu trắng. Sau khi làm sạch tất cả các nguyên liệu, bạn cho vào bình rồi đổ rượu vào, ngâm từ 3-6 tháng thì có thể đem ra sử dụng.

Bài thuốc này có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ ngon và hỗ trợ điều trị tóc bạc sớm rất tốt.

Đôi nét về cây hà thủ ô

Hạt thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb, là một cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Ngoài tên hạt thủ ô thì người ta còn gọi bằng nhiều cái tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao)…

Đặc điểm của cây hà thủ ô

Hà Thủ Ô hay Hà Thủ Ô đỏ, vì nó có sắc đỏ, cũng để tránh nhầm với cây Hà Thủ Ô trắng (Streptocaulon juventa) (Lour),Merr, họ Thiên Lý Asclepiadaceae. Hà thủ Ô đỏ, còn gọi là “giao đằng”, là cây dây, ý nói thứ dây này luôn luôn quấn vào nhau, hay “dạ hợp”, dạ là đêm, ý nói ban đêm chúng quấn lấy nhau. Vị thuốc là rễ hay dây của cây Hà Thủ Ô Polygonum multiflorum Thunb, tên mới, hiện nay: Fallopia multiflora, họ rau răm Polygonaceae.

Đặc điểm của cây hà thủ ô
Đặc điểm của cây hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ là một loại dây leo, sống nhiều năm. Thân mọc xoắn vào nhau. Phía ngoài nhẵn, có màu xanh tía. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến là hình tim hẹp, đầu lá nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng. Cả hai mặt xanh, nhẵn. Lá mỏng màu nâu nhạt, ôm sát thân cây. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm, nhiều nhánh. Bầu hình 3 cạnh, vòi ngắn gồm 3 cái rời nhau. Hà thủ ô mọc hoang ở các tỉnh rừng núi phía bắc nước ta như Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An…

Hà thủ ô phân bố ở đâu?

Hà thủ ô thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Trong đó, tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Nhưng hiện nay loài cây này đã được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và phía Nam.

Phân loại hà thủ ô

Hà thủ ô đỏ

Hà đủ ô đỏ là loại cây dễ nhận biết qua hình thù của phần rễ củ. Khi quan sát vẻ ngoài của loại thảo dược này, bạn sẽ thấy có hình giống củ khoai lang. Trên bề mặt của của hà thủ ô đỏ có nhiều chỗ lõm, lồi không theo thứ tự. Củ có màu nâu đỏ, cứng và không thể bẻ được bằng tay.

Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ

Khi cắt nhỏ hà thủ ô đỏ sẽ thấy bên ngoài là lớp vỏ màu nâu, bên trong là lớp bột màu hồng có vị đắng và cuối cùng là lớp lõi gỗ cứng.

Đây là loại dây leo, thân mọc xoắn vào nhau và sống hoang ngoài tự nhiên. Người ta thường tìm thấy loại cây này ở các vùng núi như: Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu…

Hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng khi cắt lát, bên trong có màu trắng và chứa nhiều nhựa cũng màu trắng. Tuy nhiên, nếu quan sát bên ngoài thì 2 loại cây này có vẻ ngoài khá giống nhau. Nó cũng có hình dạng củ giống khoai lang, bên ngoài màu nâu đỏ sậm.

Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng

Vị thuốc này có vị đắng chát tuy nhiên lại có mùi thơm dễ chịu khi ngửi. Đây là một trong những loại hà thủ ô phổ biến và dễ tìm nhất trên thị trường. Chúng có màu nâu nhạt hoặc vàng tía, nhiều lông, mọc thành chùm. Rễ cây rất dài, màu trắng và ở giữa có lõi.

Thường được phân bố chủ yếu ở những vùng núi đất đá khô cứng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang….

Thành phần của Hà Thủ Ô

Thành phần của Hà Thủ Ô
Thành phần của Hà Thủ Ô

Trong vị thuốc này, nổi bật lên hai nhóm chất:

Nhóm thứ nhất Anthranoid

Anthranoid, chiếm tới tỉ lệ 1,7% là những thành phần gây tăng nhu cầu ruột, và làm cho phân bị nát lỏng, có lợi cho trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, phân bị táo bón. Trong các thành phần loại này bao gồm chrysophanol: C15H10O4,, emodin: C15H10O5,rhein: C15H8O6, chrysophanol anthron: C15H12O3, rhapontin: C21­H24O9, 2, 3, 5, 4 Tetrahydroxystiben – O-↓ – D – glucosid.

Nhóm thứ hai (tannin)

Tannin là những thành phần, đưa lại vị chát cho các vị thuốc Đông dược nói chung. Nó có lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể hư hàn, đại tiện nát lỏng, song bất lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, đại tiện táo bón.

Ngoài ra, trong vị thuốc còn có các chất đạm (1,1%), chất béo (3,10%), tinh bột (45,2%), chất vô cơ (4,5%), các chất tan trong nước lên tới 26,4%. Một chất khá quan trọng có trong Hà Thủ Ô, đó là hợp chất lexitin, một phosphatid, là sự kết hợp của acid glycerophosphoric với một phân tử cholin và hai phân tử acid béo.

Hướng dẫn cách trồng hà thủ ô

Hướng dẫn cách trồng hà thủ ô
Hướng dẫn cách trồng hà thủ ô

Chọn giống:

Cây từ 20- 40 cm, lá đều đẹp, không sâu bệnh, thân mập không dập xước.

Thời vụ trồng hà thủ ô

Thời vụ trồng hà thủ ô vào mùa thu (tháng 8-9) và mùa xuân (tháng 2-3). Vụ sau tốt hơn vì có mưa xuân, độ ẩm thích hợp, nhiệt độ vừa phải, cây chóng nẩy mầm.

Làm đất, bón lót và trồng cây

Làm đất:

Nếu đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ.

Đất dốc thì nên tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm.

Bón lót:

Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.

Trồng cây:

Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu, đặt giống vào hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén lại vừa phải. Trồng hà thủ ô xong cần tưới nước vừa phải để giữ ẩm cho cây

Khi hà thủ ô mọc mầm leo, thì cắm cọc cho hà thủ ơ leo lên

Phương thức và mật độ trồng:

Có nhiều phương thức trồn hà thủ ô, tùy vào điều kiện mà có thể chọn một trong những cách trồng hà thủ ô sau đây

Cách trồng hà thủ ô theo băng: chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà thủ trên đó. Khoảng cách cho các cây là 60 – 80 cm

Cách trồng hà thủ ô theo đám: chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà thủ ô. Khoảng cách ít nhất giữa các cây là từ 60 đến 80 cm.

Cách trồng hà thủ ô dưới tán rừng trồng: Trồng các cây trồng (tùy ý) để tạo tán lá, sau đó tiến hành trồng hà thủ ô xen vào giữa các hàng cây. Khoảng cách tối thiểu giữa các cây là 60 đến 80 cm.

Cách trồng hà thủ ô ở đất trống: Có thể chọn đất nương rẫy làm nơi trồng hoặc đất đồi còn tốt. Khoảng cách giữa các cây hà thủ ô là 50 – 80cm, làm giàn cho dây leo.

Chăm sóc sau trồng và phòng trừ sâu bệnh

Cần tưới nước cho cây trong 2 tuần đầu để giữ âm và giúp cây bén rễ. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Giữ đất thoáng quanh cây, tránh cỏ và diệt bọ. Năm thứ 2 bón khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.

Những lưu ý khi dùng Hà Thủ Ô

Những lưu ý khi dùng Hà Thủ Ô
Những lưu ý khi dùng Hà Thủ Ô

Trong vị thuốc Hà Thủ Ô có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.

Xem thêm: Cây cúc áo – Những công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết

Kết

Trên đây, baokhuyennong.com đã tỏng hợp và chia sẻ đến các bạn những công dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe và những thông tin liên quan đến hà thủ ô. Với những công dụng tuyệt vời như vậy, hà thủ ô xứng đáng là một loại thảo dược quý giá cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về những công dụng tuyệt vời của hà thủ ô bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *