Quả lựu luôn được cho là một giống quả mang lại giá trị kinh tế bởi hiện nay, giống quả này được nhiều người yêu thích, sử dụng, nó chứa nhiều nước giúp giải nhiệt cho những ngày nắng nóng. Trồng cây lựu cũng không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng, ta chỉ cần quan tâm tới việc tưới nước đầy đủ, bón phân định kỳ, lựu được cung cấp đủ dinh dưỡng là có thể phát triển tốt rồi nhé, còn bây giờ hãy cùng tôi đi tìm hiểu cụ thể về loại cây ăn quả hấp dẫn này nhé.
Cây lựu là gì?
Cây Lựu có tện khoa học là Puni-cagranatum L. Cây Lựu thuộc cây tiểu mộc, nếu trồng dưới đất thì có thể cao từ 3-4m, hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng. Cây Lựu được trồng để làm cảnh, làm thuốc và lấy quả ăn với nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.
Đặc điểm nổi bật của cây lựu
Cây lựu là giống cây ăn quả nên cũng không khác gì những cây khác, lựu có thân gỗ nhỏ và chiều cao khoảng từ 508m. Thân lựu già có màu xám và tiết diện tròn còn khi cây còn non thì lại có màu xám đỏ và tiết diện vuông, đây là nét khác biệt của cây. Than lựu còn có ít gai, những ngọn cây thường biến đổi thành gai. Giống cây này mọc lâu năm phân nhánh nhiều ngay từ gốc nên thường phát triển thành những bụi dày, cành non thường vươn dài, lá bóng xanh mượt mọc đối xứng nhau.
Lá lựu thuộc loại lá đơn mọc đối xứng, mép lá nhẵn lá cây thuôn dài hơi uốn lượn, phần đầu lá nhọn hoắt và cuống lá có hình chót , cuống lá ngắn phiến lá nhẵn và có màu xanh bóng cả 2 mặt lá. Gân lá lựu hình lông chim, gân chính nổi lên rõ ở mặt dưới lá và kèm với nó là màu đỏ.
Hoa lựu thường mọc đơn độc hoặc tụ lại thành cụm mọc 3-4 bông ở cành hay nách lá. Hoa lựu to mỗi bông có từ 5-6 cánh màu đỏ tươi hoặc màu đỏ tía đều nhau rất nhiều nhị bầu, nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Đây là giống hoa đơn tính nở tập trung vào mùa hè.
Quả lựu to, mọng với đường kính từ 8-10cm. Phần đầu quả lựu còn 4 – 5 lá đài tồn tại; vỏ quả dày và cứng có màu xanh loang đỏ, khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía. Trong quả lựu có vách ngăn chia thành 2 ngăn chứa nhiều hạt hình khối đa giác trông rất thích mắt, hạt mọng nước, sắc hồng trắng hoặc màu hồng ăn rất ngon, ngọt và thơm.
Mùa ra quả tập trung từ tháng 9 năm nay tới tháng 2 sang năm,. Ở nước ta, hiện nay lựu cho hoa đỏ rực vào mùa hè và quả có thể có quanh năm nhé.
Tác dụng của cây lựu
Cây lựu được người ta trồng làm cây ăn quả, quả ăn rất ngon.
Đây cũng là loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao nên được các nhà vườn ưu ái trồng nhiều, nhất là những vùng núi phía bắc nước ta, khí hậu, đất, môi trường thuận lợi để cây lựu phát triển cho quả quanh năm.
Quả lựu chính là biểu tượng của sức khỏe và còn là một thảo dược cực kỳ tốt.
Mang lại một hệ tiêu hóa khỏe mạnh: Lựu mang đến hơn 45% chất xơ cho cơ thể, điều này mang lại một hệ tiêu hóa cực tốt cho cơ thể con người.
Ngăn ngừa ung thư: Sử dụng lựu thường xuyên sẽ giúp ức chế sự tăng trưởng của các khối u, ngừa ung thư tuyết tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư da.
Hạ Huyết áp, chống lão hóa: Trong lựu có chất Axit Punicic có tác dụng giảm cholesterol, triglyceride và giảm huyết áp. Đây cũng là lý do mà quả lựu có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ. Hợp chất polyphenolic trong quả lựu là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể bạn, đặc biệt là làn da. Vì vậy, ăn lựu nhiều giúp da của bạn trông sang hơn trong một thời gian dài.
Tác dụng chữa bệnh của quả lựu: Thanh thử, giải nhiệt, ngừa ra nhiều mô hôi vào mùa hè, viêm loét miệng, tiêu hóa kém, viêm loét trong miệng, tiêu hóa kém, đau bụng, tiêu chảy, sâu răng, ghẻ ngứa…
Cách trồng và chăm sóc cây lựu
Cây lựu được nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành. Không chỉ thế cây còn có thể trồng được bằng cách chiết cây con và để đạt chất lượng tốt nhất là nên tiến hành vào mùa mưa.
Cây lựu thích hợp nhất trồng trồng đất pha cát có thêm phân mục hay những loại đất phù sa có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đặc biệt nếu trồng trong điều kiện quá khắc nghiệt như thiếu nước, cằn cỗi cây vẫn có thể phát triển được nhé.
Nếu nhiệt độ dưới 15 độ C cây lựu sẽ dễ bị chết đó vì thế những vùng có khí hậu quá lạnh ta không nên trồng lựu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả cũng như chất lượng cây trồng.
Cây ưa sáng nên trồng lựu ở nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tự tổng hợp chất dinh dưỡng, cũng cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây bằng cách bón phân cho cây giúp cây duy trì sức sống và cho quả quanh năm.
Xem thêm: Cây thị – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây thị
Kết
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ đến các bạn những thông tin cơ bản như đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và đặc biệt là cách trồng và chăm sóc cây lựu. Với sự chăm sóc tỉ mỉ, cây lựu sẽ mang đến cho bạn những trái ngọt thơm ngon và tô điểm cho khu vườn thêm rực rỡ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Cây Phúc Lộc Thọ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cây Thanh Táo – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Top 10 loại cây giúp THANH LỌC không khí tốt nhất
- Cây Nam Sâm – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hoa nhài nhật là gì? – Cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài nhật