Cây chanh vườn – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh

Hương hoa thơm mát cùng những quả tròn xinh, sai trĩu cành, là món gia vị đặc trưng không thể thiếu của người dân Việt, cây chanh đã đi vào đời sống của dân ta như một loại cây không thể thiếu. Những quả to tròn viên mãn còn tượng trưng cho tài lộc, sự thịnh vượng của gia đình. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm, cách trồng chăm sóc loại cây chanh vườn này bạn nhé!

Cây chanh là gì?

Cây chanh là một cây bụi nhỏ, thân gỗ, có tên khoa học Citrus aurantifolia thuộc họ Rutaceae – Cam chanh, có nguồn gốc từ Đông Nam Á.

Đặc điểm của cây chanh

Chanh hiện nay có nhiều giống từ giống nguyên bản đến chanh lai: chanh ta, chanh giấy, chanh đào, chanh tứ quý, chanh thơm Inđo, chanh không hạt, chanh Eureka…. Dù là loại chanh nào thì hiện nay đều được cải tạo giống để tăng năng suất và chất lượng. Hiện nay loại chanh ghép được ưa chuộng với nhiều ưu điểm: quả to tròn đều với màu sắc đẹp, sai quả : chỉ 2 năm thu được 40kg/ cây, cây trên 3 tuổi >100kg/ cây, quả không bị bọ xít đục.

Đặc điểm của cây chanh
Đặc điểm của cây chanh

Cây chanh có nhiều cành nhánh, có chiều cao chỉ khoảng 0.5-3m, có nhiều gai trên thân, thân lá có hương thơm khi tác động. Lá chanh màu xanh đậm, dày, cứng với nhiều mép lá hình răng cưa, hình trứng thuôn nhọn ở hai đầu. Hoa chanh cũng đi vào thơ ca với hình dáng chân quê như rất thơm. Hoa chanh có màu hơi ngả vàng xanh hoặc trắng tinh khôi, đôi chỗ pha màu tím nhạt, hoa 5 cánh nhỏ xinh. Hoa mọc đơn lẻ hoặc tạo chùm 2-3 bông. Quả chanh rộ vào tháng 5-9, quả chín sau 5-6 tháng khi hoa nở,  có loại cho quả quanh năm như chanh tứ quý. Quả chanh khi còn non có màu xanh đậm, khi chín chuyển vàng,  hình cầu tròn trịa, vỏ bóng, mỏng, với nhiều múi và hạt. Chanh có vị rất chua với hàm lượng axit cao cùng vị thơm nồng dễ chịu.

Ứng dụng cây chanh

Cây chanh đẹp về hình dáng, lại hữu dụng nên hiện nay được trồng làm cảnh phổ biến kể cả  làm cây bonsai trong nhà phố.

Người ta thường trồng chanh trong chậu đặc biệt là các loại chậu gốm có hình dáng cổ điển, độc đáo,trưng ở ban công, hiên nhà đem đến hương thơm thoang thoảng của hoa, lá. Quả chanh trước khi được hái xuống làm thực phẩm còn để trang trí rất sinh động.

Trong quả chanh có rất nhiều vi chất: axit citric, v itamin C, B1, kali, riboflavin….nên chanh được lựa chọn làm nước giải khát, giải nhiệt bổ dưỡng. Khi mệt mỏi pha chút chanh với nước đường, mật ong, bỏ thêm vài hạt muối giúp cho cơ thể tỉnh táo, sảng khoái, xua tan căng thẳng.

Ứng dụng cây chanh
Ứng dụng cây chanh
  • Chanh còn là vị thuốc nổi tiếng, hữu hiệu đối với những bệnh ho gió, ho khan. Chỉ cần bạn thái chanh ra thành những lát mỏng rồi đem hấp với mật ong và gừng.
  • Hạt và vỏ chanh tốt cho gan nên thường được dùng chế thuốc trị bao tử và bổ gan. Hạt chanh kết hợp với mật ong còn giúp tẩy giun cho trẻ.
  • Để chữa còi xương cho trẻ em hoặc xốp xương người lớn người ta dùng trứng gà ngâm chanh.
  • Dùng gừng và rễ chanh tạo vị rất đắng giúp trị tiêu chảy, bệnh gan, chống phóng xạ, trị ngộ độc thức ăn….
  • Vỏ quả và rễ còn dùng làm thuốc trị được nhiều loại bệnh: mang thai bị nôn ói, cảm cúm, kén ăn, nhức đầu…
  • Chữa tiểu đường, rối loạn tiêu hóa, sỏi thận, thấp khớp … bằng cách ngậm chanh
  • Tinh dầu trên vỏ quả giúp làm mất các vết đen do mụn đầu đen, trứng cá.
  • Trong nội trợ, chanh cũng rất hữu ích với chị em:

+ Xát chanh lên cá, thịt sẽ khử hiệu quả mùi hôi, tanh.

+ Để giúp các loại rau củ như khoai tây, súp lơ không bị thâm sau luộc ta dùng 1 thìa cà phê nước cốt chanh tươi vào nồi nước luộc.

+ Dùng bông tẩm nước chanh vào góc tủ lạnh để khử mùi hôi.

+ Làm sáng đồ nhôm bị xỉn bằng cách dùng chanh chà xát lên bề mặt.

+ Cho ít nước cốt chanh vào nước nấu cơm làm cơm không bị vón cục.

+ khử mùi và diệt vi khuẩn cho thớt bằng cách dùng chanh chà xát lên mặt thớt.

Kỹ thuật trồng cây chanh

Kỹ thuật trồng cây chanh
Kỹ thuật trồng cây chanh

1. Chọn giống

Bước đầu tiên là chọn giống chanh có phẩm chất tốt, cây giống phải sạch bệnh, cây con đúng tuổi trồng, có khả năng cho năng suất cao và chất lượng tốt. Bên cạnh đó còn cần phải xem xét điều kiện canh tác vùng trồng của mình, nhằm để cây có thể thích nghi và sinh trưởng, phát triển tốt.

Chanh có thể trồng hạt hoặc bằng phương pháp chiết cành, giâm cành. Trồng bằng hạt thì cây con sẽ đồng đều cùng tuổi và dễ làm nhưng thời gian cho trái của cây sẽ lâu hơn, tỷ lệ hạt giống bị lai tạp khá cao và mang những đặc tính không như mong muốn sẽ khó phát hiện ở giai đoạn cây con.

Với phương pháp chiết cành và giâm cành sẽ đảm bảo thời gian thu hoạch sớm hơn, và cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ mà mình đã chọn.

2. Thời vụ trồng

Cây chanh khá dễ trồng và trồng được quanh năm, nhưng để trồng với quy mô lớn, với mục đích kinh doanh thì bà con nên trồng tập trung vào mùa mưa để tận dụng nước mưa, tiết kiệm được chi phí và công tưới nước.

3. Mật độ trồng

Cây cách cây từ 2,5 đến 3 m, hàng cách hàng từ 2,5 đến 4 m. Nếu vườn chỉ trồng thuần cây chanh mà không xen canh với các loại cây khác thì nên trồng với mật độ 2,5 – 2,5 m để tận dụng được không gian một cách hiệu quả.

4. Đất trồng

Phải xử lý đất trước khi trồng, cày xới và phơi ải để giảm những tàn dư của sâu bệnh, giúp đất được tơi xốp. Đối với chanh thì phải đào hố trồng trước ít nhất 1 tháng, hố đào có đường kính rộng 60 – 80 cm, độ sâu thì tùy theo chất đất.

Nếu đất đồi thì sâu 60 – 80 cm, làm mô cao 0,3 – 0,8 m, rộng 0,8 – 1 m, nếu là đất bằng phẳng thì phải có đê bao khép kín, hố sâu 30 – 40 cm, đất thấp thì đắp mô cao 0,5 – 0,6 m, rộng 0,8 – 1 m.

Trước khi trồng cần tưới nước cho đất đủ ẩm, và có chuẩn bị các kênh rạch cũng như hệ thống thoát nước tốt, nếu vùng đất thấp thì phải có đê bao khép kín.

5. Cách trồng

Những cây con đạt chuẩn để trồng thì cao từ 50 – 70 cm. Rạch bầu và đặt cây nghiêng như thế nào phải tùy vào cây con có nhiều nhánh hay ít, các nhánh phân bố trên cây có đều hay không.

Chúng ta sẽ đặt cây nghiêng về phía nhiều nhánh hơn và cho bên có ít nhánh quay lên, để kích chồi bên và tạo tán cho cây, nếu cây đã có tán tương đối đều rồi thì đặt cây thẳng.

Sau khi đặt cây thì cắm cọc để buộc thân cây cho gió khỏi lay ngã cây. Lấp đất ngang cổ rễ hoặc cao hơn 1 – 2 cm, tránh làm vỡ bầu hay lấp đất quá sâu. Chú ý là không để cây quá nghiêng, và khi lấp đất phải nện đất cho thật chắc để đảm bảo cây đứng vững.

Ở năm đầu nên trồng xen với một số loại cây trồng khác như cây đậu, cây rau,… để tăng hiệu quả sử dụng đất trong thời kỳ kiến thiết.

Cách chăm sóc cây chanh vườn

1. Bón phân

So với cây cùng họ như cam, bưởi thì chanh là loại cây nhạy cảm nhất với phân bón và các chất hóa học. Bà con không nên bón quá thừa, cây sẽ dễ bị ngộ độc và nên bón theo hướng dẫn của nhà sản xuất phân bón mà bà con sử dụng.

Khi sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cho đất ít bị cằn cỗi, đồng thời cây trồng có tuổi thọ cao hơn, giúp tăng độ màu mỡ của đất, giảm ô nhiễm môi trường.

* Bón lót: Sử dụng các loại phân bón hữu cơ để bón vào hố trước khi trồng từ 20 – 30 ngày. Bón khoảng 1,5 – 2 kg/hố tùy vào loại đất và tình hình đất trồng, sau đó tưới nước và lấp ít đất lại. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm trong thời gian từ khi bón lót đến khi trồng, vì thời gian này phân bón cần phải được phân giải cho đất tơi xốp, chuẩn bị dinh dưỡng để chúng ta trồng cây.

* Bón thúc: Kết hợp với việc bón thúc phân thì bà con phải làm sạch cỏ xung quanh và vun gốc. Do đặc điểm của cây chanh là thu rải rác trong năm, chứ không thu tập trung như cây cam và bưởi nên việc bón phân chia ra nhiều lần trong năm. Bón khoảng từ 4 – 5 lần/năm hoặc có thể chia thành nhiều lần hơn, trung bình 1 gốc bón khoảng 3 – 5 kg/năm, mỗi lần bón có thể là 0,5 – 1 kg/gốc.

Cứ mỗi năm bà con nên tăng lượng phân bón cho cây, nhưng không tăng một cách đột ngột sẽ dễ làm cây bị ngộ độc, mà nên tăng dần trong những lần bón. Tùy vào tình trạng năng suất mỗi vụ của cây mà bà con điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, không gây lãng phí hay để thiếu phân.

Cách chăm sóc cây chanh vườn
Cách chăm sóc cây chanh vườn

2. Làm cỏ và tưới nước

* Làm cỏ: Vì cây chanh rất nhạy cảm với các chất hóa học, nên bà con cần sử dụng các biện pháp thủ công để làm cỏ như dùng liềm cắt, hay dùng tay nhổ cỏ, nếu cỏ cao thì có thể dùng máy cắt cỏ.

* Tưới nước: Cây chanh là loại cây mọng nước nên nước tưới rất quan trọng, cần phải tưới đẫm để giữ đất ẩm thường xuyên. Tuy nhiên nó cũng rất sợ ngập úng, bà con nên cần bố trí các hệ thống thoát nước tốt để đảm bảo cây không bị ngập vào mùa mưa.

3. Tỉa cành tạo tán

Đây là công việc cần được thực hiện thường xuyên trong quá trình trồng. Để cây được thông thoáng, quang hợp tốt sẽ cho năng suất chất lượng nông sản cao, đồng thời hạn chế tạo môi trường cho sâu bệnh hại tấn công.

Tỉa cành tạo tán cây sao cho cây có thể nhận được ánh sáng cả ở trong tán. Những cành khô, cành yếu hay mọc trong tán, làm cây quá um tùm, hoặc những chồi non phát triển quá nhiều, làm cây không thể tập trung nuôi những cành chủ yếu mang trái thì nên cắt bỏ.

Dùng kéo cắt cành hoặc cưa cắt cành sạch để tỉa cành, nên cắt sát vào thân chứ không chừa dư ra quá dài.

4. Tạo quả trái vụ

Tuy chanh cho thu hoạch quanh năm và rải rác, nhưng bà con có thể “gom” lại cho cây thu hoạch tập trung thành nhiều đợt. Bằng cách xiết nước, xiết phân khoảng 3 – 4 tuần rồi tiếp tục tưới nước, bón phân trở lại sẽ kích thích cây ra hoa đồng loạt và tập trung hơn.

Cây chanh tuy cùng họ với cây cam, cây bưởi nhưng nó nhạy cảm và có những điểm đặc biệt, đòi hỏi người canh tác phải trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Đảm bảo những nhu cầu thiết yếu và tuyệt đối không nên sử dụng các chất hóa học trên cây chanh.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Cùng thuộc họ cam, bưởi, quýt nên các đối tượng sâu bệnh hại cũng giống nhau. Nhưng chanh dễ bị nhiều bệnh như: Bệnh ghẻ, bệnh thán thư, rệp sáp, thối gốc chảy nhựa,…

Do cây chanh rất mẫn cảm với các chất hóa học nên bà con không nên sử dụng thuốc BVTV, mà nên phòng trừ bằng cách tạo môi trường thông thoáng, bón phân hữu cơ để cây tự có cơ chế đối kháng với các đối tượng gây hại.

Cách trồng Và Chăm Sóc Cây Chanh Trong Chậu/Thùng Xốp

Bạn muốn trồng chanh nhưng dừng lại vì bạn không còn chỗ trồng, nếu đây là hoàn cảnh khiến bạn bối rồi thì việc trồng một cây chanh trong chậu là một ý tưởng tuyệt vời cho bạn. Trồng nó và để trên sân thượng, sân hiên hoặc trong nhà và bạn sẽ được ban thưởng bởi hoa thơm cũng như những quả chanh mọng nước từ nó hàng ngày!!!

Cách trồng Và Chăm Sóc Cây Chanh Trong Chậu/Thùng Xốp
Cách trồng Và Chăm Sóc Cây Chanh Trong Chậu/Thùng Xốp

Giống cây chanh

Trồng cây chanh từ hạt là một ý tưởng tồi vì có thể mất đến 4 năm để sản xuất và cho thu hoạch. Thay vào đó, hãy hỏi tại các vườn ươm địa phương về các giống chanh lùn trồng tốt trong các thùng chứa. 

Chanh có nhiều giống, các giống thường gặp như: chanh giấy được nhiều người ưa chuộng (vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm), chanh núm quả tròn, chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia (trái tròn, đẹp), chanh lima persa không hạt, chanh Eureka…

Làm thế nào để trồng một cây chanh trong Chậu/Thùng Xốp?

Chọn một cái chậu lớn hơn 25% so với gốc cây của cây. Chậu đất là lý tưởng nhất vì không giống như nhựa, nó có độ xốp và bốc hơi nước từ các bên, điều này giúp cho cây chanh phát triển tốt vì nó không thích nhiều nước. Chất lượng và loại đất cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với các cây chanh có năng suất cao, hãy sử dụng đất có khử mùi hữu cơ.

Làm thế nào để trồng một cây chanh trong Chậu/Thùng Xốp?
Làm thế nào để trồng một cây chanh trong Chậu/Thùng Xốp?

Yêu cầu về trồng cây chanh trong chậu

Trồng cây chanh của bạn bắt đầu vào đầu mùa xuân (mùa đông đối với vùng nhiệt đới là mùa tốt nhất). Kích thước chậu của bạn phải theo kích thước cây của bạn. Tránh những giống cây trồng quá lớn hoặc quá nhỏ.

* Độ pH của đất nên ở khoảng 5,5 đến 7 vì cây thích đất chua có độ axit thấp hơn đất trung hòa.

Ánh sáng mặt trời

Tất cả các loại thực vật trong họ cam quýt thích ánh nắng mặt trời, khoảng 7 đến 8 giờ ánh sáng mặt trời là điều cần thiết. Nếu trồng trong nhà thì đặt nơi có sử dụng ánh sáng thường xuyên để cung cấp đủ ánh sáng cho cây.

Nước

Cây chanh đòi hỏi phải tưới nước để sản xuất trái cây tốt. Cho nó quá nhiều hoặc quá ít nước có thể dẫn đến hoa và hoa quả kém chất lượng và đôi khi cây cũng có thể chết. Kiểm tra lớp đất trên cùng 5 cm (có khô không) trước khi tưới nước. Vào những ngày có gió và nóng, cần tưới nước thường xuyên hơn.

Độ ẩm

Nếu bạn đang trồng một cây chanh trong nhà, nó đòi hỏi độ ẩm nhất định để phát triển, 50% là lý tưởng. Bạn có thể duy trì độ ẩm bằng cách đặt nó vào khay sỏi, phun sương hoặc sử dụng máy làm ẩm.

Phân bón cho Cây Chanh Trồng trong chậu

Tất cả các loại cây thuộc họ cam quýt đều là những cây cần nhiều chất dinh dưỡng và cây chanh cũng đòi hỏi phân bón để sản xuất trái cây và lá cây tươi tốt. Sử dụng phân bón đặc biệt cho cây chanh của bạn, nếu không thì sử dụng phân bón NPK 12-6-6.

Hãy tìm một  loại phân bón có chứa vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, mangan và kẽm. Để tăng lượng thức ăn lên cho cây chanh của bạn, áp dụng tưởi phân bón hòa tan trong nước 01 lần trong 01 tháng vào mùa sinh trưởng.

Sâu bệnh hại cây chanh 

Loài sâu hại như rệp sáp, nhện, rầy mềm thường bị thu hút bởi cây chanh.

Thu hoạch

Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào loại giống mà bạn đang trồng và điều kiện thời tiết. Các trái cây họ cam quýt sẽ dừng chín khi chúng đã bị hái ra khỏi cây. Để xác định xem quả chín chưa chín bằng cách xem quả quả có bị nặng, mềm hay vàng không.

Các mẹo bổ sung về Trồng Cây Chanh trong Chậu

  • Giữ cây chanh ở một nơi ít gió hơn vì nó không thích gió mạnh.
  • Nếu di chuyển trong nhà trong mùa đông hoặc ngoài trời vào mùa hè, hãy để nó làm quen với khí hậu để tránh sốc.
  • Bạn cũng có thể làm ghép cành để có được hai hoặc nhiều loại giống chanh khác nhau từ cây đơn.

Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây chanh

Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây chanh
Một số chú ý khi trồng chăm sóc cây chanh
  • Nên trồng cây chanh ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời.
  • Cần tưới nước đầy đủ cho cây, nhất là vào mùa khô.
  • Bón phân cho cây thường xuyên để cung cấp dinh dưỡng.
  • Cắt tỉa cành cho cây thường xuyên để tạo tán cây thông thoáng.
  • Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
  • Nên quét vôi 2 lần/ năm trên thân cây để đề phòng sâu đục thân.

Xem thêm: Cây cóc Thái – Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cóc Thái

Kết

Trên đây, Bao Khuyến Nông đã chia sẻ cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây chanh vườn. Với những biện pháp chăm sóc và bảo vệ đúng cách, cây chanh vườn sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại nhiều trái chanh ngon và chất lượng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *