Cây Trúc Mây hay cây mật cật là loại cây cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, cây trúc mây thường được trồng ở trong nhà hay văn phòng với ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại cây cảnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé
Giới thiệu chung về cây trúc mây
Cây trúc mây hay còn được biết đến với tên gọi khác là cây mật cật, cây trúc xanh, là loại cây có tên khoa học là Rhapis excels thuộc họ Arecaceae (họ Trúc). Cây trúc mây có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và hiện nay rất phổ biến ở Việt Nam, dùng làm cây cảnh mang lại nhiều công dụng cũng như là ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Cây trúc mây cùng họ với cây cau cảnh, cọ, mây. Cây trúc mây thuộc loại cây bụi, phát triển nhanh, có chiều cao từ 1 – 2m, thân cây nhẵn, có các đốt đều nhau và có nhiều bẹ ngoài do các lá khô rụng để lại. Cây trúc mây có nhiều rễ phụ và chồi bên, phần rễ đâm sâu xuống đất giúp cây phát triển nhanh chóng.
Lá cây trúc mây có dạng kép chân vịt, dài 15 – 20cm, chia 5 – 10 lá phụ hoặc chia 2 thùy nông, lá cây có màu xanh bóng đậm. Cây trúc mây có khả năng thanh lọc không khí và có khả năng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện môi trường khắc nghiệt nên được nhiều người yêu thích, thường được trồng trong văn phòng, trong nhà.
Và chính nhờ những đặc điểm ở trên mà có các loại cây trúc cảnh phổ biến được nhiều người biết đến như: Cây trúc mây Đài Loan, cây trúc kiểng, cây trúc Nhật, cây trúc Cần Câu, cây trúc Quân tử,… Mặc dù vậy, thì nhìn chung các loại trúc này cũng đều mang những ý nghĩa phong thủy sâu sắc đến cho ngôi nhà của bạn.
Ý nghĩa cây trúc mây trong phong thủy
Không chỉ mang có khả năng thanh lọc các khí độc như ammania, formaldehyde, hay các tia tử ngoại từ các thiết bị điện tử mà cây trúc mây còn mang ý nghĩa sâu sắc. Nếu bạn chưa biết trồng trúc trong nhà có ý nghĩa phong thủy như thế nào hay hợp với mệnh nào nhất thì hãy tham khảo ngay dưới đây.
Cây trúc mây là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Chính nhờ vào sức sống mãnh liệt này tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự kiên cường để đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Từ đó, giúp bạn đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp cũng như là cuộc sống đất.
Trong phong thủy, cây trúc nằm trong bộ tứ Tùng – Cúc – Trúc – Mai, bộ tứ đem lại những ý nghĩa phong thủy sâu sắc mỗi độ xuân về. Với dáng đứng hiên ngang, thẳng tắp của của cây, giống như những tượng đài trước nhà xua đuổi ma quỷ, đem đến những may mắn, tài lộc. Ngoài ra, với dáng đứng chính trực, hiên ngang của cây tượng trưng cho những người tài, cho những người có chức quyền lớn.
Cây trúc mây còn giúp các nguồn năng lượng, đem đến tài lộc, phú quý nên còn thường được sử dụng để tặng cho người thân vào những dịp đặc biệt.
Cây trúc mây hợp mệnh gì?
Là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, cây trúc mây hợp mệnh gì thì không phải ai cũng biết. Cây trúc mây gần như hợp với tất cả các mệnh, vì nó không khắc mệnh nào. Nhưng cây trúc mây hợp với mệnh Mộc và Hỏa (do Mộc sinh Hỏa) nhất.
Chính vì thế, những người thuộc mệnh Mộc và Hỏa khi trồng cây trúc mây trong nhà sẽ phát huy được tối đa ý nghĩa phong thủy, đem đến những may mắn, tài lộc và giúp cho bạn thăng tiến trong công việc cũng như là sự nghiệp.
Vậy, cây trúc mây hợp tuổi nào? Hãy tham khảo ngay dưới đây:
+ Mệnh Mộc: 1942;1943; 1950; 1951; 1958; 1959; 1972; 1973; 1980; 1981; 1988; 1989.
+ Mệnh Hỏa: 1926; 1927; 1934; 1935; 1948; 1949; 1956; 1957; 1964; 1965; 1978; 1979; 1986; 1987; 1994; 1995; 2008; 2009.
Nên đặt cây trúc mây ở đâu cho phong thủy?
Cây trúc mây là loại cây ưa nắng bán phần, có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện ánh sáng yếu. Và có khả năng thanh lọc không khí, hạn chế các khí độc từ thiết bị điện tử, giảm lượng khí CO2 đem đến không gian trong lành nên cây trúc mây thường được đặt ở các văn phòng, nhà nghỉ, khách sạn, phòng khách hay những nơi có không gian nghỉ.
Ngoài ra, bạn có thể đặt cây ở cạnh ban công, cửa sổ nơi nhận ánh sáng trực tiếp của mặt trời, giúp cây phát triển, giúp đem đến những may mắn, tài lộc dành cho gia chủ.
Cách trồng cây trúc mây đơn giản tại nhà
Cây trúc mây không chỉ có ý nghĩa phong thủy mà còn có khả năng thanh lọc không khí, đem đến cho bạn không gian xanh thư giãn, thoải mái dành cho gia đình bạn. Chính vì thế mà giá cây trúc mây cũng khá đắt, vì thế mà bạn có thể tự trồng ở nhà. Để trồng cây trúc mây ở nhà bạn cần lưu ý những điều sau đây:
Nhân giống cây trúc mây
Cây trúc mây thường được nhân giống bằng hai cách là tách bụi hoặc gieo hạt. Cả hai phương pháp đều được nhiều người áp dụng bởi giá trị mà nó đem lại:
+ Phương pháp tách bụi:
Đây là phương pháp nhân giống khá phổ biến với những loại cây cảnh bụi, đây cũng là phương pháp đơn giản. Và đối với cây trúc mây thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Chọn cây mẹ để tách bụi khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị sâu bệnh để tách.
- Chuẩn bị đất trồng dinh dưỡng, chậu cây có khả năng thoát nước cao.
- Tách cây con ra khỏi bụi mẹ, loại bỏ hết phần đất bám ở rễ cây.
- Đem trồng vào chậu cây để chuẩn bị trước, tưới nước để cây nhanh ra rễ và phát triển.
+ Phương pháp gieo hạt:
- Để nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì bạn thực hiện theo các bước sau:
- Hạt giống chọn loại mẫy, to, đều, không bị sâu mọt tấn công.
- Hạt giống sau khi mua về thì ngâm với nước khoảng từ 10 – 12 tiếng. Sau đó đem ủ trong vải ướt.
- Đem ra luống để trồng. Lưu ý khi gieo hạt thì nên rắc lớp mùn lên phía trên để giúp giữ độ ẩm để hạt nảy mầm và cũng giúp hạn chế các loại chim tấn công.
- Sau khoảng 2 – 4 tuần thì cây sẽ nảy mầm và có thể chăm sóc như bình thường. Đợi khi cây lớn từ 15 – 20cm thì đem trồng trong chậu.
Kỹ thuật trồng cây trúc mây tại nhà
Cây trúc mây là loại cây có khả năng sinh trưởng tốt và dễ trồng tại nhà, tuy nhiên để cây xanh tốt, phong thủy thì bạn cần biết các kỹ thuật sau:
+ Chọn đất trồng thịt pha cát trộn thêm phân vi sinh, xơ dừa, phân vi sinh. Loại đất này giàu chất hữu cơ, có khả năng giữ ẩm tốt để cho cây phát triển.
+ Cây non sau khi được nhân giống thì tiến hành đem đi trồng, cho xỉ than vào dưới đáy chậu. Đổ đất khoảng nửa chậu rồi đặt cây con vào.
+ Cố định cây bằng cách cho thêm đất, ấn mạnh xung quanh gốc cây để cây không bị đổ. Sau đó tưới thêm nước để cây nhanh chóng bám rễ và phát triển.
Cách chăm sóc cây trúc mây
Mặc dù là loại cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nhưng để cho cây trúc mây luôn tươi xanh thì bạn cũng nên lưu ý cách chăm sóc cây sao cho đúng:
+ Tưới nước: Vì thuộc họ Arecaceae, là loại cây có rễ chùm phát triển nên cây trúc mây nhu cầu tưới nước khá cao, so với các loại cây cảnh thông thường. Vì thế trung bình một tuần bạn nên tưới nước khoảng từ 3 – 4 lần tùy vào thời tiết.
+ Cắt tỉa cành: Cây trúc mây có lá xum xuê, nên rất rễ bị khô lá do không đủ ánh sáng hoặc chất dinh dưỡng nuôi cây. Lúc này bạn nên cắt tỉa phần bị khô héo để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây.
+ Ánh sáng: Cây trúc mây là loại cây cảnh ưa sáng bán phần nên khi trồng cây trong nhà bạn nên đặt cây ở những nơi rộng rãi, thoáng khí. Hoặc đặt cây ở cạnh cửa sổ, ban công để cây có nguồn ánh sáng quang hợp để cây phát triển.
+ Dinh dưỡng: Cây trúc mây không yêu cầu quá nhiều về dinh dưỡng, bạn chỉ cần bón phân cho cây định kì khoảng 3 – 6 tháng/lần. Lưu ý khi bón phân nên hòa với nước để tưới cho cây để cây có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.
+ Phòng ngừa sâu bệnh: Trồng cây trúc trước nhà thường rất ít khi bị sâu bệnh, mà chủ yếu là bị vàng lá hoặc cháy lá do không được tưới nước đầy đủ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc bạn cũng có thể bón thêm lớp vôi vào đất để khử đi nấm bệnh còn tồn tại trong đất, lây lan sâu bệnh cho các loại cây cảnh.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Trúc Mây do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Những kiến thức được thu thập và trình bày trong bài viết hy vọng đã làm bạn đọc hài lòng.
- Những thông tin thú vị liên quan đến loài ếch
- Cá da báo mỏ vịt – Thông tin chung về cá da báo mỏ vịt
- Cỏ Đuôi Lươn – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Trâm Bầu – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Kim Ngân Lượng – Cây phong thủy mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ