Cây Long Não là loài cây này có nhiều tác dụng vừa làm cảnh quan đẹp vừa có giá trị về mặt y học. Vì thế, cây được trồng nhiều ở những đô thị, khu dân cư ở Việt Nam. Cách trồng và chăm sóc Cây Long Não cũng giống các loại Cây Công Trình khác, nhưng cũng phải lưu ý một vài điểm để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn đặc điểm, công dụng cách trồng và chăm sóc cây long não mời bạn tham khảo.
Cây long não là gì?
Cây long não hay còn gọi là cây Dã hương, tên khoa học là Cinnamomum camphora Prels. Long não còn là tên gọi một hợp chất hữu cơ được lấy ra từ loại cây này.
Cây long não có nguồn gốc từ khu vực Đông á bao gồm Đài loan, miền nam Nhật bản , đông nam Trung quốc, Đông dương, long não còn được trồng ở khu vực ven bờ biển Đen của khu vực Kavkaz.
Đặc điểm của cây long não
Long não là loại thân cây gỗ lớn và có tán rộng và lá thường xanh tốt quanh năm, có thể cao đến 20-40m, đường kính đạt tới 200cm, thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu bị nứt nẻ theo chiều dọc.
Gỗ cây long não có màu nâu hồng khi giác mỏng ra có màu xám trắng. Lá cây long não thuộc dạng lá đơn nguyên nhẵn và bóng, hình mũi mác, bề mặt như sáp, có màu xanh lục nhạt, có cuống dài mọc sole với nhau, không có lá kèm, có gân lá lông chim, khi vò nát lá sẽ có mùi long não.
Hoa nhiều hoa nhỏ màu vàng lục, đều lưỡng tính, đế hoa lõm mang bao hoa và bộ nhụy xếp thành vòng 3 bộ phận một, bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa không khác nhau mấy, bộ nhụy gồm 3 còng nhụy hữu thụ và 1-2 vòng nhụy lép có tuyến, nhụy hữu thụ có chỉ nhụy mỏng mang bao phấn, gồm 4 ô phấn nhỏ chồng lên nhau 2 cái một, bộ nhụy gồm 1 tâm bì, bầu thượng, vòi hình trụ mọc ở ngọn, có một noãn đảo, hoa mọc thành cụm hoa hình sim mọc ở 2 ngả đầu cành.
Qủa cây long não có màu đen, thuộc dạng quả mọng mọc thành cụm với đường kính khoảng 1cm. Thường có hoa vào tháng 3 hoặc tháng 4 và quả vào tháng 10 -11 của năm. Là cây tương đối ưa sáng, lúc nhỏ che bóng, thích nhiệt độ trung bình, khí hậu ấm và ẩm. Cây dã hương mọc tốt ở đất sét pha tầng dày, không sống được trên đất mặn và đất trũng hoặc quá khô.
Ở Việt nam cây long não phát triển rất chậm. Ở điều kiện thích hợp cây long não có thể tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Cây long não mọc tự nhiên và được nhân giống trồng ở một số tỉnh ở phía Bắc Việt nam. Cây lông não kích cỡ nhỏ có đường kính gốc từ 4-10cm, cây có kích cỡ trung bình có đường kính gốc từ 10-20cm thích hợp để trồng ở đường phố, khu đô thị, khu công nghiệp, các cây có kích cỡ lớn hơn từ 20cm trở lên thích hợp trồng khu biệt thự sân vườn lớn.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Long não có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, Long não được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu còn những cây rất lâu năm, ước tính có cây lên đến 100 năm tuổi.
Bộ phận dùng: Gỗ và lá là nguyên liệu chính để cất tinh thể và tinh dầu .
Cây long não – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3
Tinh dầu Long não có thể chữa bệnh ngoài da
Thành phần hóa học
Tinh dầu: Gỗ của cây trưởng thành chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor (64,1%). Lá cây có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó camphor chiếm 81,5%.
Trong công nghiệp, khi cất Long não người ta thu được phần đặc là tinh thể có màu trắng và phần lỏng là tinh dầu Long não.
Tác dụng theo Y học cổ truyền
Long não vị cay, tính nóng, có độc.
Tác dụng: Sát trùng, tiêu viêm, giảm đau.
Tác dụng theo Y học hiện đại
Long não não có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Với trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng này càng rõ.
Khi bôi vào da, thuốc gây cảm giác mát do thuốc kích thích vào thụ thể cảm giác lạnh và có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, gây tê nhẹ.
Thuốc có tác dụng kích thích đường ruột, gây cảm giác ấm áp, dễ chịu đối với bao tử. Liều cao có thể gây buồn nôn, nôn.
Thuốc dễ được hấp thu nhanh qua niêm mạc bất kỳ nơi nào trên cơ thể, kể cả niêm mạc bao tử.
Độc tính của thuốc: Liều 0,5 – 1g có thể gây hoa mắt chóng mặt, đau đầu, cảm giác nóng, gây kích thích, nói sảng. Uống trên 2g có thể dẫn đến vỏ não bị kích thích gây co giật, có thể suy hô hấp và tử vong.
Công dụng của cây long não
Cây long não còn có khả năng thanh lọc không khí làm sạch môi trường, giúp tạo ra môi trường Ôzôn rất mạnh nên rất được ưa trồng ở các con đường không chỉ tạo bóng mát mà còn cải tạo môi trường. Khi đứng dưới gốc cây long não người ta thường thấy dễ thở và thư thái hơn. Ngoài ra cây long não còn được trồng để làm rừng phòng hộ.
Các bộ phận của cây long não như rễ , cành non, lá cây và thân cây có thể cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp và y dược bằng cách chưng cất bằng hơi nước ta có thể thu được khoảng 90% tinh dầu long não. Bên cạnh đó trong dân gian người ta còn dùng cây long não để chữa một số bệnh như khư phong thấp, thông kinh lạc, chỉ thống tiêu thực, làm long đờm, ra mồ hôi…
Trong y học người ta kết hợp bột long não với một số loại khác để chữa môt số bệnh như hắc lào, bong gân, chấn thương , sai khớp, hôi nách, tiêu chảy thể hàn…
Đặc biệt mùi hôi của long não có thể khử nấm mốc, xua đuôi côn trùng. Lá long não có thể nấu để xông hơi giải cảm. Gỗ cây long não rất bền còn chứa tinh dầu chống mối mọt nên được dùng làm các vật dụng như tủ quần áo, làm đồ mỹ nghệ….
Một số bài thuốc sử dụng Long não
Chữa lở loét ở người nằm lâu
Trường hợp chưa loét: Sử dụng Dã hương, Não sa, mỗi vị 2 g ngâm với 200 ml cồn 75%, bào chế Tinctura, dùng bôi vào chỗ sắp lở loét.
Nếu đã lở loét, sao mềm Hoàng tố liên, dùng phối hợp với thuốc thoa ngoài (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa đau bụng do uế khí do sa chứng
Dùng (Chương não) Dã hương, Minh nhũ hương, Một dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 0.01 g với nước trà. (Chương Não Tán – Trường Sơn Lôi Phương).
Chữa bệnh chàm ở chân bội nhiễm hoặc lở loét
Dùng 3g Dã hương, 2 miếng Đậu hũ, trộn đều, dùng đắp bên ngoài (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa hậu môn lở ngứa
Sử dụng Băng phiến, Minh phàn, mỗi vị 2 g, Mang tiêu 20 g, hòa với 600 ml nước sôi. Đợi đến khi còn ấm, dùng ngâm mông 10 phút, mỗi ngày 2 lần (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa trẻ nhỏ ngứa, lở loét da
Dùng Long não, Mè đen, Hoa tiêu, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều với Vaselin, dùng bôi vào vết thương (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa sâu răng, đau nhức răng
Sử dụng Long não, Chu sa, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng bôi vào răng đau (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa đau khớp, bong gân
Sử dụng dầu Long não trộn đều với dầu Tùng tiết, trộn đều, thoa vào khu vực đau (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Chữa giun kim
Sử dụng Long não 1 g, Binh lang 6 g, Hắc bạch sửu 3g, tán thành bột mịn, trộn đều. Trước khi đi ngủ hòa thuốc với 100 ml nước sôi, đợi nước ấm thì dùng ống tiêm bơm thuốc vào hậu môn, liên tục trong 3 – 5 đợt (theo Tào – Mỹ – Hoa – Thượng Hải Trung Y Dược).
Chữa viêm họng, ho có đờm, khó thở khò khè
Sử dụng 1.5 g Long não và 7 g Phèn chua, tán nhỏ, cho thêm 1 ít cồn và hòa tan với nước ấm. Dùng tăm bông thấm vào dung dịch thuốc thoa trực tiếp vào cổ họng, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Chữa bệnh hôi nách
Sử dụng Dã hương 0.4 g hòa với nước giã một củ gừng. Dùng thoa trực tiếp vào nách bị hôi, mỗi ngày 2 – 3 lần, kiên trì cho đến khi thấy mùi hôi giảm bớt.
Chữa hắc lào, lang ben
Dùng 12 g Long não, 10 g rễ Bạch hạc, giã nhuyễn rồi trộn với nước ép một quả chanh tươi. Thoa thuốc lên vùng da bị hắc lào mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Kiêg kỵ, độc tính và lưu ý khi sử dụng Long não
Kiêng kỵ
- Phụ nữ và thai và người khí hư không dùng (theo Trung Dược Học).
- Không phải là chân hàn và người thấp nhiệt không được dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
Độc tính
- Sử dụng 0.5 – 1 g liều uống có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây kích thích và nói sảng.
- Uống trên 2 g có thể kích thích vỏ não, gây co giật, suy hô hấp và tử vong.
- Uống 7 – 15 g và tiêm bắp trên 4 g có thể gây tử vong.
- Ngộ độc Dã hương nhẹ có thể được cơ thể tự giải độc nhanh và thường không nguy hiểm đến tính mạng. Việc ấp cứu thường là điều trị các triệu chứng và tránh các biến chứng.
Lưu ý khi sử dụng
Long não rất dễ nhầm với chất ở cây Đại bi (Blumea balsamifera). Bột cây Đại bi thường có màu xanh trắng, mùi thơm nhưng hăng hơn Long não (theo (Dược Liệu Việt Nam).
Long não có tính thông khiếu mạnh, chẳng những nóng mà còn bốc, tính chất gần giống với Xạ hương. Người dương khí dễ động, âm khí dễ hao, dùng nhiều Dã hương có thể động dương mà hao âm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Long não
Thời vụ trồng: Thường trồng vào đầu mùa mưa.
Mật độ trồng: Mật độ trồng tương đối: 5x6m. Khi cây đã trưởng thành thì có thể tỉa để thưa hơn.
Đất trồng: Long não ưa đất tốt, lớp đất mặt dày, nhiều mùn, ẩm. Cây Long Não cũng có thể phát triển bình thường trên các vùng đồi, vùng đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi hoặc vùng đất bạc màu. Long Não chịu lạnh giỏi nhưng chịu sương muối và chịu gió kém hơn.
Đào hố: Kích thước hố trồng thường là 40x40x40 cm. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng. Lấp hố kết hợp với bòn lót từ 0.1 – 0.3 kg phân NPK/hố, vun đất theo hình mui rùa.
Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây Long Não sao cho cổ rễ Ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt. Tưới nước vừa phải để cây hấp thu chất dinh dưỡng và không bị héo.
Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-4 và tháng 9-10. Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0.1 -0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Kết hợp với tỉa cành để tạo dáng và tán cây đẹp.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Long Não do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!