Cây kèn hồng là cây xanh đô thị cho hoa đẹp; chúng thường trồng làm cảnh sân vườn, cảnh quan nhà máy, công viên, biệt thự, dọc lối đi, dải phân cách trên đường phố. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến Cây kèn hồng qua bài viết dưới đây nhé!
Giới thiệu cây Kèn Hồng
Đặc điểm hình thái
Là cây thân gỗ. Cây có thể đạt chiều cao đến 15m và đường kính thân lớn hơn 50cm. Cây phân cành và nhánh nhiều, vỏ thân sần sùi màu xám trắng thỉnh thoảng có nốt đốm đen. Lá cây hình bầu dục, bề mặt trên màu xanh bóng, nhẵn. Mép lá nguyên. Lá mọc dạng lá kép qua cuống chung hình chân vịt. Mỗi lá kép gồm lá nhỏ có 3 – 5 lá đơn trên cuống chung dài 3 – 10cm.
Hoa có hình giống chiếc chuông nhỏ có màu hồng phấn tươi tắn. Hoa mọc thành cụm nhỏ, mỗi cụm thường có 4 – 7 bông. Cây thường ra hoa vào mùa hè. Một đặc điểm tạo ấn tượng nhất của cây là đến mùa hoa nở lá cây sẽ rụng hết hoặc còn rất ít lá. Trên cây chỉ còn những cụm hoa nhỏ nhìn như những chùm chuông đang treo trên cây rung rinh trước gió tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.
Quả cây hình quả đậu thuôn dài nhìn giống quả đỗ đen. Khi già quả tách làm đôi làm lộ nhiều hạt có cánh bên trong.
Đặc điểm sinh trưởng
Kèn Hồng là cây ưa sáng, phù hợp trồng với điều kiện khí hậu nước ta. Càng trồng cây nơi nhiều ánh nắng cây sẽ càng sai hoa, hoa to màu sắc rực rỡ.
Tác dụng của cây Kèn Hồng
Với dáng cây cao, tán rộng lại có hoa màu sắc tươi tắn nên cây Kèn Hồng được trồng nhiều trong công viên, đường phố, khu công nghiệp,… Cây không những cho bóng mát tuyệt vời, có tác dụng thanh lọc không khí mà nó còn mang lại sắc màu trẻ trung cho không gian xung quanh.
Cây Kèn Hồng dọc hai bên đường phố
Gỗ cây kèn Hồng có thẻ dùng trong xây dựng, đóng vật dụng…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Kèn Hồng
Cách nhân giống cây Kèn Hồng
Cây Kèn Hồng thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Bạn thu hái quả chín không sâu bệnh rồi phơi ra nắng để quả khô tách hạt ra. Gom lấy hạt, rửa sạch loại bỏ hạt lép rồi tiến hành gieo hạt. Trong quá trình gieo hạt đến khi hạt nảy mầm phát triển thành cây con cần chú ý chăm sóc cung cấp đủ nước để cây con có sực sống khỏe, không sâu bệnh.
Cách trồng cây Kèn Hồng
Hỗn hợp đất trồng phải tơi xốp, trộn thêm tro trấu, xỉ than, phân chuồng hoại mục, phân hữu cơ. Hố trồng nên đào trước khi trồng 1 tuần và có kích thước lớn hơn bầu cây 20cm. Khi trồng ta bóc lớp bọc bầu cây rồi đặt cây xuống giữa hố. Lấp đất cao đến hết cổ rễ của cây rồi ấn chặt quanh gốc và kín hố. Dùng cọc đỡ, chống cho cây tránh để mưa bão, con người… làm ảnh hưởng, gãy, đổ cây mới trồng. Tiến hành tưới nước cho cây sau khi trồng.
Với cây mới trồng bạn phải đảm bảo độ ẩm của đất đạt 60-70% để cây không bị khô. Sau khi trưởng thành có thể thay đổi lượng nước theo mùa. Mùa khô 1-2 ngày tưới 1 lần, mùa mưa, lạnh thì một tuần tưới 2 lần.
Định kỳ 2 tháng bổ sung dinh dưỡng cho cây một lần. Có thể bón phân đạm, phân NPK, bón trực tiếp hay pha loãng với nước đều được. Một năm làm cỏ, vun gốc cho cây 2 lần. Cắt tỉa cành và lá già, mục, vươn xa đặc biệt vào mùa mưa bão. Tránh để cành gãy gây tai nan cho người đi đường.
Cách phòng trị bệnh cho cây Kèn Hồng
Tuy Kèn Hồng ít bị sâu bệnh nhưng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện và có biện pháp xử lí kịp thời. Nếu để lâu cây bị gây hại nghiệm trọng làm giảm sức sống hoặc chết.
Mua cây Kèn Hồng ở đâu?
Hoa cây Kèn Hồng khá giống với hoa Chuông Vàng. Thay vì màu vàng sặc sỡ ta có thể thay thành sắc hồng phấn nhẹ nhàng, thơ mộng. Trồng cây Kèn Hồng chắc chắn sẽ mang lại không gian mát mẻ, nhẹ nhàng không kém phần trẻ trung. Đến mùa hè hoa nở, sắc vàng của ánh nắng chiếu rọi pha lẫn sắc hồng của hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. Bạn sẽ ngỡ ngàng, mê mẫn mỗi khi ngắm nhìn nó.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Kèn Hồng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!