Mang dáng vẻ đài các và kiêu sa. Những giỏ lan hải yến luôn tạo cho người ngắm nhìn cảm giác ấn tượng và rung động ngay từ đầu. Tuy là loài lan có cả hương thơm lẫn sắc đẹp nhưng lan hải yến được xếp vào dạng đỏng đảnh khó trồng nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loài hoa lan hải yến bạn nhé!
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hải yến
Được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở các rừng rậm và những cánh đồng hoang dã ở độ cao từ 0 – 700 m.
Tên tiếng Latin của Hải Yến là “coelestis” dịch sang tiếng Anh là Bầu Trời Xanh. Có lẽ để chinh phục được bầu trời chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Chắc tại bông hoa trắng xanh với vòi bông chĩa thẳng lên trời, nên em ấy mới có tên như vậy.
Còn tên tiếng Việt thì tôi thực sự cũng không biết giải thích thế nào cho chuẩn. Phải chăng ở Việt Nam người ta hay nhìn thấy Hải Yến gần biển (ví dụ như Ninh Thuận, Bình Thuận…)? Hay tại những bông hoa nhìn như chim yến bay trên mặt biển?…
Điều đáng mừng nhất là tên Hải Yến được toàn giới chơi lan Việt Nam gọi, không giống như người họ hàng cùng chi là cây Ngọc Điểm, người ta cứ gọi loạn cả lên. Ngoài Bắc thì gọi là Đai Châu, Nam thì Ngọc Điểm, Trung thì Nghinh Xuân, rồi một số bạn lại gọi Tai Trâu, rồi Lan Me…
Đặc điểm của lan hải yến
Lan hải yến được gọi với nhiều tên gọi khác như lan hải âu, lan Ngọc Bích vv. Loại lan này xuất hiện ở một số nước Đông Nam Á. Loại lan này có tên tiếng anh là Coelestis có nghĩa là bầu trời xanh. Tên gọi Hải Yến được đặt do cánh hoa của loại lan này giống như chim yến đang bay lượn ngoài biển.
Lan hải yến có hình dáng bề ngoài khá giống như Lan Ngọc Điểm tuy nhiên thân lá của chúng nhỏ hơn và có màu xanh mướt xếp theo rãnh và ở giữa cong cong rủ xuống với hai thùy không đều nhau. Hoa có phát hoa đứng thẳng màu trắng và có màu xanh lam ở phần môi cùng hương thơm nồng nàn quyến rũ.
Tuy đẹp là vậy nhưng lan Hải Yến được nhận xét là khá đỏng đảnh và khó tính. Việc trồng loại lan này cũng khá cầu kì chứ không như những loại lan dễ tính khác.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hải yến
Chọn và xử lý giống
Ưu tiên hàng đầu là lá không gãy dập, còn lại có nhiều rễ khỏe thì tốt, mà không có rễ cũng không sao.
Cắt bỏ lá thân rễ thối, dập, nát. Để lại khoảng 3-5 cái rễ, độ dài từ 3-10cm tùy giá thể lớn hay nhỏ.
Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 10 phút. Hoặc ngâm với dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (bạn cứ ra nhà thuốc nói chủ cửa hàng bán cho BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN CHO RAU VÀ HOA MÀU), pha đúng liều ghi trên bao bì và ngâm lan vào đó 10 phút. Hoặc pha Benkona liều 2ml/1 lít nước và ngâm lan 10 phút. Nếu không có các loại trên, ngâm nano bạc cũng được.
Vớt ra, để ráo rồi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ như B1 hoặc Siêu Lân hoặc Terra-Sorb 4 Chế Phẩm Hùng Nguyễn trong 1-2 tiếng tùy độ héo của cây. Cây suy kiệt thì ngâm lâu hơn. Vớt ra và chuẩn bị ghép. Nếu ngâm siêu lân chỉ nên ngâm 15 phút thôi kẻo cây chết xót. (Atonik hiệu quả rất thấp trên lan đơn thân nên tôi bỏ luôn).
Hải Yến ghép mùa nào cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là lúc lan ra nụ, bạn vặt nụ đi và ghép.
Chọn và xử lý giá thể
Hải yến cực kỳ ghét thay giá thể. Bạn ghép vào giá thể nào càng bền càng tốt. Ví dụ như lũa, gỗ cứng, chậu đất nung với viên đất nung hoặc vỏ thông… Nói chung là giá thể gần vĩnh cửu, thoáng và nghệ thuật là được.
Giá thể nào cũng phải ngâm nước vôi 1 tiếng, sau đó rửa thật sạch lại rồi mới tiến hành ghép lan lên.
Khi ghép phải cố định gốc thật chắc chắn và treo hướng nào thì cố định hướng đó, đừng di chuyển liên tục vị trí treo gây ra vặn cây. Nên treo sao cho hai đầu lá hướng về phía đông và tây.
Phân bón
Rất đơn giản, đối với tôi và những người chơi lan lãng tử thì càng làm cho mọi chuyện đơn giản càng tốt.
Cứ chục ngày pha 20 giọt chế phẩm Hùng Nguyễn với 1 gam NPK 20-20-20+TE và 25 giọt Nano Đồng với 1 lít nước. Phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 10h sáng nên tưới rửa lại là xong.
Suốt năm cứ như vậy, cho tới khoảng tháng 2 âm lịch thì dùng NPK 6-30-30+te (1 gam) pha với Nano Đồng (25 giọt) pha với 1 lít nước để kích thích tạo vòi hoa. Phun liên tục như vậy 4-5 lần, 7 ngày 1 lần, sau đó thì ngừng hẳn phân. Bạn có thể dùng Siêu Lân 10-60-10+TE thay cho 6-30-30+TE.
Sau khi hết hoa hai tuần mới bắt đầu quay trở lại quy trình ban đầu với Hùng Nguyễn + NPK te + Nano Đồng.
Phòng và trị sâu bệnh
Có những nhà vườn một mùa thiệt hại hàng trăm thậm chí hàng ngàn giò Hải Yến. Đấy là lý do vì sao hàng ký rất rẻ, nhưng hàng thuần cực mắc.
Có những năm tôi cũng phải vứt bỏ mấy chục giò trong tâm trạng uất ức. Tại sao phun Ridomilgold trắng cả cây mà lá vẫn cứ đen dần dần và chết…
Khi bạn mới trồng, nên che mưa 100%. Bạn tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần dính 1 trận mưa vài tiếng là lan bắt đầu bị thối, vết thối lúc đầu hơi nâu đen, nhưng sau đó là đen thui và lây lan, sau đó lá sẽ rụng và lan sẽ chết.
Nếu bạn không che mưa được, thì dù bạn có phun thuốc lan vẫn cứ thối. Trừ trường hợp vườn nhà bạn không có mầm bệnh.
Ridomilgold là thuốc trị nấm, trong khi kiểu thối đó chính là bị vi khuẩn. Vậy nên muốn chữa khi lan đang bệnh, bạn nên pha 1 thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin)) với 1 thuốc trị nấm như Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… và phun ướt đẫm cả giò lan, mặt trên và mặt dưới lá…
Nhưng sau khi phun thuốc phải che mưa 2 -3 ngày và ngừng tưới nước, ngừng bón phân để vết bệnh khô đi. Nếu phun thuốc buổi sáng mà chiều gặp mưa thì vẫn cứ thua.
Tuy nhiên, khi lan đã thuần và sống được sau 1 năm, thì lại khác. Mưa nắng tẹt ga. Nắng 40-70% đều vô tư.
Nói chung, để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng, bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn 1 lần (mua bộ đôi trị nấm khuẩn là tốt nhất). Tôi vẫn hay dùng Nano Bạc tuần 1 lần luân phiên với Agrifos400 nửa tháng 1 lần theo hướng dẫn bao bì.
Bên cạnh đó, hai chục ngày 1 lần, tôi lại phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 1 lần để phòng và diệt các loại côn trùng, sâu hại.
Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.
Yêu cầu về điều kiện sinh thái
Ánh sáng
Lan Hải Yến có yêu cầu về ánh sáng khá cao. Ánh sáng trung bình từ 2.000 đến 4.000 foot candles. Những cây có điều kiện trồng theieus ánh sáng thường còi cọc và hoa nở ít hơn cây khác được đón nhận nhiều ánh sáng.
Nhiệt độ
Lan Hải Yến ưa thích nhiệt độ ấm áp. Mùa hè và thu cây phát triển mạnh mẽ nhất. Đến mùa đông bạn cần giữ ấm cho cây.
Độ ẩm
với độ ẩm khoảng 50% hoặc cao hơn là lý tưởng để có thể trồng loại lan này. Lan hải yến có thể chịu được độ ẩm thấp hơn một chút trong những tháng mùa đông.
Yêu cầu về nước
Nước rất cần thiết cho lan hải yến phát triển nhất là vào giai đoạn ban đầu. Nên sử dụng nước máy sạch hoặc nước mưa có độ ph vào khoảng 7.5 là hợp lý nhất cho cây.
Những lưu ý nhỏ khi chăm sóc hoa lan hải yến
Sau khi phun thuốc xong thì phải che mưa cho lan 2 – 3 ngày. Ngừng tưới nước và bón phân để cho vết bệnh khô hẳn. Nếu phun thuốc vào buổi sáng mà buổi chiều mưa thì cũng không tác dụng gì. Khi lan đã trồng được hơn một năm thì không cần lo ngại gì nữa về mưa nắng
Ngoài ra ta cũng nên diệt trừ côn trùng và sâu gây hại cho lan. Bạn phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 20 ngày một lần. Cứ 2 tháng thì phun nước vôi trong một lần. Để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng. Bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn một lần.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan hải yến do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về hoa lan hải yến bạn nhé!
- Cá Kình – Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của loài cá kình đại dương
- Cây Tử Đằng – Đặc điểm, Công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Chó Doberman – Những Điều Bạn Cần Biết Trước Khi Quyết Định Nuôi
- Hoa Lan Hoàng Dương – hoa leo rủ làm đẹp cho ngôi nhà bạn
- Cá Khủng Long Vàng – Thông tin về Cá khủng long vàng
alo mặt hàng này còn không ạ? hoa màu gì ở vùng nào và giá cả sao ạ