Hoa lan hài – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan hài

Hoa lan hài (Paphiopedilum) không chỉ là một loài lan đặc biệt mà còn là biểu tượng của sự đa dạng và sức hút trong thế giới của các loại hoa lan. Hoa Lan hài là loài hoa lan rất đặc biệt và thú vị vì hoa của chúng giống như đôi dép hài, bởi thế mà chúng được đặt tên như vậy. Việt Nam ta có sự đa dạng khí hậu nên có thể trồng được nhiều giống lan hài khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loài hoa lan hài bạn nhé!

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hài

Hoa lan hài, hay còn được gọi là lan dép, có tên khoa học là Paphiopedilum, thuộc họ Orchidaceae (họ lan). Chi lan hài bao gồm khoảng 80 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Ấn Độ – Mã Lai (Nam Trung Quốc, Đông Nam Á, hải đảo Thái Bình Dương) và Ấn Độ.

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hài
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hài

Lan hài Việt Nam Paphiopedilum Vietnamense. Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 – 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân trụ.

Đặc điểm hoa lan hài

Hoa trải to sải dài hai bên màu xanh bóng chấm đốm, phía dưới cánh màu hung đỏ, cụm hoa cao từ 5-7 cm, mỗi cành từ 1 đến 3 hoa. Màu sắc thật và tươi mới, có những bông cực đại đường kính lên tới 7cm với màu vàng óm đốm đỏ đầy huyền bí.

Lan hài  không có thân, lá thường xanh có đốm trắng điểm xuyến, thường lan hài gấm nở rộ vào tháng 3, 4 và được mọi người nhân giống bằng hạt. Hoa của nó có cánh môi biến đổi thành chiếc túi trông giống những chiếc hài của người xưa.

Đặc điểm hoa lan hài
Đặc điểm hoa lan hài

Cấu tạo hoa:hai cánh đài bên, một cánh đài trên, một cánh đài dưới, và cánh môi biến đổi thành chiếc túi.

Loại lan hài gấm này được mọi người tìm thấy trong rừng sâu, rừng nguyên sinh rậm nhiệt đới. Mọc ở các vách núi đá vôi dựng đứng có độ cao từ 800-1550m, hay được phát hiện trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dựng đứng gần đỉnh núi.

Lan hài là loại sinh trưởng chậm, mọc ở vach núi cao nên khó thuần dưỡng, ánh sáng yếu và độ ẩm trung bình 80%. Tuy vậy, hài gấm lại nở rộ vào mùa xuân, thời gian hoa nở kéo dài, lâu tàn với nhiều màu sắc.

Hệ thống rễ mảnh và nhạy cảm, với hệ thống lông hút bao quanh rễ, hệ thống lông hút này có nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng và trao đổi oxy. Lưu ý, lan hài gấm cần độ ẩm chứ không thể ngập trong nước, dễ bị úng.

Thân hài lan rất nhỏ mà người ta thường nói lan hài gấm không thân, chính vì thế mà nước và chất dinh dưỡng ở thân rất ít mà tập trung ở lá. Lá lan hài là bộ đẹp, nhiều loại như:

Có loại mặt dưới lá có chấm tím mặt trên lá có vân như: Hài Hồng ( paph Delenatii ), hài Ráp ( Paph Malipoense ). Loại lá xanh cả mặt dưới và mặt trên của lá như: Hài hằng ( Paph hangianum ).

Đặc biệt mặt dưới hài có nhiều lỗ khổng nên khi bón phân phun lá nên phun mặt dưới để đạt hiệu quả cao hơn. Và đặc biệt hơn, khi gặp nhiệt độ ngoài trời quá nóng, quá cao, các lỗ khổng này sẽ khép lại tránh mất nước và bay hơi để đảm bảo độ ẩm cho cây sinh trưởng.

Những loại hoa lan hài phổ biến nhất

Lan hài Việt Nam Paphiopedilum vietnamense.

Lan hài Việt Nam Paphiopedilum vietnamense.
Lan hài Việt Nam Paphiopedilum vietnamense.

Loài này được phát hiện ở vùng biên giới phía tây bắc Việt Nam, giáp với Trung Quốc cùng với Paphiopedilumem ersonii, nhưng mãi đến năm 1998 loài lan đặc hữu Việt Nam này mới được O. Gruss và H. Perner đặt tên và công bố. Hoa có cánh hoa rất to 8 – 10cm, màu hường, môi tía đậm ở mặt trước, nhạt dần về sau, mép cuộn vào, mặt trong có nhiều đốm tía đậm và một dải lông trắng dày đặc ở phần giữa, ngay dưới chân.

Lan Hài vàng Paphiopedilum villosum

Lan Hài vàng Paphiopedilum villosum
Lan Hài vàng Paphiopedilum villosum

Nó được xem như là loài phổ biến nhất và dễ trồng nhất ở Việt Nam với cánh đài lưng màu lục có vân dọc, mép trắng hơi lật ra sau. Cánh tràng hơi chúc xuống và cong ra phía trước, mép nhăn nheo, giữa có vạch lớn màu nâu đỏ. Cánh môi dạng túi màu vàng lục hơi nâu mép màu vàng nâu và thùy bên cuộn vào trong.

Lan Hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum

Lan Hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum
Lan Hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum

Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh, ở độ cao khoảng 1.500 m. Cây chịu hạn khá tốt. Loài này có sự phân bố rất hạn chế và số lượng cá thể rất ít ở Lâm Đồng, Đà Lạt. Chúng có thể bị đe dọa bị tuyệt chủng do môi trường sống là rừng bị thu hẹp lại. Hoa lan hài đài cuộn cỡ lớn với màu nâu pha xanh nhạt. Cánh đài lưng bầu dục uốn cong ra phía sau, cuộn lại, màu xanh đậm, với các đốm hồng đỏ ở gốc, mép màu lục nhạt, màu trắng ở đỉnh. Cánh môi có màu tía ửng vàng và lục, mép màu vàng.

 Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum

 Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum
Lan hài kim Paphiopedilum armeniacum

Loài lan Hài có màu sắc vàng rực này có lá đài sau hình trứng cho đến bầu dục, dài 2,2 – 2,8 cm rộng 14 – 2,2 cm, hơi nhọn, mép uốn vào ở phần trên. Lá đài bên dính nhau, nhỏ hơn lá đài sau với 2 sóng ở lưng và chỉ 1 răng tròn ở đỉnh, mặt trong nhẵn. Loài này được cho là hoàn toàn tuyệt chủng ở Việt Nam vì ở vùng núi đá vôi biên giới Việt Nam đã bị người dân đã khai thác quá mức để bán sáng. Có một số nhà khoa học cho rằng loài này không phân bố ở Việt Nam nhưng trên thực tế có rất nhiều tài liệu đã chứng minh đây là loài lan của Việt Nam.

Lan Hài vân Paphiopedilum callosum

Lan Hài vân Paphiopedilum callosum
Lan Hài vân Paphiopedilum callosum

Được công nhận là loài có vùng phân bố rất rộng Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và ngay cả vùng có độ cao thấp là Phú Quốc. Lan thường nở hoa vào mùa xuân và đầu hạ với cụm hoa cao, có lông, màu nâu đỏ. Cánh đài lưng gần tròn hơi gấp lại, mép răn reo, màu trắng pha hồng gốc màu xanh có gân đỏ ở đỉnh và cánh môi màu nâu đỏ, gốc màu xanh nhạt, hai bên thùy cuộn lại vào trong có nhiều đốm đỏ đậm đã làm ngây ngất những người yêu lan ở Việt Nam.

Lan Hài râu Paphiopedilum dianthum

Lan Hài râu Paphiopedilum dianthum
Lan Hài râu Paphiopedilum dianthum

Thật khó có thể nhầm lẫn được loài lan hài râu với các loài lan khác ở Việt Nam bởi cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng, dài, xoắn lại, rũ xuống, màu nâu lục, dài 10 – 12cm. Cánh môi dạng túi dài 5cm, màu lục nâu vàng, mép cuộn vào trong. Vùng phân bố của Paphiopedilum dianthum ở Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La và còn mọc ở Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan.

 Lan Hài đốm Paphiopedilum gratrixianum

 Lan Hài đốm Paphiopedilum gratrixianum
Lan Hài đốm Paphiopedilum gratrixianum

Các đỉnh núi cao ngất thuộc dãy Tam Đảo, Vĩnh Phúc là xứ sở của loài lan hài đốm. Với cánh đài lưng hình trái xoan, hẹp ở gốc, mép răn reo, màu lục ở gốc, mép trắng, có đốm đỏ lớn ở giữa, cánh tràng trải rộng nhìn như chiếc đuôi công rực rỡ sắc màu, mép răn reo màu lục nâu nhạt. Cánh môi dạng túi, màu lục nâu đậm, 2 thùy bên đứng. Vẽ đẹp lộng lẫy của loài hoa này được các nhà sưu tập lan ở Việt Nam gọi với cái tên trìu mến Hài đuôi công.

Lan Hài helen Paphiopedilum helenae

Lan Hài helen Paphiopedilum helenae
Lan Hài helen Paphiopedilum helenae

Đây có thể là loài lan Hài có kích thước hoa nhỏ nhất được tìm thấy ở Việt Nam và câu chuyện tình yêu của nhà thực vật học Averyanov đã nói lên tất cả về loài hoa lan đặc hữu này: “Một buổi chiều, sau khi tôi và các bạn đồng nghiệp đã mất cả ngày trèo lên nhiều ngọn núi dốc, mọi người đang tính trở về. Nhưng khi thấy ngọn đồi trước mặt rất hấp dẫn, cây cối thật là lý tưởng cho tôi có cảm giác có lan mọc ở đó. Mọi người đã quá mệt mỏi không muốn đi nữa nên tôi đã leo lên một mình. Khi leo gần tới đỉnh đồi, tôi thấy ở gần mép đá có một đám hoa vàng rực rỡ. Thực là đặc biệt vì bông hoa quá lớn so với cây lan. Tội vội chụp vài tấm ảnh, đào một vài nhánh rồi vội vã xuống đồi. Vì vợ tôi Helene Averynova cũng có bộ tóc vàng và dáng người nhỏ nhắn như cây lan, cho nên tôi lấy tên nàng để đặt tên cho cây lan này”.

Lan Hài henry Paphiopedilum henryanum

Lan Hài henry Paphiopedilum henryanum
Lan Hài henry Paphiopedilum henryanum

Sau rất nhiều những nghi ngờ về vùng phân bố của loài lan Hài này ở Việt Nam vì những tấm ảnh hấu hết là chụp ở các vườn hoa lan trổng trên thế giới và gần như chưa một nhà khoa học nào nhìn thấy chúng nở hoa trong thiên nhiên Việt Nam. Vào mùa xuân năm 2001 Leonid Averyanov và D. Harder đã tìm thấy cây lan này tại khu bảo tồn Phong Quang tỉnh Hà Giang. Với chiếc cánh đài màu xanh lá và những đốm màu tím đậm ở mặt trong, lan hài henry là một trong những tác phẩm đẹp nhất của thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta.

Lan Hài mã lị Paphiopedilum malipoense

Lan Hài mã lị Paphiopedilum malipoense
Lan Hài mã lị Paphiopedilum malipoense

Loài lan hài độc đáo này thường nở hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm và loài này được Chen và Tsi mô tả đầu tiên vào năm 1984 dựa trên mẫu vật khô của bảo tàng. Chen và Tsi cho rằng chúng được sưu tập ở Nam Vân Nam – Trung Quốc. Mẫu vật mà K. M. Feng sưu tập ngày 11/11/1947 hiện lưu giữ ở Bắc Kinh là lấy ở núi Malipo của Trung Quốc. Nhưng theo Averyanov thì các cây lan mà người Trung Quốc bán ở Hong Kong từ những năm 1988  –  1989 là lấy từ Việt Nam chứ không phải từ Trung Quốc. Averyanov đã khám phá chúng ở gần làng Can Ty thuộc tỉnh Hà Giang, và ở phía đông nam vùng Mai Châu của tỉnh Hòa Bình.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan hài

Độ ẩm: Lan hài cần có đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho phát triển và sinh trưởng. Nước của cây thường được dự trữ trong lá nên cần duy trì độ ẩm và tưới nước thường xuyên ở mức 60%. Một tuần nên tưới từ 1 đến 2 lần vào sáng sớm là tốt nhất. Vào mùa khô, không nhất thiết tưới trực tiếp mà nên tưới dưới sàn nhà để nước bốc hơi duy trì độ ẩm hoặc đặt chậu lên trên khay nước có đặt đá sỏi cách mặt nước.

Ánh sáng: Vì loại lan hài gấm thường mọc sâu dưới tán rừng lá rộng nên bản chất của nó không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp. Nên cần che chắn bằng rèm để ánh sáng mặt trời yếu đi không chiếu trực tiếp dễ làm cháy lá.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan hài
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hài

Bón: Trong giai đoạn phát triển thì cần thúc Nito. Khi cây đã phát triển hoàn toàn thì thúc phân 10-20-10 để kích hoa. Không nên tưới phân quá nhiều mà chỉ từ 1 đến 2 lần/tháng

Lên chậu: Lan hài phù hợp nhất trồng trong chậu đất xét, một chậu nên dâm từ 2-3 cây con. Giá thể nên trộn vỏ thông, dương xỉ, đá thô, cát. Không nên trộn giá thể quá dày không thể thoát khí, có thể trộn than cục.

Hiện nay việc trồng lan cũng trở nên nhẹ nhàng hơn với cách trồng với giá thể viên LECA. Các viên LECA này thay giá thể nuôi trồng, cấp ẩm, nhiệt độ, nước, tạo sự thoáng khí tốt, dễ di chuyển, và ít bệnh khó úng nước, giảm thiểu quá trình phải thay chậy hàng năm.

Xem thêm: Hoa lan nhất điểm hoàng – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan nhất điểm hoàng

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan hài do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hoa lan hài không chỉ đẹp mắt mà còn là một phần của di sản thiên nhiên cần được bảo vệ và phát triển. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về hoa lan hài bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *