Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ

Cây lưỡi hổ là một trong những loại thuộc cây lưỡi hổ nói chung. Phân loại cây lưỡi hổ có thể dựa trên các đặc điểm chủ yếu đó là màu của lá và đường vân cũng như kích thước của cây. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin cơ bản về Cây lưỡi hổ Đỏ và cách chăm sóc để cây phát triển tốt nhất.

Cây lưỡi hổ đỏ là gì?

Lưỡi hổ đỏ có nguồn gốc bắt nguồn từ Nigeria, sau 1 thời gian được du nhập vào Việt Nam và trở thành loại cây cảnh rất được yêu thích hiện nay.

Đặc điểm hình dáng cây lưỡi hổ đỏ

Lưỡi hổ đỏ có màu đỏ đặc trưng dễ dàng nhận biết, ở giữa lá có màu xanh tươi, khác với những loại lưỡi hổ khác, lưỡi hổ đỏ có chiều cao khá khiêm tốn, không cao những loại cây lưỡi hổ khác.

Lá lưỡi hổ đỏ không mọc thẳng đứng mà thường tỏa ra xung quanh thành chùm, mọc đối xứng nhau.

Hoa lưỡi hổ đỏ có màu trắng lục nhạt, quả có dạng hình tròn.

Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ đỏ

Cây lưỡi hổ đỏ có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, cây rất dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau. Cây có tuổi thọ trung bình từ 3 – 4 năm, thích hợp trồng ở những nơi có nhiệt độ cao.

Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ 1
Đặc điểm sinh trưởng của cây lưỡi hổ đỏ

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ đỏ

Đúng với màu sắc vốn có của mình, lưỡi hổ đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hồng phát trong cuộc sống. Theo quan niệm dân gian, lưỡi hổ đỏ là lá bùa hộ mệnh, được trồng nhiều trong nhà để phòng trừ ma quỷ, chống những điều tà mà, xui rủi cho gia đình.

Cây lưỡi hổ đỏ đem lại cho chủ nhận cảm giác luôn được bảo về, an toàn, cảm giác ấm áp xua tan đi sự mệt mỏi, áp lực từ cuộc sống

Lợi ích của cây lưỡi hổ đỏ

Với ý nghĩa may mắn, mang lại sự hạnh phúc, vược khí,… cây lưỡi hổ đỏ thường được dùng để làm quà tặng ý nghĩa cho người thân trong những dịp đặc biệt: như tân gia, hay chúc mừng công việc mới, khai trương,…

Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ 2
Lợi ích của cây lưỡi hổ đỏ

Giống như những lợi ích nổi bật của các loại lưỡi hổ, lưỡi hổ đỏ có tác dụng thanh lọc không khí rất hiệu quả, đặc biệt nó còn có khả năng hút các sóng điện từ gây hại tới sức khỏe của những thiết bị điện tử trong nhà. Đồng thời, lưỡi hổ đỏ được mệnh danh là một trong những bài thuốc quý, có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh ho, khản tiếng, viêm họng, chữa các bệnh về gan,…

Giúp giấc ngủ của bạn được cải thiện rõ rệt, tình trạng mất ngủ kéo dài dần chấm dứt, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Cách trồng và chăm cây lưỡi hổ đỏ

Làm đất

Tuy cây lưỡi hổ đỏ rất dễ trồng cũng như rất dễ sinh trưởng và phát triển, nhưng để tạo môi trường tốt nhất cho cây phát triển, thì cần phải lựa chọn những loại đất có nhiều khoáng chất, tính kiềm cao. Trước khi tiến hành trồng cây lưỡi hổ, bạn nên trộn hỗn hợp đất phù sa với xơ dừa, bã mùn, xỉ than và phân chuồng hoai mục để tăng các khoáng chất dinh dưỡng trong đất.

Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ 3
Cách trồng và chăm cây lưỡi hổ đỏ

Nếu bạn không có thời gian, có thể dễ dàng tìm mua đất đã được xử lý sẵn tại các cửa hàng cây cảnh.

Ngoài ra, nếu trồng cây trong chậu, cần lựa chọn chậu có kích thước hợp lí, không quá to cũng không quá nhỏ để đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất.

Chọn giống

Nên chọn những cây mẹ đang phát triển khỏe mạnh, lá to, bộ rễ phát triển, không bị sâu bệnh gây hại.

Cách trồng cây lưỡi hổ đỏ

Cách 1: Bạn có thể tách 1 bụi nhỏ từ cây mẹ sang trồng ở chậu nhỏ khác, đối với phương pháp này, bạn nên thực hiện vào mùa xuân hoặc cuối mùa hè, khi thời tiết mát mẻ, cây sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.

Cách 2: Giâm bằng lá của cây lưỡi hổ đỏ, với cách này cần chọn những tàu lá to, khỏe, không bị sâu gây hại, viền đỏ đậm. Cắt sát gốc khoảng 5 – 7cm, giâm lá xuống đất hoặc giá thể đã xử lý sẵn.

Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ 4
Cách trồng cây lưỡi hổ đỏ

Sau đó, đặt cây ở những nơi có năng nhiều, hạn chế việc tưới nước cho cây để tránh làm cây bị thối gốc.

Cách chăm sóc cho cây lưỡi hổ đỏ

Tưới nước

Cũng giống như cây xương rồng, cây lưỡi hổ đỏ là loại ưa nóng, trong lá cũng đã chứa nước vì vậy rất dễ bị chết, nếu tưới quá nhiều nước, cây thoát nước không kịp. Chính vì vậy, bạn cũng nên hạn chế trong việc tưới nước cho cây.

Bón phân

Trong giai đoạn đầu khi cây đang phát triển, bạn có thể pha loãng phân đạm với nước tưới cho cây theo tỉ lệ 1:3, đều đặn 2 tuần/lần. Khi cây được 3 tháng, định kỳ bón thúc bằng phân chuồng ủ mục và phân vi khoáng cho cây 2 tháng/lần. Lưu ý, nên bón phân với liều lượng vừa phải, tránh bón quá nhiều sẽ dẫn đến cây bị hầm, xót gây chết cây.

Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ 5
Cách chăm sóc cho cây lưỡi hổ đỏ

Tỉa lá, vệ sinh lá

Cần thường xuyên tỉa bớt những lá già, lá khô, cũng như những lá bị sâu bệnh đi, để giúp cây phát triển tốt, không bị lây lan mầm bệnh.

Thường xuyên dùng khăn sạch, lau lá cho cây luôn bóng giữ được vẻ đẹp của mình, đồng thời nâng cao được khả năng trao đổi chất, cũng như quang hợp của cây. Khi cây trưởng thành, có kích thước lớn hơn chậu, cần tiến hành thay chậu mới cho cây

Phòng trừ sâu bệnh cho cây lưỡi hổ đỏ

Ngoài việc cần cung cấp đủ nước, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, để có thể phát hiện những dấu hiệu bệnh kịp thời, từ đó có những biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *