Cây phượng là loại cây gắn liền với tuổi học trò. Ở mỗi góc sân trường nhỏ lại có một góc phượng đỏ thắm, không chỉ hoa phượng rất đẹp mà nó còn có công dụng che bóng mát cho các em học sinh. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin về cây phượng nhé!
Cây phượng là gì?
Cây phượng hay còn gọi là phượng vĩ còn có tên gọi khác nữa như là xoan tây, điệp tây thuộc họ Caesalpiniaceae có tên khoa học là Delonix regia. Cây phượng có xuất xứ từ Madagasca và được trồng phân bố rộng rãi ở các đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam cây phượng được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh thành và đặc biệt là ở các thành phố lớn và được trồng nhiều trong các trường học.
Đặc điểm của cây phượng
Cây phượng vĩ là một loại cây thân gỗ lớn có thể cao lên đến 15-20m. Thân cây phượng khẳng khiu với lớp vỏ cây màu xám trắng và khá nhẵn.
Cây phượng được phân ra nhiều nhánh lớn, nhánh bé lan rộng tạo nên tán lá rộng và che nắng tốt nên là một loại cây tạo bóng mát được ưa chuộng trong các công trình có không gian xanh. Lá cây phượng có kết cấu hình lông chim kép có chiều dài khoảng 10-50cm chưa taam20-40 cặp lá chét lớn, và mỗi lá chét con lại có tầm 10-20 cặp lá chét con.
Hoa phượng mọc thành từng chùm với những bông hoa phượng khá lớn với 4 cánh tỏa rộng màu đỏ rực rỡ dài tầm 8cm và cánh oa thứ 5 thì mọc thẳng lớn hơn 4 lá kia với màu sắc pha trộn như trắng, cam, vàng rất đẹp mắt
Quả của cây phượng khá dài, tầm 50-60 cm rộng khoảng 5 cm hạt được nằm trong các ngăn riêng rẽ nhau trên quả và nhỏ như hạt đậu với cân nặng trung bình chỉ tầm 0,4g ăn khá bùi và ngon. Quả của cây phượng có màu xanh và khi chín chuyển dần về màu nâu sẫm.
Cách trồng và chăm sóc cây phượng
Cây phượng thường được nhân giống bằng cách ươm mầm từ hạt. Sau bước xử lý hạt thì chúng ta đem hạt phượng gieo vào các bầu đất và cung câp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như độ ẩm để cây có thể nảy mầm.
Trong thời gian đầu cần che chắn cẩn thận và tăng dần mật độ chiếu sáng theo kích cỡ của cây và tưới nước đều đặn để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Sau khi có được cây giống đủ tiêu chuẩn thì chúng ta mang cây đi trồng tùy theo chất lượng đất mà có thể trồng với mật độ 6*6m hoặc 4*4m. Và trước khi trồng chúng ta cần đào hố cũng như bón phân chuồng hoại mục trước khi trồng tầm 15 ngày.
Cây phượng cần phải chú ý chăm sóc trong vòng 3-4 năm đầu, trong thời gian này chúng ta cần định kì phát cỏ xung quanh gốc cũng như bón phân cho cây định kì 1-2 lần trong 1 năm. Cần tạo những khung rào chắn xung quanh cây để hạn chế sự phá hoại của người cũng như súc vật.
Ứng dụng của cây phượng
Cây phượng là một loại cây công trình được sử dụng nhiều trong các loại khuôn viên đặc biệt là khuôn viên trường học để làm cây tạo bóng mát cũng như cây trang trí. Được coi là một trong nhưng loại cây công trình nổi bật vì có thời gian sống lâu năm và cho hoa rực rỡ khi về hè.
Gỗ của cây phượng thuộc loại gỗ trung bình có thể sử dụng để dùng trong xây dựng hay chế tạo các đồ gia dụng, đóng hòm, xẻ ván.
Trong y học thì rễ và vỏ cây phượng có thể được dùng trong các bài thuốc chống sốt, hạ nhiệt. Vỏ của cây phượng có thể dùng để nấu lên lấy nước uống trị các bệnh đầy bụng, sốt rét, tê thấp hay giảm huyết áp… Lá cây phượng có thể sử dụng để chữa đầy hơi.
Ngoài ra hạt của cây phượng còn được dùng với vai trò của một bộ gõ âm nhạc ở Caribe.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về đặc điểm, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc cây phượng. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!