Cây Tha La – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây tha la

Trong thiên nhiên, mỗi một loại Cây tha la, một loài hoa đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Có những loài hoa tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, cũng có những loài hoa gắn liền với hình ảnh học trò, loài hoa tượng trưng cho tình cảm gia đình…nhưng có một loài hoa đặc biệt nó gắn liền với cuộc đời của đức phật Thích Ca, chính là hoa tha la nhé. Không quá đượm sắc như hoa đào, hoa mai, không quá nổi bật như hoa hồng nhưng hoa tha la muôn mang một nét đẹp riêng. Hãy cùng đi tìm hiểu về loại hoa xinh đẹp này nhé.

Cây Tha La – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây tha la
Cây Tha La – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây tha la

 

Đặc điểm cây tha la

Cây sala là cây lâu niên với thân gỗ lớn, cây có thể phát triển tới 30 – 35m (110ft), thân gỗ lớn màu xám đậm.

Lá cây sala (vô ưu) to và thuôn dài màu xanh mướt và bóng khá giống với cây lộc vừng nhưng to hơn nhiều, gân lá đậm. Lá cây thường mọc trên cụm ở đầu của cành như những chùm hoa xanh lớn, thường dài 8 đến 31 cm (3 đến 12 inch).

Đặc điểm cây tha la
Đặc điểm cây tha la

Hoa sala : mọc ra trực tiếp từ thân cây. Độ dài của chùm hoa có thể lên tới 80 cm (31 inch). Vào mùa hoa nở, với một cây sala cỡ lớn có thể cho tới hơn 1000 hoa một ngày, toàn bộ thân cây được bao trùm bởi một sắc hoa đằm thắm. Hoa sala có hương thơm ngọt ngào, quyến rũ đặc biệt về buổi đêm và sáng sớm hương thơm của hoa càng nồng nàn hơn. Hoa sala (đầu lân) có chứa rất nhiều phấn hoa. Với hương thơm ngọt ngào chúng thu hút rất nhiều loài ong tới làm mật. Loài ong sử dụng chúng như là một nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong suốt những bữa ăn.

Một chùm hoa gồm nhiều bông hoa nhỏ với đường kính bông từ 6- 14cm  gồm 6 cánh hoa chính và 2-3 cánh hoa phụ nhỏ. Màu sắc của cánh hoa rất độc đáo từ các sắc thái của màu hồng và màu đỏ xen kẽ với các vân vàng mỏng hướng vào tâm hoa.

Khác với các loài hoa khác, nhụy hoa của cây sala khá đặc biệt, chúng có màu hồng sáng, bản lớn và dày mọc lệch từ 1 bên và hơi cong hướng về tâm hoa.

Hoa Sala nở quanh năm, nhưng rộ nhất là từ tháng 2 đến tháng 5.

Quả của cây sala có hình cầu khá lớn với vỏ gỗ cứng màu nâu nhạt, đường kính quả lên đến 14 – 25 cm. Một cây có thể đạt tới 150 quả tròn tròn như quả bóng. Khác với hoa, quả cây sala có mùi hôi khó chịu. Phổ biến cây được gọi là “cây cannonball”vì cây không chỉ gồmnhững quả lớn, tròn và nặng, màkhi rơi xuống đấtchúng sẽ tạo ra những tiếng ồn lớn và nổ. Và đương nhiên cây sala thường ít được được trồng sát bên cạnh các lối đi bộ, bởi vì quả rơi xuống có thể dễ dàng gây ra thương tích tử vong.

Ý nghĩa cây tha la

Cũng giống như Bồ Đề, cây sala cũng có nhiều ý nghĩa linh thiêng trong đạo Phật đặc biệt là Phật giáo nguyên thủy bởi chúng gắn liền với cuộc đời Đức phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo cho chúng ta biết rằng đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây sa la ở Kushinagara (Câu-thi-na).

Ý nghĩa cây tha la
Ý nghĩa cây tha la

Ngày xưa, theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa người con gái phải trở về quê cha mẹ để để sinh nở và Hoàng hậu Maya cũng không ngoại lệ. Tới ngày gần sinh, bà cùng với đoàn tùy tùng rời Kapilavatthu về nhà cha mẹ để sinh. Dọc đường, Hoàng hậu dừng chân nghỉ tại dưới gốc một cây Sa la ở khu vườn Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật Thích Ca.

Chính vì thế sau này hình ảnh cây Sala vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc hạ sinh đức phật mang rất nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Chùm hoa Sala nhìn giống với thần rắn Naga. Mỗi bông hoa gồm 6 cánh hoa xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn hổ mang chín đầu đang phùng mang lên để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc cây bồ đề.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara)  Đức Phật đã viên tịch giữa 2 cây sala trong tư thế nằm nghiêng, đầu hướng về phương Bắc”. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi niết bàn, về với cảnh giới chân như muôn thuở…

Với ý nghĩa linh thiêng gắn liền với Đạo Phật nên cây sala được sử dụng trồng ở rất nhiều những đền thờ, chùa chiền lớn đặc biệt là ở các nước Phật giáo như Ấn Độ, Thái Lan, Singgapo, Việt Nam, Sri Lanka…

Đến với nơi đây ngắm và thưởng thức mùi hương lạ kỳ của hoa Sala, bạn sẽ cảm thấy trong tâm khởi lên niềm hoan hỷ, an lạc, hạnh phúc tới bình yên khó tả… giúp con người giác ngộ xóa sạch ưu phiền đúng với tên gọi Vô ưu

Ngoài cây sala thì cây sen đất cũng là loài cây hoa quý thường được trồng nơi chùa chiền. Cây được nhiều nhà sư và các tín đồ phật giáo ưa chuộng.

Công dụng của cây Sala

Tác dụng trong y học: Vỏ cây, lá cây và hoa sala đều được sử dụng để làm thuốc bởi chúng có tính chất chống vi khuẩn giúp kháng khuẩn, sát trùng và giảm đau. Đã có rất nhiều bài thuốc hay dân gian từ cây sala được ông cha ta lưu truyền tới tận ngày nay:
  • Vỏ cây được cho là chữa bệnh cảm lạnh, đau bụng.
  • Nước ép từ lá của cây sala có thể điều trị bệnh sốt rét và bệnh ngoài da, trong khi nhai lá non làm giảm đau răng.
  • Hạt cây sala có thể khử trùng vết thương.
Công dụng của cây Sala
Công dụng của cây Sala

Ngoài ra cây sala thường được sử dụng trồng nhiều trang trí cảnh quan sân vườn đặc biệt do chúng có ý nghĩa linh thiêng trong đạo phật nên được trồng nhiều hơn cả trong các khu vực chùa, chiền. Cây sala cũng được coi là vật phẩm để công đức trồng trong chùa của nhiều tín đồ Phật giáo.

Gỗ của cây sala được sử dụng để làm hương. Vỏ của trái sala còn được chế làm đồ dùng

Cách trồng và chăm sóc cây tha la

Nhân giống cây tha la

Hình thức nhân giống tha la chủ yếu là nhân giống bằng hạt. Lợi dụng ưu điểm của cây là quả có rất nhiều hạt nên việc sử dụng và thu gom ươm hạt của cây cũng khá thuận lợi. Ngoài ra cây tha la còn có các cách nhân giống khác như giâm cành hay giâm rễ.

Cách trồng và chăm sóc cây tha la
Cách trồng và chăm sóc cây tha la

Cách trồng cây tha la

  • Chuẩn bị đất trồng: đất trồng tha la con thì chúng ta nên sử dụng loại đất tơi xốp, pha thêm 1 bì tro, và sử dụng phân chuồng như phân trâu, hay bò.
  • Đào hố và trộn đất, đặt bầu cây xuống hố, tháo bỏ lớp nilong bên ngoài và lấp nén đất cùng hỗn chất xung quanh.
  • Để cây thẳng đứng và tránh bị nghiêng ngả do tác động bên ngoài chúng ta nên sử dụng các que chống. tưới nước cho cây.

Chăm sóc cây tha la

  • Tưới nước: Thời điểm tưới nước phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vụ mùa trồng cây. Đất khô và mùa nắng chúng ta có thể tưới 2 ngày /1 lần và buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu vào mùa mưa thì không yêu cầu tưới nước nhiều tùy thuộc vào độ ẩm của đất mà chúng ta cung cấp.
  • Bón phân: việc bón phân định kỳ cho cây tha la giúp cây phát triển thân lá. Vào 3 tháng đầu chúng ta nên bổ sung phân bón hữu cơ, đặc biệt đến giai đoạn phân cành và ra hoa. Cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất và nước để cây nhận được tốt nhất,cho hoa nhiều và đẹp. 6 tháng đến 1 năm bón định kỳ phân bón NPK(15-15-15) 0,1 đến 0,2kg/1 gốc.
  • Thực hiện cắt tỉa cành lá, để cây tha la bớt rườm rà, và tạo thế đẹp nhất.
  • Một năm nên thực hiện vun gốc 1 đến 2 lần ở giai đoan các tháng đầu.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại: tha la có sức sống sinh tồn và kháng bệnh rất tốt. Các trường hợp sâu bệnh hại vẫn xảy ra ở cây như sâu đục thân, sâu ăn lá. Chúng ta có thể sử dụng vôi để quét gốc cho cây tha la phòng trừ khi bị sâu đục thân, dùng boocdo1% cho trường hợp xảy ra sâu ăn lá.

Kết.

Tha la là một trong những cây bóng mát, cây cảnh đang và đã được nhiều người trồng. Làm cây cảnh ở sân vườn và cho khuân viên. Cây tha la tạo bóng mát, vẻ đẹp đơn sơ, và mang đến sự an nhiên bình tâm cho gia đình và mọi người. Không những thế cây còn là một trong những vị thuốc sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã chia sẻ đến các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, và cách trồng cây tha la. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *