Thông thường, người ta thường thấy cây bồ đề được trồng trong đình, chùa, miếu, mạo…nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, thiêng liêng. Nhưng hiện nay, câu bồ đề còn được những nghệ nhân uốn, cắt tỉa trồng theo dáng bon sai trong những chiếc chậu cảnh xinh đẹp dùng để làm cây trang trí rất đẹp nhé. Qua đôi bàn tay khéo léo, bồ đề không chỉ hiện ra là một cây cao lớn, trồng để làm bóng mát mà còn là những cây nhỏ xinh đặt trang trí ở sân vườn hay trong nhà đều thích hợp. Bạn đã biết gì về đặc điểm cũng như công dụng của cây bồ đề chưa? Nếu chưa hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Cây bồ đề là gì?
Bồ đề hay còn gọi cây đề,cây giác ngộ (danh pháp khoa học: Ficus religiosa) là một loài cây thuộc chi Đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.
Bồ đề hay còn gọi cây đề, cây giác ngộ là một loài cây thuộc chi Đa đề có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam. Nó là một loài cây rụng lá về mùa khô hoặc thường xanh bán mùa, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m.
Đặc điểm nổi bật của cây bồ đề
Cây bồ đề thuộc loại cây thân gỗ lớn, nó có thể cao tới 30 m nếu được trồng và chăm sóc trong điều kiện lý tưởng. Đường kính thân khoảng 3m. Cây thường rụng lá vào mùa thu nhưng chỉ là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây cũng vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống. Thân cây bồ đề có vỏ màu nâu hay màu nâu xám, cây có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, cọng rủ xuống tạo thành lá là rộng và rậm rạp.
Lá cây bồ đề hẹp hình trái tim với đầu lá kéo dài thành hàng, từ đầu lá tới cuống có chiều dài khoảng 2-5cm, cuống lá dài từ 6 đến 10 cm. Lá cây có màu xanh lục đậm làm nổi bật lên phần gân lá hình chân chim màu trắng xanh. Lá cây bồ đề khi còn non nó có màu hơi đỏ nhưng khi lá đã già nó dần dần chuyển sang màu xanh.
Hoa bồ đề thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa dạng sung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu. Hoa có màu đỏ xinh đẹp. Hoa bồ đề thường nở từ tháng 2 hàng năm kéo dài đến tận cuối tháng 4 thì bắt đầu tạo quả.
Quả bồ đề có dạng hình cầu, kích thước nhỏ đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm. Quả gần như không có cuống, nó cũng mọc thành từng chùm giống như hoa vậy. Quả bồ đề khi còn non có màu xanh lục nhưng khi chín nó chuyển dần sang màu tím. Tháng 5-6 được cho mà mùa quả bồ đề.
Ý nghĩa của việc trồng cây bồ đề
Cây bồ đề là một loài cây có sức hút lớn và có ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo đối với các dân tộc ở Đông Nam Á. Đức Phật từng dạy: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta. Một người trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội. Có năm loại cây không được chặt, đó là cây Bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”.
Nhân sự kiện thành tựu quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác của đức Thích Ca dưới cội cây Pippala (Tất-bát-la) – một loại cây bình thường vào thời ấy – được tên gọi mới là cây Bodhi (Bồ Đề), biểu tượng cho sự tỉnh thức, sự thông suốt chân lý, sự giác ngộ. Cây Bồ Đề trở thành một biểu tượng triết lý. Chính vì lẽ đó, khi chúng ta đi đến bất cứ nơi đâu mà nhìn thấy cây Bồ Đề…thì có cảm giác rất linh thiêng, như có cảm giác cây “biết nói” và “nhắc nhở” chúng ta về sự tẩy uế những gì không tốt của bản thân. Dù thấy chúng mọc trên vách tường nhà, hay ven đường cũng không nỡ nhổ bỏ.
Tác dụng của cây bồ đề
Cây bồ đề thường được trồng trên đất ở sân vườn, quán cà phê, công viên, vỉa hè, đường phố… hay trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trên hiên nhà, văn phòng, nhà hàng…tạo bóng mát, khoảng xanh không chỉ thế cây bồ đề còn giúp hấp thụ những khí độc hại, khói bụi nhả khí oxy tạo môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.
Cây bồ đề còn cho gỗ tốt, gỗ mềm nhẹ, thớ gỗ mịn đều, ít cong vênh dễ xẻ và dễ chẻ nhỏ vì thế nó được dùng trong công nghệ làm giấy và làm tăm…Nhựa cây bồ đề có mùi thơm dịu nhẹ được dùng trong công nghiệp nước hoa. Còn nếu trong y học làm thuốc chữa bệnh hen suyễn, tiểu đường, tiêu chảy, lở loét, tăng cường khả năng miễn dịch hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ, công nghệ chế biến véc ni và chế biến một số loại sơn đặc biệt nữa nhé.
Hiện nay cây bồ đề cũng có thể trồng làm cây thế cây bonsai vì cây có thân mềm, dễ uốn và tạo thế đẹp, nhiều cây bồ đề có giá trị lên đến cả tỷ đồng chính vì thế cây đem lại giá trị kinh tế cao.
Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề
Cây bồ đề là loại cây ưa sáng, dễ nhân giống. Cây được nhân giống từ hạt và giâm cành. Vì thế việc trồng cây cũng không quá khó khăn. Những cành được chọn để giâm cần phải là cành không quá già cũng không quá non, nếu là cành bồ đề đã ra hoa rồi thì càng tốt nhé. Hạt bồ đề được chọn để nhân giống cũng cần phải là những hạt mẩy, tròn đều để tăng khả năng sống sót.
Cây bồ đề có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, lại sống tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau bởi thế việc chăm sóc cây bồ đề cũng khá dễ dàng. Cây có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường, khi trồng bồ đề chỉ cần lưu ý một số điều sau:
- Cây bồ đề ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều, cây chịu rét khỏe nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao, nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 15-35 độ C. Ta nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng ở trong bóng râm.
- Cây phát triển mạnh mẽ trên nền đất ẩm, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng, nhất là loại đất ruộng. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là cây đã hấp thụ nước và chất dinh dưỡng đầy đủ rồi nhé.
- Việc tưới nước cho cây khi còn non thì nên thường xuyên để cây không bị héo nhưng khi cây trưởng thành thì cũng không cần tưới quá nhiều, chỉ cần lượng nước mưa hàng năm cũng đủ, ta chỉ nên tưới nước khi thời tiết quá nắng nóng, hay thời gian dài không có mưa thôi nhé.
- Khi mới trồng cây bồ đề cũng cần che chắn cẩn thận tránh cho cây bị đỏ gãy do tác động của thiên nhiên, môi trường bên ngoài.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây bồ đề. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Hoa lan Phi Điệp – Cách chăm sóc Hoa lan phi điệp có thể bạn chưa biết!
- Cây Lim Xẹt – Đặc điểm và ững dụng của Gỗ Lim trong đời sống
- Hoa Lan Trầm – Những loại hoa lan trầm phổ biến nhất hiện nay
- Cá Chuồn – Nguồn gốc, Đặc điểm cá Chuồn – loài cá bay như chim
- Cải Trời – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc