Cây Phong Lá Đỏ – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc phong lá đỏ

Nổi tiếng từ lâu trên thế giới với sắc đỏ rực rỡ tạo nên khung cảnh thơ mộng vào mùa thu, cây phong lá đỏ tạo nên thương hiệu của Hàn Quốc, Nhật Bản. Vẻ đẹp lãng mạn của cây phong lá đỏ còn làm xao xuyến bao trái tim khiến cây được nhân rộng ở nhiều quốc gia. 

Vốn là cây bóng mát có xuất xứ tư các nước có khí hậu nóng được đưa về Việt Nam và được nhiệt đới hóa để phù hợp với khí hậu việt. Theo quan sát cũng như kinh nghiệm của nhà vườn thì phong lá đỏ thường đẹp vào mùa hè. Khi hết nắng hoặc chuyển sang đông cây thường có hiện tượng rụng hết lá như một số cây thuộc giống bàng. Cây phong lá đỏ trồng cảnh quan công trình khuôn viên trong vườn mang lại nhiều cảm xúc dành cho bất kỳ không gian nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại cây này nhé!

Cây Phong Lá Đỏ - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc phong lá đỏ
Cây Phong Lá Đỏ – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ là gì?

Phong đỏ là một loài thực vật thuộc chi Phong, họ Bồ hòn. Đây là một trong những cây rụng lá phổ biến nhất và rộng rãi của miền đông Bắc Mỹ. Nó có phạm vi dao động từ hồ Woods trên biên giới giữa Ontario và Minnesota, phía đông Newfoundland, phía nam gần Miami, Florida, và tây nam sang đông Texas.

Trên thế giới có hàng nghìn giống phong lá đỏ khác nhau dựa theo số thùy và màu sắc lá, một số nhóm chính:

Nhóm Linearilobum: lá có 5 thùy trong đó có 1 thùy dài, mảnh.

Nhóm Palmatum :  lá từ 5-7 thùy.

Nhóm Dissectum : lá có 5-9 thùy, màu đậm, lá có hình răng cưa.

Đặc điểm của cây phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ là cây thân gỗ,  khi còn non có vỏ mịn, thân màu xám trắng, cây phong lá đỏ càng lâu năm thì thân trở nên sẫm màu và xù xì hơn, có thể có vảy trên bề mặt.

Đặc điểm của cây phong lá đỏ
Đặc điểm của cây phong lá đỏ

Lá cây phong đỏ có lá hình tim, với 3 thùy răng cưa nhỏ. Khoảng cách giữa các thùy nông và sắc nét : khi mới ra lá có màu đỏ, lá già có màu xanh sẫm và héo lại. cây phong lá đỏ là cây rụng lá vào mùa đông, trước khi rụng lá thì cây chuyển thành màu cam hoặc đỏ.

Cây phong lá đỏ có hoa màu đỏ hoặc cam mọc thành chùm và rũ xuống. Hoa phong lá đỏ có cấu trúc khá đặc biệt: có cây phong chỉ toàn hoa đực, có cây phong chỉ toàn hoa cái và cũng có cây phong có cả hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên giới tính của hoa không phải là điều kiện quyết định khả năng sinh trưởng của cây.

Khoảng 4 năm tuổi có thể sử dụng hạt cây phong lá đỏ để làm giống, quả phong (hay còn gọi là phím phong) thường chín vào cuối hè, hạt cây phong cũng có màu đỏ.

Cây phong lá đỏ thường phù hợp với những miền khí hậu nóng ấm và phát triển rất tốt, cây cho lá và tán đều nhau. Đặc biệt với màu đỏ tươi của lá luôn mang đến những cảm giác đầy nắng cho không gian.

Cây phong lá đỏ có thể nói là cây công trình bóng mát phù hợp với nhiều cảnh quan công trình, đối với những công trình cảnh quan lớn bạn cũng có thể trồng phong lá đỏ tạo nên một con đường màu sắc rực rỡ.

Ứng dụng của Cây phong lá đỏ trong trang trí

Cây phong lá đỏ thuộc loại cây bóng mát quý, với chiều cao phù hợp và tán tỏa rộng, phong làm điểm nhấn cho cảnh quan.  Với sắc lá và hoa đặc biệt phong thường được trồng ở sân vườn, trước cửa nhà, cổng nhà, lối ra vào, đường phố, công viên, đô thị, khu công nghiệp, quán ăn…. Đem đến không gian trong lành, che mát cả một vùng, tạo vẻ đẹp rực rỡ.

Ứng dụng của Cây phong lá đỏ trong trang trí
Ứng dụng của Cây phong lá đỏ trong trang trí

Cây phong lá đỏ là cây bóng mát phổ biến, được sử dụng phổ biến trong trang trí cảnh quan bởi sắc hoa và lá đặc biệt, tạo điểm nhấn cho cảnh quan.

Phong lá đỏ trồng tập trung thành dãy tạo nên những con đường đẹp, là nơi tham quan, chụp ảnh, tạo khu du lịch hấp dẫn.

Cây phong lá đỏ có dáng thế , bộ rễ, thân cành, lá đẹp, dễ tạo hình nên đặc biệt được các nghệ nhân ưa chuộng trong nghệ thuật bonsai.

Phong lá đỏ còn được trồng chậu làm cây cảnh trang trí sân vườn nhà phố, quán ăn, nhà hàng, quán cà phê, cửa hiệu… tạo vẻ đẹp rất riêng.

Gỗ phong rất cứng, chắc với những thớ mịn, ít mối mọt được ưa chuộng làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất.

Trong nghệ thuật bonsai, cây phong lá đỏ là loài cây quý dễ tạo hình.

Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ
Cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ

Cây phong lá đỏ được trồng phổ biến theo hai cách: gieo từ hạt và cắt mầm từ gốc cây.

  • Cây gieo từ hạt phong lá đỏ giống cách gieo giống cách làm cho hạt táo nảy mầm: ngâm hạt cây phong lá đỏ trong nước nóng từ 24 – 48h sau đó cho vào ngăn làm mát khoảng 3 tháng thì lấy ra gieo, thời gian gieo hạt tốt nhất và vào mùa thu. Cây phong lá đỏ gieo từ hạt là cây nguyên bản, có thể phát triển cao tới 4 – 5m và hạt của cây phong có thể dùng làm giống.
  • Cây cắt mầm từ gốc cây phong lá đỏ: cây phong giống cắt mầm từ gốc phát triển tốt nhưng chiều cao cây phong con đạt được chỉ 2,5 – 3m mà không thể cao như cây nguyên bản gieo từ hạt.

Cây phong lá đỏ có xuất xứ gần gũi nên rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, việc trồng và chăm sóc cây không quá tốn nhiều công sức:

  • Ánh sáng: Cây phong lá đỏ ưa ánh nắng nhẹ, không thích nắng gắt , cây có thể sống ở nơi có một phần bóng râm. Nếu mùa hè bạn có thể giảm nắng bằng cách đặt tại vị trí nắng nửa ngày hoặc che bớt nắng cho cây. Tuy nhiên nơi trồng cần có ánh sáng và nhiệt độ vừa đủ. Nên trồng cây nơi thông thoáng nhưng tránh gió mạnh vì gió có thể làm tổn thương cây hoặc làm cây mất nước.
  • Nhiệt độ: phong lá đỏ ưa mát, cây chịu nóng kém, nhiệt độ thích hợp 16-25oC.
  • Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình.
  • Đất trồng: nên trồng đất tơi xốp, thoát nước, giàu dinh dưỡng. Khi trồng bạn đào hốc sâu để đất giữ rễ, tuy nhiên cần trồng cao hơn mặt đất 20-25cm để chống rễ bị úng.
  • Tưới nước: Cần tưới một lượng nước vừa đủ, tránh úng. Đặc biệt mùa hanh khô hoặc thời tiết nóng thì tăng cường tưới hơn. Nên phủ lớp bèo lục bình vào gốc để giữ ẩm cho cây vào mùa nóng và khô.
  • Bón phân: Cây phong lá đỏ cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên nên bón phân nhả chậm để cây lấy dinh dưỡng điều độ, không bị sốc phân. Trong 3 năm đầu nên khi trồng cần bón thường xuyên để phát triển hệ thống rễ.

Cách phòng chống các bệnh thường gặp ở cây phong lá đỏ

  • Rệp: rệp phong có kích thước nhỏ bám vào thân cây phong, nó có thể thay đổi màu sắc giống với cây mà nó đang ký sinh. Để chống loại rệp phong này chúng ta có thể sử dụng thuốc trừ rệp để loại bỏ.
  • Sên và ốc sên hại lá: Sên và ốc sên ăn phá hoại lá phong vào buổi tối và ẩn nấp vào ban ngày, cần kiểm tra thường xuyên để loại bỏ sớm.
  • Bạc lá: bệnh bạc lá ở cây phong thường có triệu chứng là xuất hiện các đốm nhỏ trên lá,nó lan dần trên bề mặt lá. Cây phong bị bạc lá khi quá ẩm ướt, để phòng chống cần tránh làm ướt lá vào buổi chiều và tối hoặc cải thiện bề mặt không gian thoáng khí.
  • Nấm bệnh:triệu chứng nấm bệnh của cây phong lá đỏ là xuất hiện các vệt màu nâu hoặc đen trên cành và thân cây, bệnh này dễ lây lan bằng cách không vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng dụng cụ cắt tỉa ở cành hoặc thân có sâu bệnh làm lây lan sang các thân và cành khỏe mạnh của cây phong lá đỏ.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây phong lá đỏ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *