Hoa Lan Kiều- Cách trồng và chăm sóc hoa lan kiều đạt hiệu quả cao

Đối với các “dân chơi” cây cảnh thì không ai không biết đến vẻ đẹp của các loại hoa lan kiều. Được thu hút bởi vẻ nhẹ nhàng, thuần khiết nhưng lại vô cùng đặc biệt hoa lan kiều là loại hoa rừng làm say đắm biết bao tâm hồn của những người chơi hoa và kể cả những người ngắm hoa. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về những điều đặc biệt từ loài hoa lan này trong bài viết sau đây nhé.

Nguồn gốc của hoa lan kiều

Hoa lan kiều là loài hoa mang nét đặc trưng của núi rừng tinh khôi, mang lại cho ta cảm giác rất gần gũi và thân thuộc. Dù với dáng vẻ đơn giản, màu sắc nhẹ  nhàng nhưng lại để lại một ấn tượng đặc biệt trong lòng mỗi người. Hoa lan kiều còn có tên gọi khác rất đẹp là lan thủy tiên.
Nguồn gốc của hoa lan kiều
Nguồn gốc của hoa lan kiều
Hoa lan kiều hiện nay có rất nhiều loại như: hoa lan kiều tím, hoa lan kiều vuông, hoa lan kiều dẹt, hoa lan kiều tua… Vẻ đẹp của mỗi loại dù khác nhau nhưng vẫn được rất nhiều người ưa thích. Vậy nét đặc trưng của mỗi loại như thế nào? Cách phân biệt ra làm sao? Hãy cùng nhau theo dõi ở phần tiếp theo nhé.

Đặc điểm của hoa lan kiều

Đặc điểm của hoa lan kiều
Đặc điểm của hoa lan kiều
Là loài phong lan ưa nắng, thoáng mát và nhiệt độ ở nơi trồng lan thủy tiên nên duy trì từ 20 – 30oC  là cây có thể sinh sống và phát triển tốt nhất. Ngoại trừ, lan kiều dẹt chúng cần nhiệt độ mát mẻ hơn các loài lan khác, người trồng lưu ý nếu như trồng lan kiều dẹt cần đặt lan ở các vị trí có nền nhiệt thấp hơn từ 17 – 28oC; Không cần tưới nước quá nhiều lần trong một tuần, độ ẩm duy trì từ 60 – 80%, không quá thấp sẽ khiến lan phát triển chậm hoặc có các biểu hiện teo thân, tóp ngọn.
Lan kiều cho số lượng hoa nhiều, chùm hoa to, dài, nhiều màu sắc và khá bắt mắt, hoa lâu tàn, thời gian nở từ 15 ngày tới 1 tháng.

Ý nghĩa của hoa lan kiều

Ý nghĩa của hoa lan kiều
Ý nghĩa của hoa lan kiều
Hoa lan kiều thời nở ra dịp tháng 2 nên thường được dùng để chơi tết, trang trí nhà cửa. Ngoài ra loài hoa này cũng mang ý nghĩa biểu trưng của vẻ đẹp dịu dàng, thiết tha và mềm mại của người phụ nữ.
Cũng như những loại lan khác, lan kiều được xem như là một món quà ý nghĩa để tặng bạn bè, gia đình, người thân và đặc biệt và món quà người đàn ông nên dành tặng cho người phụ nữ. Đồng thời, loài hoa này cũng mang ý nghĩa tốt đẹp, hạnh phúc trong dịp lễ tết, cưới hỏi, sinh nhật, mừng khai trương,…

Những loại hoa lan kiều phổ biến

Phong lan kiều tím

Đây được xem là loại hoa đẹp nhất ở Việt Nam, nó có một vẻ đẹp huyền bí, thường được người ta gọi là đại diện cho sự chân thành và chung thủy. Vì thế nó thường được dùng để làm quà tặng rất ý nghĩa hoặc trồng trong khu vườn của mình thì quả là không gì có thể sánh bằng.
Cách nhận biết lan kiều tím cũng rất đơn giản ở vẻ bề ngoài của nó. Lan kiều thường được ví với sức sống mạnh mẽ cũng chính vì điểm nhận dạng đầu tiên là lá của nó rất cứng. Lá hơi nhọn và có thân dài màu đen, thường có 4 – 5 lá trên thân cây.

Phong lan kiều vuông

Thân cây của hoa lan kiều vuông rất ngắn, dạng vuông và có 4 cạnh rất rõ, thường mọc hướng theo mặt trời mộc. Hoa lan kiều vuông thường cao từ 20 – 40cm với đường kính từ 15-20mm. Thân cây hoa thường có màu xanh đậm hoặc xanh ánh vàng. Khi thân già sẽ có hiện tượng nhăn nheo nhưng vẫn duy trì hình dáng thân vuông.
Phần gốc cây tùy vào loại thân là cây con hay cây trưởng thành thì sẽ có độ cao to khác nhau. Gốc có hình dáng hơi phình và vuông từ thân cho đến ngọn.
Đối với phần lá của lan kiều vuông thì có hình xoan thon, dài từ 5-10cm với độ rộng khoảng từ 3,5-7,5cm, tuy nhiên thì có một số là có thể to hơn độ rộng thông thường. Lá rất ít, có bẹ ôm sát thân. Mỗi lá cây có nhiều gân, ngoài ra cũng có thêm các đường sọc trắng khá mờ.
Đặc biệt hoa lan kiều vuông mọc thành từng chùm, các bông hoa lại mọc riêng lẻ xung quanh phát hoa. Mỗi bông hoa to khoảng 4cm có sắc trắng tinh khiết, ở giữ hoa có môi tròn màu vàng cà có viền màu trắng ở mép của từng bông hoa. Họng hoa có nhiều sợi long tơ nhỏ cực kỳ mịn (có màu vàng tươi), ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp loài hoa lan có phớt hồng nhưng ít phổ biến hơn.

Phong lan kiều tua

Chúng ta làm một phép so sánh rằng phong lan kiều cũng mang một vẻ đẹp như nàng Kiều của Xuân Diệu vậy. Vốn dĩ tên phong lan kiều đã nói lên vẻ đẹp của nó, hơn nữa với hình dáng đặc biệt đặc trưng của len kiều tua khiến nó trở nên thu hút hơn. Với thân cây phình to ở giữa và gốc với ngọn cây lại tròn đều với chiều cao chỉ từ 55 – 60cm. Hoa cũng mọc thành từng chùm và lưỡi hoa có tua nên đúng như tên gọi là hoa kiều tua.

Phong lan kiều dẹt

Đây thuộc dòng hiếm của các loại lan có giá trị sưu tâm cao, như tên gọi của nó thì thân cây có hình dẹt đặc trưng với những vòi hoa rũ mang màu vàng tươi sáng. Đây là loại hoa mà những người sưu tầm cây cảnh nên săn lùng.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan kiều

Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích của mỗi người mà sẽ có những cách thức trồng phong lan kiều khác nhau. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc những cách trồng phổ biến thường được người chơi lan áp dụng tại nhà.

Trồng lan kiều vào dớn bảng, dớn đĩa

Cũng giống như cách thức trồng các loại phong lan khác người trồng cần xử lý các giá thể trước khi
trồng lan kiều bằng cách ngâm trong nước vôi trong hoặc khử trùng bằng thuốc nhằm giữ sạch dớn bảng, dớn đĩa ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng tới sự phát triển của lan. Chúng ta tiến hành phủ một lớp mỏng rêu bên trên bề mặt dớn bảng, dớn đĩa việc làm này giúp giữ được độ ẩm nhất định cho cây, sau đó đặt lan lên trên, dùng dây thít nhựa xuyên qua hai bên nhằm cố định lan vào dớn.

Trồng phong lan kiều vào chậu

Đây là cách trồng được áp dụng nhiều cho hầu hết các loại thuộc chi hoàng thảo bởi
chúng khá dễ cho việc chăm sóc, tiết kiệm được không gian, diện tích trồng, dễ dàng di chuyển cây từ vị trí này qua vị trí khác, giúp cho cây hấp thu các chất dinh dưỡng cũng như tạo được độ thẩm mỹ cao.
Khi đã chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng, đồ dùng hỗ trợ trong quá trình trồng thì ta cần lưu ý trong việc chọn chậu trồng lan, có thể là chậu đất nung hoặc chậu nhựa đều được nhưng phải đảm bảo chậu có đục lỗ nhỏ ở đáy hoặc hai bên nhằm cho việc thoát nước tốt khi chúng ta tưới nước cho lan, tránh trường hợp lan bị úng nước và chết.
Bên cạnh đó, phải luôn nhớ chậu và các giá thể trồng lan phải được khử trùng sạch sẽ, hạn chế mức thấp nhất mầm bệnh cho lan, ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và phát triển của chúng. Thông thường với phong lan kiều, người ta thường lựa chọn các giá thể như: Vỏ thông, than củi, dớn cọng, rêu cỡ nhỏ trộn đều với nhau để trồng lan; giúp cho lan hấp thu các chất dinh dưỡng từ giá thể nhanh chóng.
Tiếp đó, ghép rễ lan kiều sao cho chạm vào các giá thể, vì là các loại lan kiều đều ưa sự thông thoáng, khi trồng chúng ta cần lưu ý không ấn chặt phần gốc xuống giá thể mà phải để chúng nhô lên trên mặt giá thể, chỉ rắc một chút rêu lên phía trên bề mặt nhằm giúp rễ nhanh phát triển và phần gốc không bị khô. Dùng nẹp cố định các phần gốc một cách nhẹ nhàng, tránh cây bị lay gốc trong quá trình tưới nước và chăm sóc.
Ngoài ra, nhiều người còn lựa chọn cách trồng lan vào gỗ lũa để tăng độ thẩm mỹ cho giò lan. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy, lan kiều trồng trên gỗ lũa thường chậm phát triển hơn so với trồng trong trậu hoặc dớn bảng, dớn đĩa.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan kiều do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về hoa lan kiều bạn nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *