Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghe đến cái tên nguyệt quế rồi phải không nào. Được biết đến nhiều như là một biểu tượng chiến thắng cho các cuộc thi lớn nhưng không phải ai cũng có kiến thức về cây nguyệt quế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân loại và hiểu về ý nghĩa cũng như cách trồng, cách chăm sóc Cây Nguyệt Quế nhé!
Tìm hiểu về cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế hay còn gọi là cây nguyệt quế hy lạp với tên khoa học là Laurus nobilis. Cây nguyệt quế thuộc loại thực vật thân gỗ, có mùi thơm, kích thước từ 10-18m. Cây có xuất xứ từ các vùng ven Địa Trung Hải và được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Là loài có tuổi thọ cao, hiện nay có những cây nguyệt quế 200 tuổi vẫn còn sống và phát triển khá tốt.
Cây nguyệt quế được biết đến rộng rãi như là một biểu tượng của chiến thắng khi được sử dụng để làm vòng nguyệt quế. Đây là phần thưởng không thể thiếu trong các cuộc thi Olympic và Pythia của Hy Lạp cổ đại.
Đặc điểm cây nguyệt quế
Đặc điểm hình thái
Cây nguyệt quế là cây thân gỗ có chiều cao trung bình 6m, có những cây thấp hơn chỉ 2m, thân cây khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nhẵn bóng, không có lông hoặc nếu có chỉ là một số sợi lông nhỏ không đáng kể. thân cây già hóa thành gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt ra và sần sùi giống như cây bưởi.
Lá của cây Nguyệt Quế được mọc xen kẽ nhau theo thân và được mang trên cuống lá. Những cụm lá của cây dài chứng 12cm và là tập hợp của 2 dãy đối xứng nhau gồm 3 – 9 chiếc, lá non mọc bóng và dài, hình bầu dục hẹp, phía đầu lá nhọn.
Hoa nguyệt quế rất thơm, mọc thành từng cụm gồm 8 bông tại đỉnh nhánh hoặc mọc ra từ nách lá. Mỗi hoa gồm có 5 đài màu xanh và 5 cánh màu trắng, đường kính hoa khoảng 12 – 18 mm uốn cong về phía sau. Hoa có 10 nhị và một bầu nhụy ở trên đỉnh. Đầu nhụy có dạng hình cầu. Hoa Nguyệt Quế có đặc điểm tương đối giống với hoa bưởi, cam, quýt bởi cây thuộc họ Cam. Hoa của cây không nở thường xuyên trong năm mà lại xuất hiện sau những trận mưa lớn, thời điểm nở rộ nhiều nhất và vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Quả nguyệt quế có hình trứng và hình bầu dục, khi non có màu xanh và chuyển dần sang màu cam hoặc đỏ tươi khi chín. Mỗi quả chỉ có từ 1 -2 hạt giống hình giọt nước đục màu vàng hoặc hơi xanh. Thịt quả nạc và mọng nước.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây hoa nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây rất thích hợp với điều kiện đầy nắng và đất thoát nước tốt. Cây cần cung cấp nhiều nước, sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C, loại đất phù hợp nhất để cây phát triển chính là loại đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ, độ pH = 5 – 7
Cây nguyệt quế có mấy loại?
Cây nguyệt quế hiện nay có 3 loại chính được trồng và biết đến nhiều là:
Cây nguyệt quế lá lớn
Đúng như tên gọi của nó, cây nguyệt quế lá lớn có những lá cây to, mọc thưa, kích thước cây lớn nên được dùng làm cây bonsai lớn khá nhiều. Cây ưa đất cát cũng như đất phù sa và có khả năng chịu hạn tốt nên việc trồng và lựa chọn môi trường sống cho cây khá đơn giản. Tuy nhiên lưu ý cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng lại chịu úng kém nên tránh trồng cây tại khu vực mưa nhiều và thoát nước kém. Khi lựa chọn trồng cây trong chậu cần chọn những chậu có đục lỗ để tránh rễ cây bị ngập và thối
Cây nguyệt quế lá nhỏ
Cây nguyệt quế lá nhỏ có lá bé và kích thước khiêm tốn hơn cây nguyệt quế lá lớn khá nhiều. Nhưng chính nhờ kích thước vừa phải mà nó được ưa chuộng và phổ biến hơn giống cây lá lớn. Cây nguyệt quế lá nhỏ cho nhiều qua đan xen đều với lá cây nhìn rất đẹp. Những chùm hoa cũng tỏa hương thơm ngát và thanh khiết khiến người ta dễ chịu. Nhờ dáng cây đẹp, màu sắc tươi tắn và hoa nhiều nên cây nguyệt quế lá nhỏ rất được ưa chuộng làm cây cảnh bonsai. Cây rất có giá trị về kinh tế và thuộc loại quý trong các loại nguyệt quế.
Cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn
Cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn cũng là một giống cây nguyệt quế có lá nhỏ. Thân cây cũng có kích cỡ thuộc loại nhỏ khi chỉ cao khoảng 40cm. Nhưng đặc điểm nổi trội và quý hiếm của cây là thân cây có hình xoắn nghiêng nghiêng rất đẹp và thú vị. Nó tạo cho người nhìn cảm giác thân cây như những sợi dây xoắn lại với nhau. Ngoài ra, bộ rễ của cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn cũng có hình dáng rất đẹp. Cây thuộc loài cây nguyệt quế đẹp nhất có giá trị cao và được săn đón hàng đầu trong những loại cây bonsai.
Ý nghĩa cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế trưng trong nhà giúp mang lại may mắn, thành công trong công danh, sự nghiệp và gặt hái được nhiều tài lộc cho gia chủ. Cây còn mang lại niềm tin và mong muốn các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu đỗ đạt cao, mọi việc thuận lợi.
Không những vậy, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi ma quỷ và những xui xẻo trong cuộc sống, tránh những điều xấu đến cho gia đình.
Với mùi thơm rất đặc trưng, cây giúp cho tinh thần gia chủ thoải mái, vui tươi và tỉnh táo để giải quyết mọi chuyện. Tuy nhiên, mùi thơm của cây hơi gắt, nếu ngửi gần và lâu có thể sẽ hơi nhức đầu.
Cây nguyệt quế trong phong thủy mang những ý nghĩa tốt lành mà nhiều người muốn có. Sắc cây mang màu sáng, hương hoa thơm ngát và thanh khiết nên nhiều người tin cây nguyệt quế có công dụng trừ tà đuổi ma. Trồng cây cạnh nhà hay mang cành lá nguyệt quế bên người khiến người ta an tâm và không sợ bị điều xấu đeo bám.
Hoa nguyệt quế tạo cảm giác an thần, dễ chịu và xả stress hiệu quả nên ý nghĩa hoa nguyệt quế cũng được tin tưởng rất nhiều. Người ta cho rằng có cây hoa nguyệt quế trong nhà giúp mang lại sự may mắn, thành công và khu trừ những thứ xúi quẩy muốn đến gần nhà mình. Tuy kém cây phú quý nhưng cây nguyệt quế cũng có tác dụng thu hút tài lộc nhất định.
Trước kia, vòng nguyệt quế là biểu tượng vinh quang cao nhất được trao cho những người chiến thắng trong các cuộc thi Olympic tại Hy Lạp cổ đại. Bởi vậy, cây mang ý nghĩa của sự thành công, may mắn và sự chiến thắng trong cuộc sống. Trồng cây nguyệt quế trong nhà giúp thành viên trong gia đình thành công và dễ dàng chiến thắng những chướng ngại khó khăn trong cuộc sống hơn.
Cây nguyệt quế có tác dụng gì?
Cây nguyệt quế đẹp, cành lá tươi tốt nên rất được chuộng làm cây cảnh, cây bonsai. Đặc biệt là những loại cây nguyệt quế lá nhỏ và cây nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn. Những tay chơi cây cảnh luôn dành cho nguyệt quế một vị trí tốt trong vườn cảnh của mình. Có những cây nguyệt quế cổ thụ hay cây nguyệt quế rừng nhiều tuổi có giá trị rất cao. Bởi những cây nguyệt quế bonsai đẹp không chỉ là những tác phẩm trang trí làm đẹp mà còn mang ý nghĩa nghệ thuật khiến nhiều người quý trọng. Bên cạnh đó cây nguyệt quế leo và cây nguyệt quế để bàn cũng được dùng làm cảnh khá nhiều.
Hiện nay, trong một số giải đấu, người ta vẫn còn dùng lá và cành để bện thành vòng hoa nguyệt quế trao cho người thắng cuộc. Như chương trình đường lên đỉnh Olympia sử dụng vòng nguyệt quế làm phần thưởng tôn vinh thí sinh đứng đầu.
Ngoài ra, cây nguyệt quế còn có những tác dụng dược liệu rất tốt. Lá nguyệt quế khô đem đốt khiến người ngửi an thần, giảm stress và dễ tiến vào giấc ngủ. Các bài thuốc với thành phần chính là cây nguyệt quế có tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể,… và kích thích mọc tóc.
Tuy nguyệt quế có ích nhưng cũng cần lưu ý trong quá trình sử dụng. Những người bị dị ứng với nguyệt quế và phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đều nên tránh sử dụng các sản phẩm từ cây. Việc lạm dụng lá nguyệt quế cũng gây hại đối với cơ quan tiêu hóa và hô hấp.
Cách trồng cây nguyệt quế
Các phương pháp trồng cây phổ biến như gieo hạt, giâm cành, ghép mắt đều có thể áp dụng được với cây nguyệt quế; trong đó ghép mắt được phổ biến hơn cách giâm cành cây nguyệt quế và gieo hạt. Nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, tươi tốt, không sâu bệnh để làm giống, phần mắt ghép phát triển tốt.
Sau khi tiến hành ghép thành công, lưu ý bảo vệ phần được ghép bằng bọc ni-lông hoặc vải sạch. Tiến hành tưới nước đều đặn để cây phát triển tốt. Cây mới cần nhiều chất dinh dưỡng nên cần bổ sung dinh dưỡng tránh việc cây chết do thiếu chất.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
Dưới đây là một số lưu ý về điều kiện sống của cây nguyệt quế để cách chăm sóc cây nguyệt quế ra hoa dành cho bạn:
Đặt nơi thoáng đãng có nhiều ánh sáng
Nguyệt quế là cây ưa sáng nên lưu ý trồng cây tại vị trí thoáng đãng, không có quá nhiều bóng râm. Tuy nhiên cũng tránh những nơi ánh sáng quá mạnh và trực tiếp có thể khiến cây nguyệt quế bị rụng lá và chết lá nhé.
Đất trồng đủ dinh dưỡng
Trộn các loại phân bón hữu cơ như xơ dừa, vỏ trấu, mùn cưa với đất để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Khoảng 3 tháng một lần nên quan sát chất lượng đất để bón phân.
Tưới nước thường xuyên
Tưới nước thường xuyên bởi cây nguyệt quế hút nước mạnh và nhu cầu nước cao.
Sâu bệnh
Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh gây hại cho cây. Tiến hành cắt tỉa các cành lá ảnh hưởng sự phát triển của cây và tạo dáng cây đẹp. Bạn cũng có thể học cách tạo dáng cây nguyệt quế để tiến hành cắt tỉa, chỉnh sửa cho cây vừa phát triển tốt lại đẹp mắt.Cây nguyệt quế
Mua cây nguyệt quế ở đâu?
Bạn có thể đến tìm các cửa hàng cây cảnh để tìm mua cây cảnh nguyệt quế. Nếu muốn tìm nơi bán cây nguyệt quế cổ thụ và bán cây nguyệt quế bonsai lâu năm với kiểu dáng đẹp thì bạn phải đến những cửa hàng lớn. Một số người thắc mắc lá nguyệt quế bán ở đâu thì có thể tìm mua tại các tiệm thuốc đông y.
Tùy theo giá trị cây nguyệt quế đến đâu mà giá bán cây nguyệt quế biến động theo đó. Giá cây nguyệt quế rẻ có thể từ vài chục nghìn đồng nhưng cũng có cây nguyệt quế 10 tỷ mà cũng có người mua. Từ kiểu dáng, thế cây, độ tuổi và chủng loại mà người bán có thể báo giá cây nguyệt quế chênh lệch rất nhiều.
Xem thêm: Cây tùng cối – Cây bonsai đẹp, cách trồng và chăm sóc, tạo dáng tùng cối
Kết
Trên đây là những thông tin về đăc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Nguyệt Quế do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này thì bạn đọc sẽ hiểu thêm về cây Nguyệt Quế cũng như tự trồng cho mình một chậu Nguyệt Quế thật đẹp nhé!
- Những thông tin liên quan đến ba khía có thể bạn chưa biết?
- Cá Điêu Hồng – Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi cá Điêu Hồng hiệu quả cao
- Cá Hoàng Bảo Yến – Thông tin về Cá hoàng bảo yến
- Hoa Mõm Chó – Cách trồng và chăm sóc hoa mõm chó tốt nhất
- Cá cao xạ pháo – Thông tin và kỹ thuật nuôi cá cao xạ pháo