Cây Lan Quân Tử – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cây Lan Quân Tử hay còn gọi là cây đại quân tử, cây huệ đỏ, cây huệ da cam, tên tiếng Anh là Clivia (hay Clivea) là giống hoa đẹp nhưng không thuộc vào nhóm các cây lan mà lại thuộc giống họ loa kèn (lilies), rất gần với giống hoa huệ sông Nile (African LiLy hay Agapanthus). Cả hoa và lá của lan quân tử đều rất đẹp nên được nhiều người thích trồng. Bên cạnh đó lan quân tử còn mang ý nghĩa phong thủy tượng trưng cho cốt cánh quân tử của chủ nhân, mang lại sự sung túc và may mắn. Dưới dây là đặc điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cảnh này.

Đặc điểm hình thái và sinh trưởng

Cây Lan Quân Tử thuộc dòng cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao từ 0.3 – 1 mét. Cây mang bộ rễ khỏe mạnh lan rộng và ăn sâu vào lòng đất. Nhờ thế, Lan Quân Tử có sức sống mãnh liệt, có thể sống được ở những môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, khô cằn, ẩm thấp, lạnh giá, … Thân lá kết hợp với nhau thành 1 tổng thể thống nhất dáng giống chiếc quạt cầm tay. Lá cây màu xanh đậm, dạng bẹ, xếp thành nhiều lớp đan xen nhau, ngọn vươn ra thành hai bên đối xứng nhau.

Cây Lan Quân Tử
Cây Lan Quân Tử

Cây thường ra hoa vào mùa xuân và hạ. Lan thường có màu vàng, đỏ hoặc cam, đậm về phía cành nhạt dần về nhụy. Ngoài ra còn có một hình thức khác thường với những bông hoa có màu vàng hồng rất nhạt ở nửa trên và màu vàng nhạt ở nửa dưới. Mỗi chùm hoa có 12 – 18 bông nhỏ chụm lại và mỗi cây có khoảng 2-3 chùm, nở to và đều. Hoa lâu tàn, có thể nở duy trì cả tháng mà vẫn tươi.

Hoa được theo sau bởi những chùm quả màu đỏ tươi có kích thước bằng một viên bi nhỏ. Quả Lan Quân Tử phải mất một năm để chín. Hạt tròn và đường kính khoảng 6 mm. Tốc độ tăng trưởng của cây chậm hơn đáng kể so với tất cả các loài Clivia và cây cảnh khác. Từ khi gieo hạt C. Nobilis mất ít nhất 6 năm trở lên để ra hoa. Trong điều kiện thuận lợi, loài này là một cây sống lâu và sẽ tồn tại lâu hơn nhiều thế hệ.

Ý nghĩa phong thủy của cây lan quân tử

Đúng như với tên gọi lan quân tử, đại quân tử, đây là cây hoa tượng trương cho khí phách quân tử của chủ nhân, ý nghĩa phong thủy này đến từ dáng cây mọc thẳng đứng, vươn lên mạnh mẽ.  Cây có thể sinh trưởng trong nhiều điều kiện thời tiết và khí hậu khác nhau cho dù khắc nghiệt, cây vẫn luôn thẳng đứng.

Nhiều người đặt cây trên bàn làm việc hay trong phòng đọc sách không những để trang trí nội thất mà còn như nhắc nhở bản thân lối sống ngay thẳng, cương trực

Cây Lan Quân Tử - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 1

Cây lan quân tử hợp tuổi nào và mệnh gì?

Lan quân tử có thân xanh, hoa  màu da cam đậm thuộc hành Hỏa, màu tương sinh của hành Thổ do đó cây này rất hợp với mệnh Hỏa và Thổ. Nếu bạn thuộc hai mệnh này thì hãy trồng ngay đừng ngần ngại. Theo phong thủy, lan quân tử mang lại nhiều may mắn và năng lượng tích cực cho người thuộc hai mệnh này.

Do đó cây sẽ hợp với những người tuổi sau, đây là các tuổi của người mệnh hỏa và thổ.

Mệnh hỏa sinh năm: Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995).

Mệnh thổ sinh năm: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Bính Tuất (1946, 2006) và Đinh Hợi (1947, 2007)

Lan quân tử con hợp với tuổi Mùi, bao gồm Kỷ Mùi (1979), Tân Mùi (1931, 1991)

Cây Lan Quân Tử - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 2

Cách trồng và chăm sóc cây Lan Quân Tử

Vì thuộc loại cây thân thảo nên cây Lan Quân Tử cực kỳ dễ chăm sóc tưới ít nước cũng được mà nhiều nước cây cũng vẫn sống được, có điều nếu chăm sóc đúng cách thì màu sắc cây sẽ tươi lá sẽ căng mọng nhìn có nhiều sức sống.

Nước

Cây Lan Quân Tử là loại phát triển khá mạnh nếu ở điều kiện thích hợp, nên bạn hãy cung cấp lượng nước thường xuyên cho cây, nhưng nhớ không nên tưới quá nhiều nước chỉ cần tưới để giữ ẩm đất cho cây là được. Và điều quan trọng là nếu thiếu nước 1 chút thì cây không chết nhưng nhiều quá thì cây dễ bị thối, vậy cách tốt nhất là hãy tưới như các cây văn phòng khác nếu để cây trong nhà thì 1 tuần tưới 1 lần, và để ngoài trời thì 1 tuần tưới 2 lần là được.

Ánh sáng

Là loại cây thích nghi tốt với các điều kiện khắc nhiệt nên cây Lan Quân Tử có thể để nơi có nắng to hoặc trong nhà có ánh điện đều được, tuy nhiên bản chất thì nó là cây ưa mát, nơi có nhiều gió và ánh nắng nhẹ buổi sáng và chiều tối. Nên để đảm bảo cây phát triển tốt và ra hoa thì nơi thích hợp trồng và để là: Ban công, cửa sổ, trồng dưới các cây lớn có bóng râm

Cây Lan Quân Tử - Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc 3

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp với Lan Quân Tử là từ 15 độ C – 25 độ C ở nhiệt độ này cây phát triển mạnh nhất đó là khung nhiệt độ trời mùa xuân, nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh thì cây sẽ nhưng phát triển và chuyển sang trạng thái ngủ đông ngừng hoạt động. Nên nếu trời quá nóng hoặc lạnh thì ta nên mang cây vào nhà.

Đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất phải là đất chua, thoáng khí, giàu dinh dưỡng, đất tốt nhất cho cây Lan Quân Tử là 6 mùn, trấu hun + 2 lá khô mục +1 đất cát + 1 phân hữu cơ. Hoặc đơn giản bạn có thể trộn đất vườn với nhiều sơ dừa kèm thêm 1 ít phân bón trong đất là được. Cần đảm bảo đất thoáng và nhiều dinh dưỡng để cây phát triển tốt là được.

Nhân giống

Có rất nhiều cách để nhân giống Lan Quân Tử như tách nhánh, trồng từ hạt…Khó nhất là trồng từ hạt và dễ nhất là tách nhánh từ cây mẹ.

Trồng hoa Lan Quân Tử bằng cách gieo hạt. Trước khi gieo hạt cần phải chuẩn bị chậu, khay hoặc hố trồng trước. Sau đó đến đất thường thì tốt nhất nên lấy lớp đất tơi xốp chứa mùn lá cây của bề mặt đất những khu rừng, sau đó trộn thêm 1/3 cát sạch là có thể dùng được. Ngâm hạt giống vào nước ấm từ 30 – 35 đô C, trong vòng nửa tiếng sau đó để ráo là có thể đem đi trồng. Chậu hoa sau khi gieo hạt tốt nhất là nên đặt ở nơi có nhiệt độ từ 20-25 độ C và độ ẩm phải duy trì mức khoảng 90%, sau 1-2 tuần hạt nảy mầm sẽ mọc rễ.

Phương pháp nhân giống bằng cách tách nhánh, thao tác này khá đơn giản mà tính di truyền lại tương đối ổn định, có thể giữ được đặc tính của cây mẹ. Khi ươm mầm, trước tiên sẽ nhổ cây mẹ ra khỏi chậu, giũ sạch đất, tìm ra mầm phụ có khả năng làm cây con, sau khi tách ra có thể trồng trực tiếp lên chậu, nên trồng cây trên cát sạch, sau khi trồng có thể tưới một lần đẫm nước. Đợi khoảng 2 tuần sau, khi vết thương đã lành mới trồng lên chậu đất, thường thì sau 1 – 2 tháng cây sẽ mọc rễ mới.

Bón phân

Để đảm bảo cây phát triển tốt thì hàng tháng bón phân điều độ bằng NPK 20-10-10 , hoặc phân vi sinh, phân trùn quế…Khi cây xấu yếu có thể hòa loãng phân NPK tưới vào gốc cây.

Sâu bệnh thường gặp

Trồng cây Lan quân tử thường gặp bệnh héo rũ gốc, mốc trắng. Để phòng tránh chúng ta chỉ cần tưới dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỉ lệ 1:500 tưới vào gốc cây hoặc vùng đất xung quanh. Ngoài ra bệnh thối lá, bệnh thán thư hay vỏ cứng. Nếu gặp trường hợp này thì cần cắt bỏ phần bị thối và để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng Streptomycin, Oxytetracyline pha loãng với tỉ lệ 1:5000 phun hoặc bôi lên nốt bệnh.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Lan quân tử do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *