Những tưởng tôm hùm đã là loài tôm đắt đỏ bậc nhất rồi nhưng vẫn còn loài tôm có mức giá cao hơn nữa đó chính là tôm mũ ni. Loài tôm hiện đang được bán với mức giá hàng triệu đồng/kg. Bạn đã biết về loài tôm này chưa? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ mang tới cho bạn từ A – Z những thông tin hữu ích về loài hải sản “đắt xắt ra miếng” này. Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Tôm mũ ni là gì ?
Tôm mũ ni là hải sản biển có vỏ như bọ giáp xác, nhưng vẫn thuộc họ tôm biển, được phát hiện đầu tiên vào 1824. Chúng có 10 chi phân bố đều ở 2 bên đầu , điểm nhận dạng dễ nhất là trên phần đầu tôm có lớp mai như mũ ni to và dẹp ngang, đây là bộ xúc giác của tôm.
Tại Việt Nam, chúng được gọi với nhiều tên như tôm vỗ hay tôm mũ ni, nhiều ngư dân cho rằng gọi tôm mũ ni để nhận dạng và phân biệt với các loại tôm biển khác, vì phần đầu của tôm to và bè giống ra như chiếc mũ ni, vì sao gọi là tôm vỗ, bởi chúng hay xòe phần đuôi ra và đập vào thân rất mạnh khi gặp nguy hiểm và đe dọa kẻ thù.
Đặc điểm hình thái và môi trường sống tôm mũ ni
Tôm mũ ni là một giống tôm thuộc lớp giáp xác. Chúng có lớp vỏ dày, cứng được tạo thành từ hợp chất kitin. Lớp vỏ đầu ngực dẹp có kiểu hình thang ngược. Hốc mắt ở gốc bên trước. Cạnh viền không có răng, khía cổ rộng.
Tôm mũ ni có chiều dài trung bình 30-40cm, con lớn có thể đạt tới 60cm. Màu sắc của tôm mũ ni đa dạng, phổ biến là màu đỏ, đen, trắng, xanh.
Tôm mũ ni phân bố ở những nơi ấm áp, ôn đới và nhiệt đới, tập trung ở các rạn san hô và rạn đá ngầm. Là loài sống đơn độc, ẩn náu trong hang hốc, hoạt động về đêm.
Tôm mũ ni sống ở môi trường nước sạch và thức ăn của chúng thường là những loài nhuyễn thể thân mềm như: ốc 2 mảnh, nghêu, vẹm hay các loài cá nhỏ, tôm, cua, sò huyết,..
Tôm mu ni là loài đẻ trứng. Mùa sinh sản của loài này thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, Tôm mũ ni thường tập trung sinh sản ở cường độ cao nhất là vào tháng 3 và tháng 4.
Tôm mũ ni có những loại nào?
Căn cứ vào màu sắc lớp vỏ ngoài mà chúng ta có thể phân chia thành các loại tôm mũ ni khác nhau: tôm mũ ni đỏ, tôm mũ ni trắng và tôm mũ ni đen. Trong đó, tôm đỏ và trắng có giá trị thương mại cao hơn so với tôm đen. Bạn có thể dễ dàng phân biệt 3 loại tôm này thông qua màu sắc đốm vỏ bên ngoài của chúng nhé!
Chế biến tôm mũ ni như thế nào cho ngon?
Bạn có biết, thịt của loài tôm này không chỉ mềm, ngọt, thơm ngon dễ ăn mà trong đó còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe: cung cấp 95 calories, 121mg cholesterol, 185g sodium, 0,8g tổng chất béo (36% chất béo bão hòa), 39mg omega-3, 49mg EPA, 45mg omega-6, AA. Trong Omega-3 có DHA giúp chống lão hóa, duy trì sức khỏe, tăng cường trí nhớ rất tốt.
Và chúng ta cũng có rất nhiều cách chế biến tôm mũ ni ngon rất đáng thử ngay tại nhà nhé! Tuy nhiên khi chọn mua tôm, bạn cần lưu ý: chọn những con tôm có đầu chắc, lớp màng bụng căng. Dùng tay bấm nhẹ vào màng bụng của chúng để kiểm tra. Nếu mảng mỏng, dễ rách thì tôm đó không còn tươi, không nên chọn. Và tuyệt đối không chọn tôm mất đầu, có mùi khai để tránh làm hỏng vị ngon của món ăn.
Tôm mũ ni cháy tỏi
Đã bao giờ bạn thử làm tôm mũ ni cháy tỏi để chiêu đãi cả nhà chưa? Chỉ cần 2 con tôm, một chút bơ, tỏi băm, chanh vàng, xà lách là chúng ta đã có ngay siêu phẩm tôm cực ngon tại nhà rồi nhé! Thịt tôm dai ngọt, quện trong vị thơm của tỏi, vị bùi béo của bơ đảm bảo từ già tới trẻ ai cũng thích mê ngay lần thử đầu tiên.
Tôm mũ ni rang muối
Cách làm tôm mũ ni rang muối cũng rất đơn giản. Sau khi chọn mua được tôm tươi ngon, sẵn sàng các gia vị cần thiết như tiêu xay, dầu hào, muối, tỏi băm… Bạn hãy chiên sơ tôm, trộn đều các gia vị và bỏ chúng vào đảo cùng với nhau trong khoảng 10 phút là đã có ngay đĩa tôm ngon mê ly rồi.
Tôm mũ ni hấp
Tôm mũ ni hấp là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Bởi vị ngon, ngọt của thịt tôm được giữ nguyên. Bạn có thể hấp tôm cùng với bia hoặc nước dừa đều rất tuyệt vời.
Chỉ cần sơ chế tôm và các nguyên liệu đi kèm thật sạch, bỏ vào nồi hấp 10 phút thôi là chúng ta đã có ngay món tôm hấp siêu ngon hấp dẫn. Nếu chấm cùng với muối tiêu chanh nữa thì đảm bảo mê tít luôn nhé!
Tôm mũ ni nướng
Nếu bạn là tín đồ của hải sản nướng, tại sao không thử ngay tôm mũ ni nướng phô mai thơm ngọt béo ngậy nhỉ?
So với các cách chế biến kể trên, cách chế biến tôm kiểu này sẽ cầu kỳ hơn một chút trong khâu sơ chế. Sau khi tôm mua về bạn rửa sạch, loại bỏ chỉ đen trên lưng tôm. Chẻ dọc tôm nhưng không tách rời ra nhé! Sau đó tẩm ướp các gia vị, bỏ phô mai vào rãnh rồi nướng. Bạn có thể nướng trên than hoa hay trong lò chuyên dụng đều được. Tuy nhiên, tôm nhanh chín, dễ cháy nên nướng trong lò chuyên dụng sẽ thơm ngon hơn, dễ kiểm soát hơn.
Tôm mũ ni nướng bơ tỏi cũng rất đáng để bạn thử nhé! Cũng với cách làm tương tự như trên, nướng ở nhiệt độ khoảng 180 độ C trong 15 phút, chúng ta đã có ngay món tôm nướng ngon như ngoài hàng tại gia rồi.
Tôm mũ ni bao tiền 1kg?
Vẫn biết “loài tôm có mũ” này có mức giá cao hơn cả giá bán tôm hùm. Nhưng bạn có biết chính xác tôm mũ ni giá bao tiền 1kg không?
Như đã nói ở trên, loài tôm này có tới 3 loại khác nhau và mỗi loại sẽ có mức giá cũng chẳng ai giống ai. Tùy vào kích thước của tôm, tùy vào chủng loại của chúng mà mức giá bán trên thị trường cũng vô cùng đa dạng.
Chẳng hạn như bạn mua tôm mũ ni Nha Trang của ngư dân đánh bắt trực tiếp sẽ có mức giá rẻ hơn, chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng/ kg. Nhưng nếu mất thêm công vận chuyển, công bảo quản thì mức phí sẽ cao hơn một chút. Thậm chí có những con tôm to khoảng 2 – 3 con/kg có giá bán tới hàng triệu đồng.
Cách bảo quản tôm mũ ni
Cách bảo quản tôm mũ ni là cấp đông lạnh khi tôm vừa ngộp tại hồ, đảm bảo độ tươi ngon hải sản khi giao đến khách. Hoặc ép hút chân không bảo quản hải sản gửi đi tỉnh hay đi nước ngoài.
Xem thêm: Sò Điệp – Những công dụng và những món ăn ngon được chế biến từ sò điệp
Kết
Trên đây là những thông tin về tôm mũ ni do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Tôm mũ ni có giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thêm nhiều thông tin hơn về tôm mũ ni bạn nhé!