Cây dừa cạn cây hoa chậu treo đẹp cho mọi không gian, hoa dễ trồng dễ chăm sóc, đặc biệt rất dễ thích nghi với nhiều khí hậu khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!
Cây dừa cạn là gì?
Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa, hoa tứ quý là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma. Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Các danh pháp đồng nghĩa có Vinca rosea, Ammocallis rosea, Lochnera rosea.
Đặc điểm của cây Dừa cạn
Dừa cạn là loại cây thân thảo, mọc đứng, có nhiều cành, cũng giống như các loại cây họ Trúc đào khác, thân cây có nhựa mủ màu trắng. Màu sắc thân thay đổi theo quá trình sinh trưởng của cây, khi non thân cây có màu xanh nhạt sau đó chuyển dần sang màu hồng tím, có lông ngắn.
Lá đơn, mọc đối, hình bầu dục hay hình trứng, dài 2,5-9cm, rộng 1-3,5cm, có màu xanh bóng, không có lông, cuống ngắn
Dừa cạn thuộc hoa lưỡng tính, có năm cánh dính với nhau, với nhiều loại màu sắc khác nhau như đỏ, hồng tím, trắng… đậm dần về phía trung tâm. Hoa nở quanh năm, chủ yếu là từ tháng 5-9
Quả đại, mỗi quả chứa từ 12-20 hạt.
Ứng dụng của cây dừa cạn
Dừa cạn, có tác dụng chủ yếu trong Đông y, có thể chữa được một số bệnh như đái đường, sốt rét, máu trắng…
Với màu sắc hoa đa dạng, Dừa cạn còn được dùng như một loại cây cảnh để trang trí, thích hợp để trồng thảm, trồng chậu, hoặc giỏ treo.
Tác dụng của cây dừa cạn trong chữa bệnh ung thư
Tác dụng đối với bệnh ung thư của cây dừa cạn được tình cờ phát hiện ở những năm 1950, khi nhà khoa học Noble tại Phòng thí nghiệm Collipv – Đại học Western Ontario – Canada thực hiện nghiên cứu lá dừa cạn với mục đích tìm hiểu tác dụng của cây này trên lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, thay vì các hoạt tính trên, ông nhận thấy trong lá dừa cạn có những chất tác dụng mạnh đến tế bào bạch cầu và tủy xương. Từ đó, theo hướng nghiên cứu các chất gây độc tế bào hoặc ức chế phân bào bạch cầu ác tính, cùng với các nhà khoa học khác là Beer và Cutts, Noble đã chiết ra được chất có hoạt tính chống ung thư đặt tên là Vincaleukoblastin vào năm 1958, sau đó đổi tên thành vinblastin. Hợp chất này được cấu tạo bởi hai alcaloid đơn phân tử là catharanthine (indole) và vindoline (dihydroindole), cả hai chất này đều ở dạng tự do trong cây.
Cũng đồng thời trong khoảng thời gian đó, một nhóm các nhà khoa học khác bao gồm Svoboda, Johnson, Neuss và Gorman tại Phòng thí nghiệm Lilly đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phân đoạn alcaloid từ dừa cạn có tác dụng kéo dài đời sống của chuột bị gây bệnh bạch cầu P – 1534 lympho cấp tính. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng. Svoboda cũng chiết được leurosin, một alcaloid có cấu trúc hóa học tương tự vinblastin. Tác dụng của vinblastin và leurosin chống lại bệnh bạch cầu P – 1534 lần đầu tiên được chứng minh tại Viện Nghiên cứu Lilly.
Đến năm 1961, Svoboda tiếp tục phân lập được 6 alcaloid mới là isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin và chiết được hai alcaloid dimer mới là leurosidin và vincristin. Đây là những alcaloid rất giống với leurosin và vinblastin, có hoạt tính rất mạnh chống lại bệnh bạch cầu P – 1534 ở chuột.
Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định trong dừa cạn có hơn 90 alcaloid khác nhau, trong đó có khoảng 20 alcaloid có hoạt tính chống ung thư.
Kể từ sau những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào thập niên 1960, các alcaloid từ dừa cạn như vinblastine, vincristine đã được sử dụng rộng rãi như các hóa trị liệu cho những loại ung thư khác nhau: ung thư lympho (Hodgkin và non – Hodgkin), ung thư tinh hoàn và ung thư vú…
Cách trồng và chăm sóc cây dừa cạn
Dừa cạn là loại cây dễ trồng, có thể chịu được ở những vùng đất khô và thiếu chất dinh dưỡng vì có bộ rễ ăn sâu và rộng, nhưng không chịu được ở những vùng úng ngập, vì thế yêu cầu đất trồng phải cao ráo và có khả năng thoát nước tốt. Dừa cạn có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cat, đất phù sa ven sông, hoặc các vùng ven biển.
Cung cấp đầy nước cho hoa, nên tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, cần kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới.
Dừa cạn là cây mọc hoang dại nên không cần chăm bón quá cầu kì, có thể sử dụng một số loại thuốc dưỡng hoa để có một giỏ hoa đẹp và lâu tàn.
Kết.