Ngày nay, xu thế trồng cây cảnh phù hợp với phong thủy gia chủ đang rất được thịnh hành. Nằm trong top những loại cây mang lại điều may mắn, cuộc sống thuận lợi và rủng rỉnh về tiền bạc cho gia chủ phải kể đến cây thiết mộc lan.
Trong bài này, chúng tôi xin được giới thiệu đến các bạn loại cây này cũng như cách trồng và chăm sóc nó.
Cây thiết mộc lan là gì?
Tên thường gọi: cây thiết mộc lan, cây phát tài, phấn dụ thơm.
Tên khoa học: Dracaena fragrans
Cây thiết mộc lan thuộc họ huyết dụ. Loài cây này có nguồn gốc từ Tây Phi. Ngày nay nó được phân bố khắp thế giới, trong đó có nước ta.
Đặc điểm cây thiết mộc lan
Hình thái cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan là loại cây thân gỗ thẳng, có lá mọc xung quanh thân cây . Khi bị cắt hay cưa một đoạn thân thì chồi và nhánh mới sẽ mọc ra xung quanh tại vị trí cắt. Đây chính là những chồi, mầm lộc mới tượng trưng cho sự phát tài, phát lộc. Thiết mộc lan có 2 loại. Một loại thiết mộc lan có sọc vàng trên phiến lá và loại khác lá xanh hoàn toàn. Hoa nở thành cụm, mỗi cụm hoa là chùm dài, uốn cong ra ngoài đám lá. Hoa màu trắng nhạt và có mùi thơm. Quả mọng mang màu đỏ.
Đặc tính cây thiết mộc
Cây thiết mộc lan là giống cây bụi sinh trưởng và phát triển không cao lắm. Tuy nhiên, nếu trồng loại cây này ở môi trường bên ngoài cây sẽ rất phát triển. Chiều cao tối đa lên tới 6m.
Ý nghĩa phong thủy cây thiết mộc lan
Theo phong thủy, thiết mộc lan được cho là mang đến may mắn cho gia chủ về tài lộc và tiền bạc, nhất là khi cây ra hoa, bởi đó là lúc báo hiệu tiền tài sắp đến với bạn.
Nếu đặt cây theo hướng Đông hoặc Đông Nam của ngôi nhà, cây sẽ đại diện cho hành Mộc, có ý nghĩa đem đến may mắn cho gia chủ.
Khi mua cây thiết mộc lan, người ta thường tính theo số cành hoặc chậu. Ví dụ: 2 cành thì tượng trưng cho sự vẹn tròn, may mắn trong tình yêu, 3 cành tượng trưng cho hạnh phúc, 5 cành đại diện cho sức khỏe, 8 cành cho phát tài phát lộc còn 9 cành thì lại là hạnh phúc viên mãn, tài lộc dồi dào, thời vận tốt đẹp đối với gia chủ… Chính vì thế khi mua thiết mộc lan về trồng, bạn có thể dựa theo những ý nghĩa này mà chọn số lượng tùy vào mong muốn, ước nguyện của bản thân.
Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan
Ánh sáng: Cây thích hợp trồng cả ngoài sân và trong nhà. Tuy nhiên, thiết mộc lan sẽ phát triển rất tốt khi có ánh sáng.
Đất trồng: Đất trồng phải tốt, tơi xốp, thoát nước.
Nước: Loài cây này cần lượng nước cao cho nên bạn cần phải tưới thường xuyên để duy trì sự sống cho cây. Nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối.
Độ ẩm: Thỉnh thoảng bạn nên xới đất, tưới nước để duy trì độ ẩm cho cây.
Bón phân: Sau khi bạn trồng 2-3 tháng cần bón NPK cho cây. Bón phân tránh bón vào gốc trực tiếp vì dễ làm cây chết. Lượng bón nhỏ, chỉ từ 1-2 nắm mỗi lần.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Hoa ông lão? – cách trồng và chăm sóc hoa ông lão
- Cây Chân Bầu – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Tôm Sú – Đặc điểm chung, giá trị kinh tế và kỹ thuật nuôi tôm sú đạt hiểu quả cao
- Xương Rồng Tai Thỏ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cá Bống Mú – Khái quát về đặc điểm chung và giá trị dinh dưỡng cho con người