Những thông tin cơ bản liên quan đến cá mú có thể bạn chưa biết?

Cá mú được biết đến là loài hải sản quý hiếm xuất hiện phổ biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cá mú là loài cá dữ, chúng lớn rất nhanh. Ngày nay, loài cá hiếm này đã được nuôi tăng sản thành công tại một số quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin về cá mú thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Vùng phân bố và môi trường sống

Cá mú hay cá song phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có các rạn san hô, đá ngầm hay vùng biển ấm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương gồm các quốc gia như: Đài Loan, Trung Quốc, Philippines,… Tại Việt Nam, loài cá này phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều tại các tỉnh Nam Trung Bộ.

Vùng phân bố và môi trường sống
Vùng phân bố và môi trường sống

Mùa hè, cá mú sống ở ven bờ; đến mùa đông, chúng di cư ra vùng xa bờ. Cá mú thường sống trong các hốc đá, áng, vùng ven bờ quanh các đảo có rạn san hô, những nơi có độ sâu khoảng 10-30m; độ pH từ 7,5-8,3; nhiệt độ từ 25-320C.

Đặc điểm hình dáng và sinh học

Cá mú là loài cá dữ, kích thước cơ thể đa dạng, chiều dài thân gấp 3-3,5 lần chiều cao; nổi bật với miệng rộng, hàm răng sắc nhọn, chếch, hàm dưới hơi nhô dài ra phía trước, thân trơn, thuôn dài về phía đuôi, mình dẹp.

Đặc điểm hình dáng và sinh học
Đặc điểm hình dáng và sinh học

Cá mú có nhiều màu sắc, hình dạng và mẫu màu khác nhau. Đầu và thân cá có màu xanh xám nhạt hoặc màu nâu với các chấm tròn từ màu đỏ, gạch mờ đến màu nâu tối, trung tâm chấm tròn có màu tối hơn so với rìa ngoài.

Cá mú trưởng thành thường có chiều dài cơ thể vào khoảng 50-75cm, và cân nặng đạt khoảng 12kg.

Cá mú săn mồi một mình bằng cách lẻn đến con mồi hay phục kích chúng bằng cái miệng cực lớn nuốt trọn con mồi.

Đặc điểm đặc biệt nhất ở loài cá mú là khả năng thay đổi giới tính. Nói một cách chính xác, cá mú là loài lưỡng tính, chúng khởi đầu với giới tính đực và thay đổi thành giới tính cái ở nửa sau của chu kỳ sống, thường là giai đoạn trưởng thành.

Các loại cá mú

Cá mú hiện gồm có các loại: cá mú đỏ, cá mú đen (mú bông), cá mú cọp, cá mú chuột, cá mú ruồi, cá mú nghệ, cá mú sao xanh, cá mú trân châu,… Trong tất cả các loại cá mú, cá mú đỏ thuộc dạng quý hiếm chỉ sống ở môi trường nước mặn tại các rạn san hô; những loại còn lại xuất hiện khá phổ biến.

Thức ăn của cá mú

Cá mú là loài động vật ăn thịt, chúng nuốt sống con mồi bằng động tác mở lớn miệng rồi dùng hàm răng sắc nhọn giữ chặt con mồi nhưng không làm chết chúng. Thức ăn chủ yếu của cá mú thường là cá con, tôm, mực, giáp xác, động vật phù du (cá mới nở), thậm chí ăn thịt đồng loại ở giai đoạn cá con khi khi quá đói

Đặc điểm sinh sản

Mùa sinh sản của cá mú thay đổi theo từng loài và vùng địa lý. Cụ thể: ở Đài Loan sẽ rơi vào tháng 3 đến tháng 10; Trung Quốc là tháng 4 đến tháng 10; Philipine và Việt Nam có thể sinh sản quanh năm.

Cá mú thường tập trung thành đàn lớn tại một nơi đặc biệt để đẻ, thường tại các rạn san hô nơi có dòng nước chảy mạnh hay vùng cửa sông nơi có nhiều cát, bùn.

Cá mú cái đẻ một lượng lớn trứng tại nơi thích hợp và lợi dụng sức chảy của nước để di chuyển số lượng lớn trứng đã được cung cấp đủ chất dinh dưỡng đến vùng an toàn nhằm tránh sự săn bắt của các loài cá săn mồi khác. Trong quá trình di chuyển, trứng sẽ nở thành ấu trùng và tiếp tục trôi nổi cho đến khi chúng đủ lớn để có thể di chuyển thành đàn.

Cá mú con sẽ đạt tuổi thành thục lần đầu khi chúng được 3 năm tuổi.

Một số thông tin thú vị khác

  • Cùng với cua huỳnh đế, tôm mũ ni đỏ và sá sùng, cá mú đỏ cũng nằm trong danh sách những loài hải sản quý hiếm và có giá cao không tưởng (gần 1 triệu đồng/ kg)
  • Ở một số quốc gia trên thế giới, cá mú đỏ được coi là biểu tượng của sự may mắn dịp đầu năm mới
  • Một số ngư dân đã bắt được con cá mú khổng lồ dài đến 2,5m và nặng hơn 300kg
  • Loài cá mú Chalk sống chủ yếu tại vùng biển Caribe có khả năng thay đổi giới tính liên tục 20 lần một ngày.

Một số món ăn ngon được chế biến từ cá mú

Không chỉ là sản vật có giá trị kinh tế cao, cá mú còn là biểu tượng may mắn trong những ngày đầu năm của một số quốc gia trên thế giới. Nếu được gia chủ thiết đãi món cá mú, hẳn bạn phải là thượng khách của bữa tiệc.

Cá mú hay còn gọi là cá song, là loại cá nước mặn được ưa chuộng hàng đầu trong các loại cá biển bởi vị thơm ngon riêng: thịt trắng, dai, ngọt thanh. Các loại cá mú phổ biến hiện nay như: cá mú đỏ, cá mú cọp, cá mú đen… Trong đó, cá mú đỏ là loại cá quý hiếm chỉ sống ở các rạn san hô, hai loại cá còn lại được nuôi khá phổ biến.

Cá mú đỏ

Theo các ngư dân, cá mú càng to, thịt càng thơm và ngọt, nhất là cá mú đỏ. Một phần vì chất lượng, phần do màu da đỏ tươi đặc biệt không mất đi ngay cả khi cá được hấp chín. Phổ biến nhất là món cá mú hấp. Hấp là phương thức đơn giản nhất không làm mất đi hương vị tự nhiên vốn có của cá. Cá mú thường được hấp với một ít hành hoa, gừng, nước tương và đầu bếp phải canh lửa sao cho vừa chín tới thì cá mới giữ đầy đủ hương vị. Lớp da cá béo giòn, sớ thịt dai trắng phau, hương cá thơm lừng, càng ăn càng ngọt mà không hề ngấy.

Cá mú đỏ
Cá mú đỏ

Cá mú đắt nhưng xắt ra miếng vì mỗi bộ phận của cá từ đầu, thịt, xương, da, đuôi, ruột đều có thể chế biến thành những món rất độc đáo. Đầu cá nấu lẩu, canh chua hoặc hầm cùng đậu phụ đều rất ngon. Thân cá chưng nấm, kho củ cải, nấu cháo cũng khá hấp dẫn. Đuôi cá có thể chiên giòn sau đó xào với dưa, ớt chuông. Đặc biệt ruột cá dai dai thích hợp để làm gói hoặc xào rau củ. Lưu ý, khi chế biến cá mú không nên dùng nhiều gia vị thì khi ăn mới “cảm” hết vị của thịt cá. Ở nước ta, cá mú được nuôi nhiều ở các vùng biển Nam Trung bộ và các tỉnh phía Nam.

Cá mú gàu

Cá mú gàu cũng thuộc họ cá mú quý hiếm, thường sống trong những rạn san hô rất khó đánh bắt. Cá mú gàu thường to bằng bắp tay người lớn, da màu nâu xám, hình thù gồ ghề. Đầu cá to, mắt lồi, miệng rộng. Chế biến món cá mú gàu ngon nhất khi cắt từng khoanh, ướp muối hột giã kèm ớt xiêm pha bột ngọt nướng giòn. Ngoài ra có thể kho sả, nấu cháo…

Cá mú gàu
Cá mú gàu

Cá mú tay cầm

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá mú: 200g
  • Heo quay: 100g
  • Nước dùng: 200ml
  • Đậu hũ non: 50g
  • Bắp non: 50g
  • Nấm đông cô: 50g
  • Bông cải xanh: 100g
  • Trứng: 1 lòng trắng
  • Tiêu xanh: 10g
  • Gừng: 10g
  • Muối, tiêu, đường, dầu hào, tương, tỏi, bột năng, dầu ăn.
Cá mú tay cầm
Cá mú tay cầm

Thực hiện:

  • Cá mú rửa sạch, cắt miếng dày khoảng 1cm và ướp với lòng trắng trứng, tiêu, hạt nêm, muối, đường.
  • Bông cải xanh, thịt heo quay, đậu hũ non cắt miếng vừa ăn. Nấm đông cô rửa sạch, cắt bỏ cắt chân.
  • Làm nóng dầu rồi cho đậu hũ non, tỏi vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu.
  • Dùng lại chảo, cho tỏi đã chiên, gừng thái miếng vào xào thơm, tiếp tục cho heo quay, nấm đông cô, bông cải xanh, bắp non, đậu hào vào đảo đều cùng với nước dùng, đun 2 phút sau đó cho cá mú, tiêu xanh vào hầm vừa chín tới, thêm ít bột năng để nước hơi sánh.
  • Dọn cá ra thố, dùng nóng, nếu thích ăn cay có thể cho thêm ớt sừng khi hầm.

Cá mú lắc khoai môn

Nguyên liệu:

  • Phi lê cá mú: 200g
  • Ớt Đà Lạt đủ màu: 100g
  • Khoai môn: 120g
  • Trứng: 1 lòng trắng
  • Hành tây, tỏi bằm: 50g
  • Nước tương, xốt O.K, dầu hào, bột năng, bơ, đường, hạt nêm, dầu ăn.

Thực hiện:

  • Cá mú làm sạch, cắt hình vuông, ướp với lòng trắng trứng, tiêu, hạt nêm, bột năng. Ớt cắt miếng vuông 2cm, khoai môn cắt khúc 4cm, hành tây cắt miếng vừa.
  • Làm nóng dầu, cho khoai môn vào chiên giòn, vớt ra để lên giấy thấm dầu. Tiếp tục cho cá vào chiên vừa chín tới, vớt ra để ráo dầu.
  • Dùng lại chảo, trút bớt dầu rồi cho bơ, tỏi, hành tây vào xào cho thơm, tiếp tục cho ớt Đà Lạt vào đảo đều. Sau đó cho cá mú vừa chiên sơ vào, đảo đều, nêm lại với xốt O.K, hạt nêm, nước tương, đường vừa ăn.
  • Dọn cá ra đĩa, dùng nóng với tương ớt.

Cá mú xào hành, gừng

Nguyên liệu:

  • Cá mú: 1 con
  • Đầu hành: 100g
  • Trứng: 1 lòng trắng
  • Gừng:1 củ
  • Tỏi bằm: ½ thìa súp
  • Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, dầu mè, rượu trắng, dầu ăn.
Cá mú xào hành, gừng
Cá mú xào hành, gừng

Thực hiện:

  • Cá mú sau khi rửa sạch lóc lấy phi lê và da. Làm nóng chảo dầu, cho da cá vào chiên giòn.
  • Phi lê cá ướp với lòng trắng trứng, tiêu, dầu mè, hạt nêm, bột ngọt. Gừng gọt vỏ, cắt sợi.
  • Làm nóng dầu ăn, cho gừng vào chiên vàng, vớt ra gấy thấm dầu. Tiếp tục cho tỏi, đầu hành vào xào cho thơm, cho phi lê cá mú vào đảo đều tay, nêm nếm với các loại gia vị vừa vặn.
  • Cho gừng đã chiên vàng, đảo đều một lần nữa, tắt bếp. Dọn cá ra đĩa, dùng nóng.

Cháo cá mú

Nguyên liệu 

  • Cá mú: 1kg
  • Gạo tẻ: 150 gram
  • Gạo nếp: 1 nắm nhỏ
  • Hành lá
  • Rau răm
  • Hành tím
  • Gừng
  • Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn…
Cháo cá mú
Cháo cá mú

Chế biến:

Bước 1: Luộc cá

  • Cá mú chọn loại tươi. Làm sạch và khử mùi tanh.
  • Cho cá vào nồi, thêm 2 lít nước, gừng giã nát, nửa thìa muối rồi luộc chín.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu còn lại

  • Trong lúc chờ đợi cá chín, bạn hãy đem các nguyên liệu khác ra sơ chế.
  • Gạo nếp, gạo tẻ trộn lẫn và vo sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn, sạn…
  • Hành lá thái khúc.
  • Hành tím thái lát mỏng.
  • Rau thơm nhặt sạch, loại bỏ phần lá héo, băm nhỏ.

Bước 3: Nấu cháo

  • Bây giờ, khi mà cá đã chín, bạn lọc thịt cá và xương cá ra riêng, xương thì cho vào luộc tiếp. Bạn dùng nước này nấu cháo luôn cho đến khi cháo nhừ.
  • Bắc 1 cái chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho hành tím xuống phi thơm, trút cá xuống xào cùng, thêm nửa thìa muối, nửa thìa mì chính rồi trộn đều nhẹ tay.
  • Đừng quên phi chút hành phi để riêng để khi nào ăn thì rắc lên nhé.
  • Khi cháo nhừ, bạn cho cá, hành lá, rau thơm xuống, nêm nếm gia vị rồi ninh thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

Bước 4: Trình bày thành phẩm

  • Cho cháo ra bát, rắc hành tím phi lên, có thể thêm tiêu bột cho ngon.
  • Món cháo này cần ăn nóng thì mới ngon.

Không cần phải lặn lội xa xôi đến tận mũi đất Cà Mau, ngày nay bạn có thể tự tay mình nấu một nồi cháo cá mú ngon tại nhà cho mọi người thưởng thức rồi. Rất đơn giản và hấp dẫn phải không. Và mình tin chắc rằng, bất kì ai nếm thử món cháo cá mú này cũng sẽ tấm tắc khen ngon tay nghề nấu ăn của bạn đó nha.

Mua cá mú ở đâu

Chợ hải sản: Đây là địa điểm phổ biến nhất để mua cá mú tươi sống. Bạn nên chọn những khu chợ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng cá.

Siêu thị: Một số siêu thị lớn cũng có bán cá mú tươi sống. Tuy nhiên, giá cả ở siêu thị thường cao hơn so với chợ hải sản.

Lưu ý khi mua cá mú:

  • Nên chọn mua cá mú còn sống, mắt cá sáng, vảy cá óng ánh, mang cá màu hồng.
  • Thử ấn nhẹ vào thân cá, nếu thịt cá săn chắc và đàn hồi thì là cá tươi ngon.
  • Tránh mua những con cá mú có mùi tanh, mắt cá bị đục hoặc mang cá bị nhợt nhạt.

Bảo quản cá mú đúng cách

Bảo quản cá mú đúng cách
Bảo quản cá mú đúng cách

Bảo quản trong tủ lạnh:

  • Bảo quản ở ngăn mát: Cắt bỏ vây, mang và ruột cá, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, cho cá vào túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cá mú có thể bảo quản trong ngăn mát từ 2-3 ngày.
  • Bảo quản ở ngăn đông: Cắt bỏ vây, mang và ruột cá, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, bọc cá bằng màng bọc thực phẩm hoặc cho vào túi hút chân không và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh. Cá mú có thể bảo quản trong ngăn đông từ 3-4 tháng.

Bảo quản bằng cách ướp muối:

  • Rửa sạch cá mú và để ráo nước.
  • Ướp cá với muối trong khoảng 30 phút.
  • Rửa sạch cá lại một lần nữa và để ráo nước.
  • Cho cá vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cá mú có thể bảo quản bằng cách ướp muối trong khoảng 1-2 ngày.

Xem thêm: Những thông tin thú vị liên quan đến loài ếch

Kết

Trên đây là những thông tin về cá mú do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị tuyệt vời, cá mú xứng đáng là “món quà biển” cho bữa ăn của bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về loại cá bống mú bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *