Cây Cẩm Lai – Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc

Cây Cẩm Lai là một loài cây trồng được nhiều người ưa chuộng trong thời gian gần đây bởi giá trị mà loài cây này mang lại là rất lớn. Những thông tin hữu ích mà bài viết dưới đây cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu thêm hơn về loài cây này.

Những thông tin chung về cây Cẩm Lai

Cẩm Lai còn có tên gọi phổ thông khác là Trắc Lai và có tên theo khoa học là Dalbergia bariaensis Pierre. Đây là một loài cây thuộc họ đậu – Fabaceae và tại Việt Nam thì loại cây này phân bố nhiều ở các tỉnh thuộc Tây Nguyên và khu vực Đông Nam Bộ như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng…

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 1

Đặc điểm hình thái của cây Cẩm Lai

Về thân, tán và lá cây: Cẩm Lai là cây thân gỗ, có đặc điểm là không bị nứt và chiều cao từ 20 – 25 m, đường kính của cây khoảng 40 – 60 cm, vỏ cây Cẩm Lai có màu xám tro. Tán cây Cẩm Lai xòe rộng và có hình dù. Lá kép lông chim một lần và dài từ khoảng 15 – 18 cm.

Về hoa, quả và hạt của cây Cẩm Lai: Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành, hoa có hình dáng nhỏ và có màu lam nhạt. Quả đậu dẹt và hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Có 1 hạt (rất ít khi có 2 hạt), hình thận, dẹt và có màu đen nhạt.

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 2

Trên thực tế cây Cẩm Lai được xác định là cây trồng có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Loài cây này phù hợp với những nơi ẩm như ven sông, ven suối, nơi đất tương đối bằng phẳng… Cây Cẩm Lai ưa đất feralit nâu đỏ hoặc nâu vàng phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay đất phù sa cổ có tầng dày và thoát nước tốt. Một đặc điểm cần phải chú ý về cây Cẩm Lai nữa là loài cây này rất ưa sáng và lúc nhỏ thì chịu nóng.

Ngoài ra, cây Cẩm Lai còn là cây gỗ quý, được dùng để đóng các đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn, ghế, đồ mỹ nghệ, trang trí…

Cách trồng và chăm sóc Cây Cẩm Lai

Tiêu chuẩn về kích thước cây Cẩm Lai giống

Kích thước đạt chuẩn của cây Cẩm Lai giống sẽ tùy thuộc vào việc các bạn chọn mua cây có số ngày tuổi là bao nhiêu. Tuy nhiên, cây phải đảm bảo cao, thân to tương đối, bên ngoài nhìn cây cần khỏe và chắc.

Ngoài ra, kích thước của rễ cây cũng phải đảm bảo đủ dài và không được quá ngắn. Bởi lẽ, nếu rễ của cây Cẩm Lai giống bị ngắn sẽ hạn chế quá trình phát triển của cây. Rễ ngắn còn làm cho khả năng hút nước, chất dinh dưỡng kém. Bên cạnh đó, khả năng bám rễ thấp, cây dễ ngã đổ, tróc rễ, thậm chí là chết khi mưa bão.

Đây là loại cây trồng dài ngày. Vì vậy, bạn cần chú ý tất cả những điều này để đảm bảo chất lượng cây sau này.

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 3

Một cây Cẩm Lai giống đạt chất lượng phải là cây không bị mắc phải các dị tật và sâu bệnh. Điều này có nghĩa là trên thân cây không được xuất hiện các vết sẹo, vết lồi. Lá cây Cẩm Lai cũng không bị đốm, bị cháy và vàng lá, màu xanh của lá cũng phải thật tự nhiên.

Bên cạnh đó, bà con cũng không nên chọn những cây Cẩm Lai giống được trồng tại các vùng thường xuyên xuất hiện các bệnh đại trà về cây trồng hay có nhiều rác thải. Vì đây chính là môi trường để sâu hại phát triển và làm tổn thương cây Cẩm Lai giống còn non.

Một tiêu chuẩn nữa để đảm bảo sức sống của cây Cẩm Lai giống là cây phải chịu được những tác động từ môi trường. Đặc biệt, cây không có dấu hiệu suy yếu trong quá trình vận chuyển từ nơi mua cây giống đến nơi trồng.

Kiểm tra định kỳ cây sau khi trồng

Việc tiến hành kiểm tra cây Cẩm Lai sau khi trồng là một điều rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển của cây. Bởi vì sau khi trồng sẽ có nhiều cây không thích nghi được với điều kiện sống nên dẫn đến tình trạng còi cọc, thậm chí là chết. Vì thế, cần kiểm tra để loại bỏ những cây Cẩm Lai như vậy và tiến hành trồng dặm cây khác vào vị trí đó.

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 4

Hơn thế nữa, việc kiểm tra định kỳ cây Cẩm Lai còn có tác dụng lớn đến lượng phân bón cho cây Cẩm Lai. Tùy vào tình hình và sức khỏe của cây mà cần có lượng phân bón phù hợp, không được bón quá ít nhưng cũng không nên bón quá nhiều.

Làm cỏ, dọn vệ sinh vườn cây Cẩm Lai

Sau khi trồng, cần phải thường xuyên làm cỏ cho vườn cây Cẩm Lai trong năm đầu để cây có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất một cách nhiều nhất Từ đó giúp cây Cẩm Lai thêm phát triển.

Ngoài ra, khi cây Cẩm Lai đã trưởng thành thì không nhất thiết phải thường xuyên làm cỏ như giai đoạn đầu. Nhưng cũng cần phải dọn vệ sinh định kỳ cho cây bằng cách đảo đất, loại bỏ các vật cản. Cần lưu ý là nên chặt bỏ các cành già cỗi hay còi cọc và chỉ giữ lại những cành khỏe mạnh của cây Cẩm Lai.

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 5

Tưới nước và bón phân cho cây Cẩm Lai

Trong giai đoạn đầu cây Cẩm Lai cần một lượng nước tương đối nhiều để phát triển. Chính vì vậy cần phải tưới nước điều độ một ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều và tưới. Tuy nhiên, vào mùa mưa thì nên tiến hành thoát nước cho cây để tránh tình trạng ngập úng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

Bên cạnh đó, trong quá trình bón phân cho cây Cẩm Lai các bạn cần chú ý là nên bón phân hữu cơ là chủ yếu. Thêm vào đó là bổ sung các loại phân hóa học như NPK, Urê để giúp tăng hàm lượng khoáng, đạm trong cây.

Cây Cẩm Lai - Đặc điểm, Công dụng, Cách trồng và chăm sóc 6

Phòng ngừa và chữa trị sâu bệnh trên cây Cẩm Lai

Các bạn cần chú ý đến tình trạng phát triển của cây Cẩm Lai để kịp thời phát hiện sâu bệnh và tìm ra nguyên nhân, biện pháp chữa trị phù hợp. Các bệnh trên cây Cẩm Lai sẽ lây lan nhanh chóng chính vì vậy mà cần phải triệt nguồn bệnh ngay từ khi mới xuất hiện. Ngoài ra, các bạn cần nhờ đến các chuyên gia để tư vấn các cách chữa trị phù hợp nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Cẩm Lai do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *