Cây bàng được trồng khá phổ biến ở nước ta như công viên, sân trường, đường phố, vỉa hè….trông những cây bàng như một chiếc ô lớn, bao trùm lên những con phố, hàng cây tạo ra bóng râm làm dịu mát đi những ngày hè oi ả. Cây bàng không chỉ giúp làm mát mà nó còn gắn liền với ký ức tuổi thơ, ký ức học trò. Hè về, được ngồi hóng mát dưới những tán cây bàng làm cho tinh thần con người thêm sảng khoái, đầu óc thư thái hơn rất nhiều. Có nhiều công dụng là vậy nhưng không có quá nhiều người biết được công dụng chính của cây bàng là gì? Nếu còn thắc mắc hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Cây bàng là gì?
Bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea. Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang.
Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn sinh trưởng tại các vùng nhiệt đới. Cây bàng có thể cao tới 35m, các tán lá thẳng, đối xứng mọc trên các cành ngang. Cây càng già, tán lá càng phẳng dần tạo thành hình cái bát trải rộng.
Bàng thuộc loại thực vật thân gỗ cứng nên có thể dùng để khai thác gỗ. Chất gỗ bàng tốt, màu đỏ, rắn chắc và có khả năng chống thấm nước. Ở các khu vực nhiệt đới trong đó có Việt Nam, cây bàng cùng với cây bằng lăng là hai loại cây công trình được trồng khá nhiều tại vỉa hè và công viên để lấy bóng râm nhờ tán bàng rất lớn và rậm.
Là loài thực vật thân gỗ cứng, mọc thẳng, kích thước cây bàng đa dạng từ vài mét đến vài chục mét, tán lá rộng. Các cành bàng cứng, giòn và mọc ngang tỏa ra xung quanh. Được trồng nhiều làm cảnh nên ít người để ý gỗ cây bàng có tốt không. Chất gỗ bàng tốt và chống thấm nên có thể được dùng để khai thác gỗ.
Lá bàng to và rộng có hình trứng, màu xanh sẫm và có độ bóng. Lá bàng thường rụng sớm vào mùa khô. Trước khi rụng lá chuyển sang màu nâu vàng hoặc đỏ ánh hồng nhìn rất đẹp. cây bàng
Hoa bàng nở vào mùa hạ. có màu trắng hơi xanh với đường kính khoảng 1cm. Hoa bàng thuộc loại hoa đơn tính cùng gốc, cả hoa đực và cái đều nằm trên cùng một cây. Quả bàng thuộc loại quả hạnh có một hạt, dài khoảng 5-7cm. Khi còn non quả bàng có màu xanh lục, sau và vàng và chuyển sang màu đỏ khi chín. Quả bàng có vị hơi chua, ăn được.
Đặc điểm nổi bật của cây bàng
Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn, cây thân to chiều cao cây nếu được trồng trong điều kiện thích hợp có thể cao tới 25m. Cành bàng mọc vòng làm cho tán cây xòe ra như cái ô che mát. Thân cây bàng có màu nâu, nhẵn, thân mọc cao mới bắt đầu phát nhánh cành.
Lá cây bàng to có hình chiếc thìa, đầu tròn, mặt trên lá nhẵn mặt dưới lá bàng có lông màu hung nhạt phiến lá dài khoảng 20-30cm, rộng 10-13cm. Lá cây có màu xanh đậm, lá non có màu xanh cốm đẹp mắt, lá mọc dày sát nhau. Bàng là cây rụng lá, cứ vào độ cuối thu lá bàng rụng hết để trơ ra cây bàng với toàn cành nhánh trơ trọi. Vào mùa xuân bàng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, lá xanh tốt nhất vào mùa hè như muốn tạo thêm những khoảng xanh mướt làm giảm đi cái nắng của mùa hè.
Hoa bàng mọc nhiều thành từng bông dài từ 15-20cm, trên cán của hoa có lông tơ mềm. Hoa bàng có màu trắng, bông nhỏ li ti.
Quả bàng có hình bầu dục, nhẵn và dẹt với hai bên dài hẹp. Phần đầu quả hơi nhọn, quả dài 4cm và rộng khoảng 3cm, dày 15mm. quả nhẵn có cơm màu vàng đỏ, có xơ bên trong. Quả bàng non có màu xanh khi quả chín nó có màu vàng nhạt. Hạt bàng có nhân màu trắng, bên trong chứa dầu. Mùa quả bàng là từ tháng 8-10 hàng năm.
Tác dụng của cây bàng
Cây bàng được trồng nhiều ở công viên, sân vườn, vỉa hè, dọc những con phố…có tác dụng tạo bóng mát, làm dịu đi cái nắng gắt. Cây bàng còn giúp hút khí độc hại, khói bụi làm cho bầu không khí thêm trong lành, mát mẻ hơn. Ngoài ra cây bàng còn có khá nhiều công dụng khác nữa, cụ thể:
- Lá bàng có tác dụng chữa giảm sốt: lấy 15g lá bàng sau đó rửa sạch, thái nhỏ đem phơi khô rồi trộn với 10g lá kinh giới, 12g lá bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô, sau đó sắc lấy nước uống, ta chỉ cần uống 1 lần khi nước còn nóng sau đó đắp kín chăn cho ra mồ hôi đảm bảo sẽ khỏi rất nhanh chóng.Còn để chữa chứng cảm sốt, đau đầu thì lấy 15g lá bàng trộn cùng 5g lá hoắc hương, 10h vỏ quýt, thêm vào 3 lát gừng rồi sắc lấy nước uống, cứ thế mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn khoảng 15 phút và lưu ý uống ngay khi còn nóng nhé.
- Lá bàng còn giúp chữa bệnh viêm loét: lấy lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ, lá càng non nhựa ra nhiều càng tốt nhé, tuyệt đối không dùng lá già. Tùy vào vết thương lớn hay nhỏ ta dùng số lượng lá sao cho phù hợp. Ví dụ như lở miệng do nhiệt thì mỗi lần ta chỉ cần khoàng 2-3 lá thôi, còn nếu là vết thương lớn ngoài da thì cần từ 4-10 lá. Ta cho lá bàng vào nồi nước sôi, đun rồi để thật nhỏ lửa cỡ khoảng 30 phút để cho các chất trong lá ra hết sau đó bỏ lá ra, lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích giữ nhiệt, nửa còn lại thì dùng để ngâm vết thương ngoài da, sẽ rất nhanh khỏi đó
- Cây bàng còn có tác dụng làm dung dich ngâm rửa vết thương có mủ hay chữa chứng cảm sốt có ho, chữa cảm sốt nhức đầu.
Bàng có những loại nào?
Có rất nhiều loại bàng khác nhau như bàng gai, bàng thái, bàng lá nhỏ, …nhưng dưới đây chúng tôi sẽ chỉ kể tên một số loại cây phổ biến nhất.
Cây bàng Singapore
Cây bàng singapore là một trong những loại bàng phổ biến nhất. Bàng singapore có tên khoa học là Ficus Lyata. Khí hậu nước ta khá phù hợp cho giống cây này phát triển nên là sự lựa chọn hợp lý cho người thích trồng cây. cây bàng singapore
Lá bàng singapore có hầu hết các đặc điểm chung của lá bàng như kích thước to, hình bầu tròn và có màu xanh sẫm. Bàng singapore có kích thước khá nhỏ từ 40cm đến 2m. Cây có tác dụng thanh lọc không khí lại có lá to đẹp nên rất được chuộng trồng trong nhà như là cây kiểng.
Cây bàng đài loan
Điểm nổi bật của cây bàng Đài Loan là các tán lá nhỏ đẹp, mọc chếch lên vừa phải. Bàng Đài Loan là một loại cây công trình đẹp lại không tốn ít diện tích hơn các loại bàng thông thường nên rất được ưa chuộng. Khi cây còn non, người ta đem trồng trong nhà để làm cảnh cũng rất phù hợp. Vì thế nước ta có bán cây bàng Đài Loan khá nhiều.
Lá loại cây này có phần nhỏ và thuôn dài, ít hoa và có quả nhỏ hơn bàng trong nước khá nhiều. Chính vì vậy Việc quét dọn lá và quả bàng Đài Loan cũng dễ dàng và đơn giản hơn.
Bàng biển
Cây bàng biển có tên khoa học là Calotropis gigantea hay được gọi là cây bồng bồng. Cây bàn biển có kích thước nhỏ từ 4-6m, hoa màu xám trắng hoặc đốm hồng. cây bàng biển
Tại Việt Nam, bàng biển phân bố nhiều tại các tỉnh ven biển. Lá và hoa cây bàng biển khá đẹp nên cây được trồng nhiều tại các công trình công cộng. Trong đông y, bàng biển là một vị thuốc tốt chữa ho và tiêu độc.
Bàng vuông
Cây bàng vuông có tên gọi khác là bàng bí, chiếc bàng, thuốc độc biển có tên khoa học là Barringtonia asiatica. Thuộc loại cây gỗ nhỏ và vừa, bàng vuông cao từ 7 đến 25m. cây bàng vuông
Người ta thường bắt gặp cây này tại các rừng đước ở Malaysia và các vùng bị ngập nước. Toàn thân bàng vuông đều có chất độc và có cả chất saponin trong đó. Một số nơi nghiền hạt loại cây này thành bột để đánh cá bằng cách hạ độc nên nó mới có tên gọi thuốc độc biển.
Bàng lá đỏ
Nhắc đến mùa thu Hà Nội thì chắc hẳn ta sẽ nhớ ngay đến hình ảnh cây bàng lá đỏ. Cây bàng lá đỏ cao từ 30-40m, có những phiến lá rất to, khi mưa rơi xuống kêu lộp độp rất đặc trưng. Lá cây vẫn có màu xanh sẫm và mang các đặc điểm chung của các loại cây này.
Đến mùa rụng lá, lá loại cây này trở nên đỏ rực nhờ các loại sắc tố khác nhau. Đây là một loại cây cảnh rất được ưa thích tại nước ta. Những cây bàng lá đỏ được xem là một trong những cảnh quan tuyệt đẹp của Hà Nội và Hội An.
Bàng Nhật
Cây bàng Nhật có kích thước nhỏ, chỉ cao từ 30-40cm, phân làm nhiều cành. Điểm nổi bật của bàng Nhật so với cây bàng ta là lá cây hình trái tim nhìn giống như quạt ba tiêu. Màu sắc cây đan xen giữa hai màu xanh trắng như cẩm thạch nhìn rất đẹp và dịu mắt. Cây bàng Nhật rất được ưa chuộng làm cây cảnh trang trí trong nhà. cây bàng nhật
Bàng cẩm thạch
Bắt nguồn từ châu Mỹ, bàng cẩm thạch được đem trồng tại nhiều nơi trên thế giới bởi vẻ đẹp của nó. Cây bàng cẩm thạch cao từ 10-20m, các lá nhỏ chỉ dài từ 2-5cm. cây bàng cảm thạch
Với màu xanh xám lốm đốm hòa quyện cùng màu trắng kem, nhìn từ xa trông cây như một tác phẩm nghệ thuật từ cẩm thạch. Cũng có một loại cẩm thạch có màu xanh viền trắng hồng nhìn rất đẹp. Khi còn nhỏ, cây bàng cẩm thạch là loại cây được ưa chuộng dùng làm cảnh. Bàng cẩm thạch thường được trồng tại công viên và vỉa hè tạo nên một không gian màu cẩm thạch rất đẹp và hấp dẫn.
Công dụng của quả bàng
Quả bàng thuộc loại quả hạch, có một hạt cứng bên trong, khi non có màu xanh và khi chín ngả sang màu nâu đỏ rồi chuyển dần thành vàng. Phần thịt quả có vị chua, nhân hạt có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt về, phơi khô, đập bỏ vỏ cứng rồi lấy nhân hạt bên trong chế biến thành thức ăn (thường là làm mứt). Nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, can xi, magie, natri…
Tăng cường sinh lý: Nghiên cứu cho thấy hạt bàng được dùng để hồi phục, điều hòa chức năng của các cơ quan sinh sản ở nam giới. Vì thế, nó được dùng như một loại thuốc kích dục, điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch.
Giảm say tàu xe: Ngoài ra, quả bàng còn được dùng trong điều trị bệnh hủi, nhức đầu và giúp giảm tình trạng buồn nôn khi đi tàu xe.
Công dụng của lá bàng
Lá bàng chứa nhiều hoạt chất quý như tanin, saponin…, có màu xanh và ngả dần sang màu nâu đỏ, màu vàng khi già. Lá bàng khi tươi và khi chín, rụng đi đều được dùng trong y học với các cách trị liệu và công dụng khác nhau.
Đối với lá bàng tươi: Người ta dùng búp lá bàng non hay lá bàng tươi, phơi khô, đun nước rồi uống như trà để điều trị tiêu chảy, chứng bí mồ hôi. Búp lá bàng non còn được dùng để điều trị bệnh ghẻ, sâu quảng (phơi khô, tán bột, rắc lên). Bên cạnh đó, người ta còn xào lá bàng tươi rồi bó vào chỗ đau nhức để giảm đau.
Ngoài ra, nước ép lá bàng non còn được dùng để làm giảm ghẻ ngứa, các bệnh về da, nhức đầu và đau bụng.
Đối với lá bàng chín rụng: lá bàng khi ngả chín có màu nâu đỏ được dùng trong điều trị các bệnh về gan, trừ giun. Chiết xuất từ lá bàng khô rụng còn được phát hiện có khả năng kiểm soát diễn biến bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
Đối với nhựa của lá bàng non, người ta trộn chúng với dầu từ nhân hạt bàng để điều trị bệnh hủi.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy chiết xuất methanolic từ lá bàng còn có tác dụng chống ung thư hạch bạch huyết Ehrlich (ELA) ở chuột bạch tạng Thụy Sĩ. Ở Nigeria, lá bàng còn được kết hợp với dầu cọ để điều trị bệnh viêm Amiđan (theo trang stuartxchange).
Công dụng của vỏ và thân cây bàng
Vỏ cây bàng được dùng trong điều trị cac trường hợp đau ốm hay cáu gắt bột phát và bệnh lỵ.
Nước sắc vỏ cây bàng cũng được dùng trong điều trị bệnh lậu, đau dạ dày, chuột rút, tiểu đường và giúp lợi tiểu, trợ tim, giảm đau đầu.
Cách trồng và chăm sóc cây bàng
Cây bàng chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt của cây, khi trái bàng đã già và rụng xuống đất, người ta thường gom trái lại để ươm giống, chỉ cần vùi trong đất ẩm một thời gian sau cây sẽ nảy mầm nhé, thật đơn giản và dễ dàng phải không nào.
Trồng cây bàng khá đơn giản,từ lúc ta ươm hạt cho cây con rồi đến khi cây trưởng thành cây lớn khá nhanh, ta không cần chăm sóc quá nhiều chỉ cần tưới nước hàng ngày và lựa chọn đất sao cho phù hợp, cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nhát là khi cây còn nhỏ. Đất cần đủ rộng để cho cây phát triển sau này.
Cây chịu nắng vì thế không được trồng cây trong bóng râm, đến mùa thay lá thì cây bàng hay có sâu bệnh cho nên khi chúng chuyển mùa hay thay lá thì ta nên phun thuốc trừ sâu hữu cơ để ngăn ngừa sâu bệnh khiến chúng không thể kén tơ hat đẻ trứng được nữa.
Còn khi cây lớn lên vào mùa mưa để giảm tác hại của thiên nhiên ta nên ngắt, cắt giảm chiều cao của cây bàng cũng như tán lá cây để cây có thể chống chọi được tốt với gió bão, thiên nhiên cây không bị gãy đổ nhé.
Hình ảnh cây bàng trong thơ ca, hội họa
Thơ ca: Hình ảnh cây bàng được nhắc đến trong nhiều bài thơ ca Việt Nam, thường gắn liền với những cảm xúc buồn man mác, thương nhớ hay hoài niệm về quê hương.
Ví dụ:
- “Bên nhà mẹ, bóng bàng xế tà” (Ca dao)
- “Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương” (Nguyễn Trãi – Cảnh Đêm)
- “Bóng bàng lay động cành tre, tiếng chuông chùa vọng đến nghe như gần” (Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhớ Nước)
Hội họa: Hình ảnh cây bàng cũng xuất hiện trong nhiều bức tranh của các họa sĩ Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của làng quê Việt Nam.
Ví dụ:
- “Bức tranh Phong cảnh làng quê” của Bùi Công Nhất
- “Bức tranh Hồ Gươm” của Lê Phổ
- “Bức tranh Cổng làng” của Nguyễn Tư Nghiêm
Ý nghĩa của cây bàng trong đời sống
Cây bàng là một loại cây bóng mát: Cây bàng có tán lá rộng rãi, giúp che mát cho con người trong những ngày nắng nóng.
Cây bàng có giá trị kinh tế: Gỗ bàng được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ và đồ nội thất. Quả bàng có thể ăn được và được dùng để làm thuốc.
Cây bàng là biểu tượng của làng quê Việt Nam: Hình ảnh cây bàng gắn liền với những ký ức đẹp đẽ về quê hương của người Việt Nam.
Xem thêm: Cây tùng cối – Cây bonsai đẹp, cách trồng và chăm sóc, tạo dáng tùng cối
Ứng dụng Cây Bàng trong ngành xây dựng
- Vật Liệu Xây Dựng từ Gỗ Bàng: Gỗ bàng có độ cứng và độ bền cao, thích hợp để sử dụng trong việc làm khung xây dựng, kết cấu nhà, cột và dầm. Nó cũng thường được sử dụng để làm sàn nhà, cầu thang, và đồ nội thất.
- Làm Đồ Nội Thất: Gỗ bàng có thể được chế tác thành đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Vân gỗ đẹp và độ bền cao làm cho nó trở thành lựa chọn phổ biến cho đồ nội thất cao cấp.
- Lá Bàng trong Lợp Mái: Tại một số khu vực, lá bàng có thể được sử dụng để lợp mái nhà, đặc biệt là trong các khu vực nông thôn hoặc cho các công trình kiến trúc truyền thống.
- Chất Đốt Tái Tạo: Gỗ và cành bàng sau khi bị cắt hoặc tỉa có thể được sử dụng như một nguồn chất đốt tái tạo, hỗ trợ trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động xây dựng.
- Ứng Dụng Trong Vườn Cảnh: Cây bàng, với hình dáng và màu sắc lá đẹp, thường được trồng làm cây cảnh trong các dự án xây dựng để tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên và cung cấp bóng mát.
- Sử Dụng Trong Công Trình Xanh: Gỗ bàng có thể được sử dụng trong các công trình xây dựng xanh, như các thành phần trong hệ thống vườn treo hoặc làm khuôn mẫu xây dựng sinh thái.
- Bảo Tồn Đất và Chống Xói Mòn: Cây bàng cũng có thể được trồng như một phần của các dự án xây dựng để bảo tồn đất và ngăn chặn xói mòn, nhờ vào hệ thống rễ mạnh mẽ của nó.
Kết
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây bàng. Cây bàng không chỉ là một loại cây bình dị mà còn mang nhiều giá trị văn hóa và tinh thần đối với người Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Cây Dừa – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cá Hề Nemo – Đặc điểm và những lưu ý khi nuôi cá hề bạn cần biết
- Hoa Huyết Long – Loại hoa mang nhiều ý nghĩa phong thủy
- Cây Lục Bình – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cá Tra – Đặc điểm sinh học và mô hình nuôi cá tra an toàn sinh học