Cây Thủy Tùng là một loại cây quý hiếm, đẹp và có giá trị cao. Tuy có nhiều loại khác nhau nhưng thủy tùng nhỏ để bàn là phổ biến nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa của cây thủy tùng trong phong thủy cùng đặc điểm, tác dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về Cây thủy tùng
Cây thủy tùng còn được gọi là cây thông nước có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, là một loại cây thuộc họ tùng. Xuất xứ từ các khu vực nhiệt đới của vùng Đông Nam Trung Quốc. Hiện nay cây được trồng nhiều nơi tại Việt Nam và tập trung nhiều tại các tỉnh miền Nam.
Đây là loài thực vật thân gỗ, mọc thẳng. Chất gỗ của cây rất tốt, chắc khỏe, bền nên được người Anh dùng làm cung tên thời xưa. Số lượng lọai cây này trong tự nhiên hiện nay rất hiếm và có giá trị cao. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm được cách nhân giống thủy tùng thành công năm 2011. Bằng cách ghép chồi lên thân cây bụt mọc, những cây thủy tùng nhỏ được trồng rất phổ biến hiện nay như một loại cây để bàn.
Ý nghĩa cây thủy tùng trong phong thủy
Thuộc họ tùng nên thủy tùng cũng có đủ những ý nghĩa chung của các loại cây họ này. Tùng là loài cây thanh cao và có sức sống mạnh mẽ. Dáng tùng thẳng, cứng cỏi nên được ví với người quân tử. Cây tượng trưng cho sự thanh khiết, ngay thẳng không nhún nhường nên hợp với gia chủ là nam.
Cây thuộc bộ tứ quý Tùng – Trúc – Cúc – Mai lại đứng ở hàng đầu nên không thể không nói đây là một loại cây sang quý. Thời phong kiến, cây tùng là loại cây thường được bắt gặp trong những gia đình quan lại, quý tộc có danh vọng, tiền tài. Bởi vậy cây tùng mang trong mình quý khí và đem lại sự sang trọng cùng khí chất thanh cao cho người trồng.
Thủy tùng trong tự nhiên là loại cây sống trung gian giữa đất liền và sông nước nên bản thân nó mang ý nghĩa của sự hài hòa. Ta có thể thấy được sự vững chắc của đất và sự linh hoạt của nước trong thế thủy tùng. Vì vậy nó có ý nghĩa rất tốt trong ngũ hành phong thủy.
Sống ở vùng gần sông hồ, mỗi lần mưa bão cây sẽ phải gánh chịu những trận mưa gió đầu tiên. Dù vậy cây vẫn đứng thẳng hiên ngang và sẵn sàng đương đầu với từng cơn bão. Cây thủy tùng như hiện thân của một bài học cho con người về sự bền bỉ, kiên trì trước những khó khăn thử thách của cuộc sống.
Trong ngũ hành của các nước đông phương thì thủy sinh kim. Vì vậy trồng cây này sẽ giúp người trồng gặt hái được nhiều tài lộc và của cải. Đặc biệt nếu trồng trong nhà cây kim thủy tùng thì phúc lộc kim tiền của gia chủ lại càng dồi dào và thịnh vượng.
Là loài cây sống lâu năm, cây tùng trong phong thủy đại diện cho sức khỏe và sự trường thọ. Người xưa tin rằng trồng cây thủy tùng cổ thụ bên nhà sẽ giúp những thành viên trong gia đình sống lâu hơn. Việc tặng loại cây này được xem như thay cho lời chúc trường thọ và khỏe mạnh đến người nhận.
Cây kim thủy tùng để bàn có thân cây mảnh mai và lá cây tươi tốt giàu sức sống. Tuy nhiên thân cây không hề yếu ớt như vẻ ngoài mà rất dẻo dai và bền bỉ. Từ đó không ít người học hỏi được vẻ đẹp từ sự khiêm nhường, giản dị bên ngoài nhưng lại mạnh mẽ và kiên cường ẩn sâu bên trong.
Đặc điểm của thủy tùng
Cây gỗ thủy tùng có kích thước khá lớn, thân cây cao đên trên 30m với đường kính khoảng 1m. Vỏ cây dày, hơi có độ xốp và có những đường nứt dọc theo thân cây. Gỗ thủy tùng là một trong những loại gỗ có chất lượng hàng đầu trên thế giới. Chất gỗ cứng, không mối mọt, cong vênh, có mùi thơm và thớ gỗ mịn. Hiện nay trong các khu rừng rậm loại cây này đang có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn khai thác trộm.
Thủy tùng trong tự nhiên là cây rụng lá với các lá tập chung nhiều tại phần thân trên. Lá cây có 2 dạng khác nhau với hình dùi ở cành sinh dưỡng và hình vảy ở cành sinh sản. Trong đó các lá hình dùi dài hơn và rụng nhiều vào mùa khô. Thủy tùng có rất nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu khiến gỗ loai cây này có chất lượng cao.
Cây thủy tùng để bàn là loại cây bụi, kích thước khá nhỏ. Các thân cành nhỏ có dáng thanh mảnh, mọc nhiều và dài hướng lên trên. Tuy nhìn rất mỏng manh nhưng thân cây dẻo dai và bền chắc nên không dễ gãy. Rễ cây mọc rất nhanh, thuộc loại dài và khỏe mạnh nên cây hút nước rất tốt. Trung bình khi trưởng thành cây sẽ cao tới 30cm với đường kính thân cây rất nhỏ từ 0,6-3mm.
Lá cây hình tam giác mọc dày, cả thân và lá đều có màu xanh sẫm mát mắt. Lá thủy tùng để bàn mọc nhiều tại đỉnh cây tỏa ra xung quanh tạo thế đẹp.
Thủy tùng có hoa không?
Cây tùng để bàn hiếm khi ra hoa và cần chăm sóc rất kỹ với điều kiện phù hợp. Thông thường những cây gỗ to sinh trưởng trong tự nhiên sẽ có hoa. Hoa thủy tùng mọc thành chùm nhỏ mọc từ các ngọn cây. Mỗi cụm hoa sẽ có từ 1-4 bông hoa màu trắng hợp lại. Đến khi hoa tàn sẽ cho ra quả tùng có màu đen, nhỏ.
Các loại thủy tùng
Trong tự nhiên đây là thực vật thân gỗ có kích thước lớn. Cây lấy gỗ được chia làm hai loại là cây thủy tùng xanh và đỏ. Về cơ bản cấu trúc của cả 2 loại cây này đều giống nhau nhưng do điều kiện môi trường khác nhau mà chúng có những điểm khác biệt. Trong đó thủy tùng xanh có chất lượng tốt hơn nên có giá trị cao hơn gỗ thủy tùng đỏ.
Thủy tùng xanh
Thủy tùng xanh thường là loại cây được vùi trong bùn đất trong một thời gian dài, có thể lên tới trăm năm. Nhờ tiếp xúc với môi trường ẩm mà chất gỗ của cây được chuyển hóa thành màu xanh đen đẹp và chất lượng tốt. Gỗ thủy tùng có những đường vân đẹp và màu sắc đặc biệt nên là loại cây cực kỳ có giá trị.
Hiện nay loại cây này đang bị khai thác quá độ dẫn tới khan hiếm trong tự nhiên. Ở Việt Nam, cây thủy tùng xanh xuất hiện chủ yếu ở các vùng đất sâu tại Tây Nguyên và một số lòng hồ thủy điện. Vì thế quá trình tìm kiếm và khai thác loại cây gỗ này vô cùng khó khăn.
Thủy tùng đỏ
Thủy tùng đỏ chủ yếu sống tại môi trường khô ráo trên đất liền. Chất gỗ tốt, có màu đỏ hoặc nâu sẫm với các đường vân nhỏ. Tuy thủy tùng đỏ kém giá trị hơn loại xanh nhưng vẫn có giá rất cao và được ưa chuộng nên cũng bị khai thác quá mức.
Cây kim thủy tùng
Cây kim thủy tùng phổ biến và được trồng rộng rãi hơn, nó phù hợp để bàn và có ý nghĩa phong thủy tốt. Đây là giống cây bụi có kích thước nhỏ, chỉ cao khoảng 30cm. Có ngoại hình đẹp lại dễ trồng nên kim thủy tùng được sử dụng như một loại cây trang trí trong nhà.
Hiện nay nó là loại cây để bàn xuất hiện khá nhiều hiện nay và đang được ưa chuộng. Cây có hình dạng nhỏ, thân cây mảnh với các lá xanh tốt có tính thẩm mỹ cao. Loại cây này nhân giống nhanh nên đây là cây thủy tùng chủ yếu xuất hiện trên thị trường cây cảnh.
Cây thủy tùng có tác dụng gì?
Sử dụng để khai thác gỗ
Rất nhiều người thắc mắc gỗ thủy tùng có tác dụng gì mà lại đắt đến thế. Đây là cây thực vật có kích thước lớn, chất lượng tốt nên là nguyên liệu tốt cho ngành khai thác gỗ. Chất gỗ của nó thuộc loại hàng đầu thế giới bởi nhiều yếu tố như: thớ gỗ mịn, đường vân đẹp, không bị mối mọt, mùi thơm,… Gỗ thủy tùng đẹp lại có ý nghĩa phong thủy tốt nên được mua làm đồ nội thất với giá rất cao.
Theo các chuyên gia khoa học, gỗ thủy tùng có tác dụng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Bởi vậy người ta thường dùng loại cây này để tạc tượng thờ hoặc lục bình. Những vật phẩm này được cho là sẽ đem lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho chủ nhân.
Tuy nhiên chính vì cây có giá trị cao mà thủy tùng trong tự nhiên đã và đang bị khai thác trái phép rất nhiều. Hiện nay số lượng cây trong tự nhiên ở nước ta chỉ còn rất ít và cần được bảo tồn gấp. Trên thế giới loài cây này cũng được xếp vào các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Làm cây cảnh trang trí
Cây thủy tùng nhỏ để bàn được nhân giống có kích thước nhỏ nhưng số lượng lớn và khá phổ biến ở nước ta. Đây là loại cây cảnh đang được ưa chuộng thời gian gần đây. Với hình dáng đẹp, vóc dáng nhỏ, thủy tùng có thể được đặt tại các vị trí như phòng khách, phòng làm việc, các sảnh chờ,… để làm cảnh. Cây thủy tùng bonsai được nhiều người chơi cây ưa thích và giành cho nó một vị trí trong bộ sưu tập cây của mình.
Thanh lọc không khí và chữa bệnh
Giống như cây thường xuân, thủy tùng là loại cây có khả năng thanh lọc không khí. Cây có thể hấp thụ các khí độc có trong không khí, các bức xạ điện từ và khói bụi. Đồng thời cây cũng nhả Oxy và hút CO2 nên không khí trong phòng sẽ mát mẻ và trong lành hơn rất nhiều.
Đây còn là loại cây dược liệu khá hữu ích. Các thầy thuốc sử dụng cành lá và nón thủy tùng đã chín trong những bài thuốc giảm đau, chữa phong thấp và làm săn da. Những món đồ nội thất chế tác từ gỗ thủy tùng có chất lượng và giá trị rất cao đang khan hiếm trên thị trường.
Cách trồng cây thủy tùng
Với tên gọi đặc biệt, không ít người nghĩ đây là loại cây thủy sinh. Tuy nhiên nó lại được trồng nhiều trên đất và những nơi khô ráo. Cây thủy tùng thuộc loại cây khó trồng và cần nhiều kỹ thuật. Các điều kiện thích hợp để nhân giống cây cũng cần người có chuyên môn tiến hành.
Hiện nay người ta chủ yếu nhân giống cây bằng phương pháp ghép chồi lên cây bụt mọc với tỉ lệ thành công 70%. Vì vậy thay vì tự trồng, bạn chỉ cần mua cây con ở cửa hàng cây giống vừa đơn giản vừa thuận tiện.
Cách chăm sóc thủy tùng
Nhiệt độ
Cây thủy tùng để bàn sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ phòng từ 18-25 độ C. Nếu bạn để cây ở trong phòng có điều hòa, lưu ý mang cây ra ngoài nắng vào sáng sớm vài tiếng để cây không bị ảnh hưởng nhé. Bên cạnh đó những vị trí gần lỗ thông gió và lỗ xả khí của điều hòa cũng không được đặt cây.
Ánh sáng
Thủy tùng là cây ưa bóng có thể trồng ở cả trong phòng lẫn nơi râm mát ngoài trời. Khi trồng phải chú ý quan sát và điều chỉnh vị trí cây để đảm bảo đủ lượng ánh sáng quang hợp mà không bị héo do cháy nắng.
Chỉ với ánh sáng đèn điện, cây cũng có thể tiến hành quang hợp và phát triển tốt nên thủy tùng thích hợp đặt tại nhiều nơi trong nhà . Nếu phòng đặt cây quá tối, bạn cần mang cây ra ngoài sáng vài lần mỗi tuần để cây có đủ ánh sáng quang hợp.
Đất trồng
Để thủy tùng khỏe mạnh và xanh tốt, đất trồng cây phải luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và tơi xốp. Người trồng có thể sử dụng các loại đất thịt, đất vườn có trộn lẫn phân ủ mục, phân NPK để trồng cây. Định kỳ hàng năm bón phân cho cây một lần giúp đất không bị bạc màu.
Tưới nước
Trong tự nhiên cây thủy tùng sống ven các con sông và hồ. Vì vậy nhu cầu nước của cây ở mức cao hơn so với các loài cây khác. Nên tưới định kỳ cho cây hàng ngày với lượng vừa phải để cây phát triển tốt mà không bị thiếu nước hay ngập úng.
Những ngày hè nhiệt độ cao, cây sẽ bốc hơi nhiều hơn nên nhu cầu nước cũng tăng theo. Người trồng nên tưới phun sương hàng ngày để đảm bảo độ ẩm đất và làm mát cho cây. Ngược lại, nếu cây trong phòng lạnh hoặc mùa đông, mức nước tiêu thụ của thủy tùng cũng giảm bớt. Vì thế có thể tiết kiệm lượng nước tưới mỗi lần để tránh thừa nước.
Sâu bệnh
Cây thủy tùng phải đối mặt với những bệnh như vàng lá, khô lá, rụng lá. Bạn có thể tự chữa cho cây bằng cách cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây. Trong trường hợp cây bị nặng và quá nhiều cành lábị bệnh thì nên mua thuốc đặc trị cho cây từ các cửa hàng dược phẩm có chuyên môn.
Đây là cây thường được trồng trong nhà nên ít khi bị nhiễm sâu, rầy hơn so với các loại cây cảnh khác. Vì vậy tốt nhất lưu ý hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nếu không cần thiết bởi nó gây hại cho đất trồng và có thể gây hại cho con người.
Giá cây thủy tùng
Gỗ thủy tùng cực kỳ quý hiếm nên có giá rất cao khoảng 300 triệu đồng một mét khối gỗ. Tuy nhiên loại cây này trong tự nhiên đang trên bờ vực tuyệt chủng nên giá cả thật sự còn phụ thuộc vào quá trình giao dịch của đôi bên.
Được nhân giống bằng phương pháp khó khăn hơn các loại cây cảnh khác, thủy tùng cảnh có giá cao hơn là điều tất yếu. Thông thường giá cây thủy tùng cảnh sẽ dao động từ 200-500 nghìn đồng. Dù vậy với vẻ đẹp và ý nghĩa phong thủy của mình, thủy tùng cảnh vẫn xứng đáng với cái giá ấy.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Thủy Tùng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!