Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Trong số những loại lan cổ và đẹp của Việt Nam thì dòng lan giáng hương được xem là đẹp và lạ hơn cả. Không chỉ có nhiều màu sắc khác nhau mà hình dáng hoa rủ xòe của chúng khiến bất cứ ai nhìn thấy lần đầu cũng phải trầm trồ thán phục. Hoa lan giáng hương, cái tên khá đẹp và nữ tính được đặt cho một loại lan cũng đẹp và dịu dàng không kém. Loại lan này còn được nhiều người gọi với cái tên là cây giáng xuân. Hoa của chúng khá đa dạng về màu sắc cũng như kích thước. Hiện nay theo thống kê thì nước ta phát hiện được hơn 8 giống trong số hơn 20 giống được phát hiện ở khắp Đông Nam Á. Với nhiều ưu điểm như cây mọc bụi đẹp và lạ, hoa nhiều màu sắc độc đáo và lâu tàn đặc biệt còn cho nở vào đúng dịp xuân về.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 1
Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Đặc điểm nổi bật của Lan giáng hương

Thật đúng như tên gọi của chúng, loại hoa lan này sở hữu ba màu trên một bông hoa là: Màu vàng, màu trắng và màu tím. Tuy nhiên, các loại lan khác thường chỉ mang hai màu thì loại hoa lan Giáng hương  lại có sự kết hợp của 3 sắc hoa và được tỏa dần đều từ vùng nhị hoa cho đến phần nhụy và xuống tới cánh hoa đẹp. mang lại vẻ đẹp vô cùng lạ lẫm và ấn tượng. Đây chính là sự ưu ái của thiên nhiên dành cho loại hoa thuộc chi giáng hương này.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 2
Đặc điểm nổi bật của Lan giáng hương

Lan giáng hương  là một loại lan có dạng thân mềm và mang độ rủ xuống, tạo nên vẻ mềm mại như cây liễu. Các cây đã trưởng thành có độ dài của thân cây tối đa đến 80cm và nếu có độ dài thấp nhất cũng là khoảng 50cm. Thân cây có hẹ lá dài và mỏng hơn lan Đuôi cáo. Lá có màu xanh sẫm và rủ theo hướng xuống dưới. Các Giáng hương có những chiếc lá dài thì lá được xếp thưa hơn, nhưng nếu lá ngắn thì lại được xếp sát hơn. Lá ngắn sẽ cứng và có độ dày hơn. Loại cây này có rễ chùm và nhiều, cho khả năng bám rất chắc nên giúp cây có thể tự do buông thả dáng nhưng không sợ bị rơi.

Thời điểm Giáng hương đẹp nhất chính là lúc chúng nở hoa. Hoa của chúng thông thường sẽ nở đồng loạt. Do vậy, một bụi hoa to có thể sở hữu đến hơn 10 chùm hoa và chúng đua nhau nở mang đến cảnh tượng vô cùng đẹp. Mỗi chùm hoa sẽ có độ dài khoảng 30cm bao gồm nhiều bông hoa nhỏ có đường kính 3cm. Hoa có hương thơm giống như hương hoa hồng rất quyến rũ.

Một số giống lan giáng hương nhiều hoa

Giáng xuân

Loại lan giáng xuân này có chiều cao thân chỉ khoảng 30cm nhưng có bộ lá dày và mọc cĩa sang hai bên khá đẹp. Một chậu hoa thông thường sẽ cho ra khoảng 2-3 cành mỗi cành hoa dài khoảng 30cm và có khoảng 30 bông mọc trên đó. Sắc hoa giáng xuân khá đa dạng. Có loại màu tím, có loại màu hòng và cả tím nhạt. Mỗi cánh hoa thông thường bên ngoài nhạt và sẽ đậm dần về bên trong. hoa có hương thơm nở vào mùa xuân cho đến đầu mùa hạ, đặc biệt hoa lâu tàn. Giáng hương mọc trên các thân cây rụng lá vào mùa đông trên độ cao từ 500-1.300m ở các tỉnh KomTom, ĐacLac, Đà Lạt,…

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 3
Giáng xuân

Giáng hương quế ( Aerides faclcata, Lindl.& Paxton 1851)

Loại giáng hương quế này cho chiều cao cao hơn hẳn giáng xuân. Chiều cao trung bình của chúng từ 50 cho đến gần 1m. Tán lá có chiều dài khoảng 40cm và rộng 4cm. Phía mặt trước có màu xanh non còn mặt sau có màu tím khá đặc trưng. Hoa giáng hương quế mọc thành từng chùm dài và rủ. Mỗi cành thường dài khoảng 30cm và thường có từ 30-40 bông hoa màu tím nhạt mọc xung quanh. Hương thơm của giáng hương quế có phần thơm hơn giáng xuân và cũng thương nở vào mùa xuân và hè. Loại giáng hương này thường phân bố ở một số tỉnh phía Nam như Lâm Đồng, Đà Lạt, Kon Tum.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 4
Giáng hương quế ( Aerides faclcata, Lindl.& Paxton 1851)

Giáng hương quạt ( Aerides flabellata, Rolfe ex Downey 1925)

Loại giáng hương quạt này có kích thước hoa to hơn hẳn so với 2 loại trên. Chiều cao của loại giáng hương này chỉ khoảng 30cm và hệ lá thường cong và dài khoảng 15cm. Mỗi cành hoa khi nở thường sẽ chỉ có từ 3-7 bông trên  một cành. Hoa của giáng hương quạt có màu vàng khá thơm và thường nở vào cuối mùa xuân.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 5
Giáng hương quạt ( Aerides flabellata, Rolfe ex Downey 1925)

Giáng hương quế nâu ( Aerides houlletiana, Rchb.f 1872)

Đúng như tên gọi của chúng loại giáng hương này cho hoa có sắc nâu nhạt hoặc nâu vàng đặc trưng. Phần thân cây cao trung bình khoảng 40cm và có bộ lá dày và cứng dài trung bình 25cm. Cây trưởng thành đến thời kì ra hoa thường sẽ cho ra khoảng 2-3 cành mỗi cành có từ 15-20 bông mọc so le nhau. Cây giáng hương quế nâu thường thấy ra hoa vào đầu mùa hạ. Loại lan này thường mọc ở các tỉnh Tây Nguyên Tây Ninh, Đà Lạt vv..

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 6
Giáng hương quế nâu ( Aerides houlletiana, Rchb.f 1872)

Giáng hương nhiều hoa ( Aerides multiflora, Roxbury 1823)

Giáng hương nhiều hoa cho chùm hoa dài tới 30 cm và cho đến hơn 50 bông hoa trên một cành. Chiều cao trung bình của chúng khoảng 30cm và tán lá mọc dày và cứng. Hoa của loại lan này có màu tím nhạt khá thơm thường ra hoa vào mùa hạ. Nơi phân bố: lan giáng hương nhiều hoa thường mọc ở Nam Cát Tiên, Tây Nguyên.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 7
Giáng hương nhiều hoa ( Aerides multiflora, Roxbury 1823)

Giáng hương hồng nhạn ( Aerides rubescens, Schltr. 1915)

Loại lan giáng hương hồng nhạn này có một sắc hoa màu hồng khá đẹp và nổi bật. Chiều cao của chúng khoảng từ 30-40cm và có những cành hoa mọc xiên lên trên. Một chùm hoa thường sẽ có từ 25-30 bông. Hoa sẽ nở vào đúng mùa xuân nên càng được ưa chuộng. Giáng hương hồng nhạn có ở Lâm Đồng, Đà Lạt,…

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 8
Giáng hương hồng nhạn ( Aerides rubescens, Schltr. 1915)

Cách trồng lan Giáng Hương

Cách xử lý khi mới mua lan Giáng Hương về

Khi mới mua về bạn tiến hành làm sạch thân và rễ của chúng. Rửa sạch từng lá và rễ của chúng bằng nước. Có thể dùng kéo cắt bỏ đi những rễ già và hư chỉ để lại phần rễ khỏe mạnh để trồng sau này. Sau khi rửa sạch bạn tiến hành ngâm phần rễ vào dung dịch physan sát khuẩn trong 1 giờ. Phơi chúng lên trong vùng 1 ngày sau đó mới ngâm giáng hương trong hỗn hợp phân NPK và đường cùng 4 lít nước ngâm trong khoảng 4 tiếng. Tiếp theo treo lan vào chỗ thoáng mát và định kì phun sương nước 1 lần cho cây.

Trồng lan Giáng Hương vào chậu

Với phương pháp trồng hoa lan giáng hương trong chậu bạn cần chú ý một số kĩ thuật sau: Khi trồng nên đặt gốc cây sát vào đáy chậu và xếp sao cho các phần rễ dài bên dưới sẽ uốn quanh phần thành chậu. Bạn cột và cố định thân cây lan vào dây treo chậu. Khoảng trống giữa các gốc cây lan chen miếng gỗ mục thành một đường thẳng. Chú ý khi uống không nên làm cho phần rễ non bị đứt gãy. Tiếp theo bạn tiến hành treo chậu lan vào chỗ thoáng mát và đều đặn phun sương nước 1 lần vào sáng sớm. Chỉ sau 1 tháng là cây đã xanh tốt trở lại.
Chế độ bón phân cho cây: Cây sống khá khỏe mạnh có thể tự lấy dinh dưỡng từ không khí nên không cần bón phân quá nhiều. Chỉ cần dùng loại phân thông thường và hòa tan vào nước và tưới khoảng 15 ngày/ tuần vào buổi sáng.

Lan Giáng Hương – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc 9
Trồng lan Giáng Hương vào chậu

Độ ẩm và chế độ tưới nước: Lan giáng hương ưa thích khi hậu có độ ẩm cao và nên được tưới nước mỗi ngày. Nếu độ ẩm quá thấp cây cũng phát triển kém. Vào mùa khô hạn bạn có thể để bên dưới chậu cây một chậu nước để làm tăng độ ẩm cho cây.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa lan giáng hương. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *