Hoa Lan Hoàng Lạp – Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết

Hoa lan hoàng lạp là một trong những loài hoa lan được ưa thích nhiều nhất bởi vẻ ngoài bắt mắt và màu sắc sặc sỡ. Thật lý tưởng nếu như trong vườn hoa của bạn có một chậu hoa hoàng lạp phải không nào. Nếu như bạn đang lo lắng không biết loài hoa này có dễ chăm sóc không và làm thế nào để lựa chọn đúng một chậu hoa hoàng lạp thì bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hoàng lạp

Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 1
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hoàng lạp

Hoa Lan Hoàng lạp có các tên gọi khác như Hoàng thảo hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng, thủy tiên hoàng lạp, tên khoa học là Dendrobium chrysotoxum.

Hoàng lạp có kiểu hoa giống với Kim Điệp giấy, nhưng thân mập, cứng hơn nhiều, có 3-7 lá dai cứng ở đỉnh, phát hoa thường ở đỉnh và các mắt gần ngọn. Mang nhiều đặc trung của dòng thủy tiên.

Hoa nở vào mùa Đông và Xuân.

Lan hoàng lạp có mọc ở Vinh, Ban Mê Thuột, Kontum, Đà Lạt, Lâm Đồng, Sông Bé, Lộc Ninh, hiện nay được trồng ở Lào Cai.

Cây ưa nắng, ưa ẩm nên cần tưới nhiều và thường xuyên trong năm, nên trồng nơi có nắng sáng hay chiều.

Đặc điểm của hoa lan hoàng lạp

Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 2
Đặc điểm của hoa lan hoàng lạp

Là loài lan thuộc chi hoàng thảo, gốc thóp bé, thân rất cứng, tròn bóng, có nhiều rãnh dọc, phình ở giữa (tùy cây phình nhiều hay ít), cao khoảng 6-30 cm, chu vi thân thường khoảng 1.5-4 cm, có 2-5 đốt/thân, màu vàng pha hơi xanh, thân già vàng nhiều hơn. Thường có 2-5 lá/thân, thuôn dài 10-15 cm, rộng 2-3.5 cm.

Hoa buông chùm khoảng 15-20 cm mọc ở gần ngọn, gồm nhiều bông cỡ 3.5-4 cm, cánh dày hơn Vảy Rồng, hơi bóng, màu vàng, môi hoa tròn, phần trung tâm của môi hoa màu vàng sẫm hơn và có các vạch gân đỏ, cánh lưng bé dài 1.2-2 cm, rộng 0.5-0.9 cm. Hoa nở vào mùa xuân khoảng tháng 3 – đầu tháng 4 dương lịch, độ bền khoảng 7-10 ngày, có hương thơm. Cây ưa ánh sáng mạnh, tốt nhất trồng dưới 1 lớp lưới đen, ưa ẩm, không có mùa nghỉ.

Phân biệt hoa lan hoàng lạp và hoa lan sơn thủy tiên

Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 3
Phân biệt hoa lan hoàng lạp và hoa lan sơn thủy tiên

Phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên không khó. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào giả hành, không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. Có thể nói cách duy nhất để biết chính xác đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm. Họng hoa của bông Hoàng Lạp có màu vàng và vài vạch chỉ đỏ (sọc đỏ).

Tìm hiểu chung về hai loại lan

  • Hoàng lạp tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum
  • Sơn thủy tiên tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum

Có thể nói Sơn thủy tiên là một biến thể của lan Hoàng lạp. Sơn Thủy Tiên kích cỡ nhỉnh hơn Hoàng Lạp, nhìn cứng cáp hơn, gốc to hơn, nhìn từ gốc đến ngọn to đều đều. Loại này theo tài liệu nước ngoài thì có phân bố ở cả Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Lào. Hoa của Sơn Thủy Tiên có họng sẫm hơn Hoàng Lạp, có cây họng nhung nâu hoặc nâu đen rất đẹp, giá trị Sơn Thủy Tiên cũng cao hơn Hoàng Lạp.

Cách phân biệt lan Hoàng lạp và Sơn thủy tiên

Hoàng lạp
Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 4
Hoàng lạp

Sự cứng cáp của giả hành, sự tươi tắn của mặt hoa, sức sống mãnh liệt của giống lan, mùi thơm dịu dàng khi khoe sắc….

Hoàng có nghĩa là chiếu sáng, sáng rực rỡ, sáng chói, là sắc vàng

Theo như hình thái giả hành và hình thái mặt hoa, ta có thể hiểu tên của Hoàng lạp là do giả hành màu vàng và hoa màu vàng cộng với độ bóng mướt của giả hành và cánh hoa như sáp ( bóng như cây nến, đèn cầy) mà thành.

Giả hành khi non thì xanh, nhưng trưởng thành và già thì vàng bóng. Độ lớn thì tùy giống phân bố tại vùng miền nào mà khác nhau. Có giống giả hành nhỏ như cây đũa mà dài, có giống thì mập ú mà ngắn một khúc. Có khi giả hành chỉ to bằng ngón tay, nhưng cũng có giống giả hành to bằng cổ chân. Có giống gốc giả hành thóp lại bé xíu và to mập ở khúc giữa, nhưng cũng có giống thuôn đều. Có giống chỉ dài 20cm, nhưng cũng có giống dài hơn nửa mét.

Sơn thủy tiên
Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 5
Sơn thủy tiên

Sơn thủy tiên chính là một biến thể (đột biến) của Hoàng Lạp. Về cơ bản chỉ khác nhau Họng bông hoa. Nếu chỉ nhìn vào hình thái giả hành, số lá trên giả hành… không thể nào phân biệt chính xác được đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp. .

Có nhiều người nhầm lẫn hai giống này dù là chơi lan mười hoặc hai chục năm vẫn không biết phân biệt là bình thường và chính vì lẽ đó nên thường xảy ra rất nhiều tranh cãi không hay.

Có thể nói cách duy nhất để biết CHÍNH XÁC đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở.

Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm.

Nhận biết Sơn thủy tiên

Một số web phân tích rằng lá Sơn Tủy Tiên dày hơn, cứng hơn; giả hành mập hơn, nặng hơn…. đều là không chính xác. Vì Hoàng Lạp cũng có giống giả hành to bằng cổ chân, lá vừa dày vừa cứng.

Có web lại nói Sơn Thủy Tiên thuôn đều từ gốc tới ngọn còn Hoàng Lạp thì gốc giả hành nhỏ và thân mập ú. Cũng không chuẩn luôn. Vì thực tế là tôi đã sở hữu đủ các kiểu hình như trên nhưng lại toàn là Hoàng Lạp.

Thực tế thì Sơn Thủy Tiên ở Việt Nam hiện nay rất ít, nếu bạn có may mắn sở hữu 1 giò thì đó chính là 1 báu vật. Mắc thì không phải quá mắc, nhưng muốn sở hữu thì lại rất khó.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng lạp

Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 6
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng lạp

Hoàng thảo Hoàng lạp có thể trồng trong chậu đất nung, dớn chậu hoặc ghép gỗ. Nên ghép lên gỗ nhãn, vải, vũ sữa, lũa nghiến… là tốt nhất.

Nếu sẵn dớn chậu cũng tốt còn nếu muốn trồng trong chậu nhìn cho đẹp thì cũng nên ghép vào 1 cục gỗ trước rồi đặt cả vào chậu. Bỏ thêm ít than củi (than đã ngâm nước trước 1-2 ngày) xung quanh cục gỗ cho chặt, chú ý không phủ gốc Hoàng Lạp.

Cây mới mua về ta cắt sát rễ, chừa lại 1-1.5 cm là được, loại này có giả hành (thân) to mọng chứa nhiều nước và dinh dưỡng bên trong nên không lo.

Có thân không còn chút rễ nào đem vứt chỏng chơ chỗ ẩm mát còn ra rễ với mầm.

Cắt rễ xong đem ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 2 giờ rồi đem ghép.

Hoa Lan Hoàng Lạp - Cách đơn giản để nhận biết hoa lan hoàng lạp có thể bạn chưa biết 7
Cách trồng và chăm sóc hoa lan hoàng lạp

Ghép xong treo nơi mát, hàng ngày tưới 2-3 lần, phun đều đặn B1 (loại cho lan) 4-5 ngày/lần.

Nên phun thuốc vào buổi tối ở lần tưới cuối cùng trong ngày, phun thuốc chiều xong tối lại tưới nước thì trôi bớt thuốc rồi.

Chưa có rễ thì không bón phân. Khi rễ ra dài thì đưa dần ra nơi có nắng hơn, dưới 1 lớp lưới che, ở các vùng cao nguyên, vùng núi mát mẻ, nắng không gắt thì treo trực tiếp dưới nắng cũng được.

Loài này ưa ẩm, có nghe nói trồng bằng phương pháp bán thủy canh thì to mập hơn đời mẹ (cái này tôi chưa tự kiểm chứng) nhưng nếu có bạn nào thử lấy một ít trồng thử bán thủy canh và chia sẻ kết quả xem.

Các bạn dùng phân chậm tan đóng túi đặt vào gần gốc (nếu trồng chậu) hoặc treo phía trên gốc (nếu ghép gỗ). Loại này cần nhiều dinh dưỡng, hoặc phun định kỳ phân NPK 30-10-10 hàng tuần để cây phát triển tốt nhất.

Đến đầu tháng 1 dương các bạn chuyển qua bón phân hàm lượng P (lân) cao mỗi tuần một lần, tưới thưa đi, sáng tháng 3 dương tưới nhiều trở lại.

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan hoàng lạp do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về hoa lan hoàng lạp cũng như cách để nhận biết hoa lan hoàng lạp để tránh sự nhầm lẫn không đáng có bạn nhé.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *