Hoa Lan Càng Cua – Hoa đẹp độc đáo

Lan càng cua là: Một loài cây thuộc họ xương rồng có thân cành khẳng khiu, trông rất khô cứng nhưng lại nở ra những bông hoa bóng mượt, mềm mại và cực kỳ sai hoa, xum xuê tuyệt đẹp. Đó chính là lan càng cua – cái tên ngộ nghĩnh ấy cũng bắt nguồn từ những bông hoa xinh xinh trông giống chiếc càng con cua.

Hoa lan càng cua
Hoa lan càng cua

Đặc điểm nổi bật của lan càng cua

Cây càng cua hay lan càng cua, xương rồng giáng sinh có tên khoa học: Zygocactus truncates thuộc họ xương rồng – Cactaceae , xuất xứ từ Rio de Janeiro, Brazil.

Trong tự nhiên, càng cua thuộc loại cây phụ sinh, chúng sống trên thân cây khác bằng cách bám rễ vào vỏ cây chủ, chiều cao khoảng 20-40cm. Cây lấy dinh dưỡng và độ ẩm từ mưa.

Càng cua có gốc hóa gỗ mập, mọc thành bụi nhỏ. Thân cây dạng xương rồng mềm, xanh bóng, phân nhiều cành nhánh, với 2-3 cánh dẹt, mép có các khía dạng răng, rồi thắt lại ở các đốt. Các cành buông rủ ra bốn phía với tán khoảng 30-45cm. Hoa càng cua mọc từ đỉnh cành cũng buông xuống như cành với các cánh hoa xếp dạng xoắn ốc nhiều màu sắc: tím, hồng, đỏ, trắng, vàng, cam…Hoa nở từ tháng 9-4 năm sau. Càng cua cũng có quả hình tròn, màu đỏ.

Đặc điểm nổi bật của lan càng cua
Đặc điểm nổi bật của lan càng cua

Ngắm nhìn cây lan Càng cua chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp đối lập từ nét cứng cáp nhưng mềm mại của thân cành, dáng hoa, vẻ rực rỡ, bóng đẹp của bông hoa.

Ý nghĩa lan càng cua

Hoa lan càng cua nở đúng dịp giáng sinh mang đến may mắn cho người trồng với ý nghĩa thay đổi số phận, vận may sẽ đến nhanh chóng ngay trên đầu.

Ý nghĩa lan càng cua
Ý nghĩa lan càng cua

Ứng dụng lan càng cua

Lan càng cua cực kỳ sai hoa, hình dáng độc đáo, chịu bóng tốt nên rất được ưa thích trưng ở nhiều nơi:

  • Với thân mập, dày lan càng cua còn có khả năng hấp thụ các khí độc hại cho sức khỏe con người: fluoride, ête, hydro sunfua, phenol, krypton… Đặc biệt càng cua còn có chu trình quang hợp CAM: ban đêm hút khí CO2 nhả O2 giúp tăng oxy trong không khí, thích hợp trưng trong phòng ngủ.
  • Càng cua có dáng buông rủ, uốn cong nên đặc biệt thích hợp trồng chậu treo trưng ở ban công, cửa sổ, mái hiên … tô điểm không gian trên cao.
  • Cây còn được trồng chậu trang trí bệ cửa sổ, bàn ăn, phòng khách, thành ban công, trước cửa nhà, bệ cầu thang …. Đem đến nét tươi tắn, ngộ nghĩnh, đầy sức sống.
  • Càng cua còn được trồng ngoại thất tuy nhiên cần trồng nơi có bóng râm, dưới tán cây to hoặc nơi cớm nắng.
  • Càng cua có hoa nở đúng vào dịp giáng sinh nên được lựa chọn là món quà giáng sinh ý nghĩa cho đối tác, người thân, bạn bè…
  • Lan càng cua còn khoe sắc trên các kệ giá nghệ thuật đem đến vẻ đẹp sang trọng, quyến rũ.

Ngoài tác dụng trang trí, cây hoa lan càng cua còn dùng làm thuốc chữa bệnh có tác dụng chữa viêm và sưng.

Hoa Lan Càng Cua – Hoa đẹp độc đáo 1

Cách trồng và chăm sóc lan càng cua

Thuộc loại cây ưa bóng, nơi râm mát, nhu cầu nước ít nên khi trồng chăm sóc cây lan càng cua các bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Ánh sáng: lan càng cua không chịu được nắng gắt chiếu trực tiếp mặc dù cây có tính hướng sáng mạnh. Mùa xuân và thu có thể trưng cây ngoài trời để cung cấp đủ ánh sáng cho cây quang hợp và tích lũy dinh dưỡng. Mùa hè nên che nắng bằng lưới hoặc đặt cây dưới bóng cây to. Mùa đông trưng cây trong phòng có chiếu sáng. Vì vậy lan càng cua còn được trưng trong nhà như một cây trang trí nội thất duyên dáng.
  • Nhiệt độ: càng cua ưa mát, nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển ổn định là 15-25oC. Nhiệt độ xuống đến -40oC cây bị chết, cao hơn 35oC cây phát triển kém.
  • Độ ẩm: lan càng cua ưa ẩm trung bình, độ ẩm thích hợp nhất là 40-60%. Cây dễ bị nhiễm bệnh và thối nhũn nếu trời mưa và râm dài ngày. Đất trồng trong chậu cũng có độ ẩm vừa phải.
  • Đất trồng: Để cây lan càng cua sai hoa, cần trồng đất thoáng khí, tơi xốp, nhiều mùn và hơi chua. Khi trồng cây cần bón lót bằng phân hữu cơ.
  • Đất trồng phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và hơi chua. Chậu trồng lan cua nên bổ sung các phân hữu cơ để bón lót, nên trồng bằng đất bùn và đất mùn. Nếu ghép càng cua vào xương rồng thì đất trồng giống trồng xương rồng.
  • Tưới nước: càng cua thuộc loại xương rồng nên nhu cầu nước tưới không nhiều, tuy nhiên đợt nở hoa cây rất sai hoa nên cần chú ý khi tưới nước:

+  Lan Càng cua cần tưới nước nhiều vào mùa hè, có thể chịu đất khô nhẹ giữa 2 đợt tưới

+  Khi cây ra hoa cần tưới đủ nước, tránh ngập úng, tưới ít quá sẽ làm hoa rụng nhanh, tưới nhiều quá làm úng cây. Vì vậy nên tưới đủ nước khi thấy đất trên mặt chậu se khô.

+ Hạn chế tưới nước  sau khi hoa tàn, nên để đất khô khoảng vài tháng, nên đem cây vào nhà nếu thời tiết quá lạnh.

  • Bón phân: nhu cầu dinh dưỡng của lan càng cua cũng trung bình. Nên tưới phân loãng 15 ngày/lần luân phiên bằng phân hạt và dung dịch . Để cây sai hoa hơn cần tưới trước khi cây ra hoa một ít phân lân vào mùa thu.

Nên tưới bằng các loại phân hữu cơ ủ hoai mục, có thể dùng phân tro, trấu.

Muốn cho lan càng cua nở hoa đúng dịp tết từ dương lịch đến âm lịch, chậu trồng cần chứa nhiều bã chè hoặc các chất mùn mục. Muốn hoa sai hơn và bông to hơn thì người ta dùng cách ghép càng cua vào cây thanh long, xương rồng và trồng vào chậu.

Nhân giống lan càng cua bằng cách chiết cành, giâm cành hoặc ghép mắt vào mùa khô, tránh mưa ẩm.

Bệnh thường gặp với lan càng cua: vàng cây do nhện đỏ hoặc quá ớm; rụng hoa do đất quá ẩm, quá lạnh, thiếu dinh dưỡng, cần điều chỉnh để chăm sóc cho cây phù hợp.

Hoa Lan Càng Cua – Hoa đẹp độc đáo 2

Một số chú ý khi trồng trang trí cây lan càng cua

Muốn lan càng cua nở nhiều hoa, trước khi hoa nở 40-70 ngày, cần trưng cây trong bóng tối 12h/ngày.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, lợi ích, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây lan càng cua. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *