Hoa đồng tiền là một loài hoa không còn xa lạ với tất cả chúng ta, nhưng để hiểu về loài hoa này thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, Báo Khuyến Nông đã tổng hợp những thông tin về loài hoa này qua bài viết dưới đây. Cùng theo dõi với chúng tôi nhé!
Tổng quan về Hoa đồng tiền
Thông tin cơ bản về hoa đồng tiền
Đồng tiền hay cúc đồng tiền là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc. Tên gọi Gerbera được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, một người bạn của Carolus Linnaeus. Chi này có khoảng 30-100 loài sống hoang dã, phân bổ ở Nam Mỹ, châu Phi đại lục, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á.
Cây hoa đồng tiền là cây thân thảo, đa dạng về sắc hoa, thường trông chậu hay trồng bồn trang trí nhà cửa, sân vườn.
Loài hoa này tượng trưng cho hạnh phúc, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Khi bạn tặng cho ai những bônghoa đồng tiền này, chúng không những truyền đạt cho họ những thông điệp sâu sắc đầy ý nghĩa mà còn giúp đêm lại một ấn tượng khó quên.
Đặc điểm và cấu tạo của hoa đồng tiền
Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.
Hoa có cuống dài, là loại hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.
a/ Thân, lá: Đồng tiền là cây thân thảo, dạnh thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.
b/ Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khỏe, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất, vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra.
c/ Hoa: Hoa là dạng hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.
Đặc điểm thực vật học của rễ hoa đồng tiền:
- Thuộc loại rễ chùm, rễ ăn nông, thường lan theo diện tích mà lan ra.
- Rễ phát triển mạnh ở khu vực tầng đất mặt.
Đặc điểm thực vật của thân hoa đồng tiên:
- Là cây thuộc loại thân ngầm.
- Cây phân nhánh từ thân, lá và hoa được mọc từ thân.
Đặc điểm thực vật học của lá hoa đồng tiền:
Dựa vào đặc điểm của giống mà lá xẻ thùy nông hay sâu.
- Lá có hình lông chim.
- Mặt lưng của lá có lớp lông.
Đặc điểm thực vật học của hoa đồng tiền:
- Là loại hoa tự đơn hình đầu.
- Có 2 loại hoa tạo thành: Hoa hình lưỡi và hoa hình ống.
Đặc điểm của quả hoa đồng tiền:
- Thuộc loại quả bế, có lông.
- Không có nội nhũ, hạt nhỏ.
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa đồng tiền
Nguồn gốc của hoa đồng tiền
Đây là một trong 10 loại hoa thương mại quan trọng nhất được trồng trên thế giới, có nguồn gốc từ Châu Á, Nam Phi và Tasmania. Đồng tiền thích hợp với khí hậu ôn đới hoặc cận nhiệt đới. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng hơn 30 giống hoa đồng tiền đang được trồng ngoài sản xuất, các giống này có nguồn gốc từ Hà Lan, Trung Quốc, màu sắc phong phú, đa dạng. Hoa được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và các nơi có khí hậu mát mẻ.
Chi này có khoảng 30 – 300 loài, sống hoang dã và phân bố ở khắp nơi. Nhưng chủ yếu là ở khu vực Nam Mỹ, vùng nhiệt đới Châu Á.
Ý nghĩa của hoa đồng tiền
Ý nghĩa của hoa đồng tiền trong tình yêu
Hoa đồng tiền Loài hoa này tượng trưng cho hạnh phúc, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Nó mang đến cho chúng ta sự tươi sáng và vui vẻ, không những thế nó còn thể hiện sự ngây thơ, tình yêu và lòng ca ngợi.
Hoa đồng tiền còn là biểu tượng của sự vui tươi làm căn nhà bạn trở nên rực rỡ nhiều sắc màu lúc nào cũng căng tròn nhựa sống vui vẻ tỏa sắc như mang đến cho cuộc sống của chúng ta một màu tươi mới hơn hạnh phúc hơn.
Ý nghĩa của những màu sắc hoa đồng tiền
Ngoài ra hoa đồng tiền còn là biểu tượng cho sự sung túc giàu sang và thành đạt. Nhưng hoa đồng tiền mang muôn sắc muôn màu. Vì thế mỗi màu của hoa đồng tiền sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
- Hoa đồng tiền trắng: thể hiện sự trong trắng tinh khiết
- Hoa đồng tiền vàng: thể hiện niềm hạnh phúc
- Hoa đồng tiền hồng: thể hiện sự ca ngợi khích lệ
- Hoa đồng tiền đỏ: thể hiện tình yêu thắm đợm…
Có những loại hoa đồng tiền nào tại Việt Nam?
Giống thanh tú giai nhân: Bắt nguồn từ Hà Lan, là loại hoa kép, thường có màu cánh sen. Lá có màu xanh đậm. Cách hoa có 4 lớp, 3 lớp cành to ở ngoài và 1 lớp cánh nhỏ hơn, uốn cong. Cuống hoa dài 40 – 45cm.
Giống thảo nguyên nhiệt đới: cũng có nguồn gốc từ Hà Lan, hoa thường có màu đỏ tươi, đặc biệt nhị có màu đen. Lá cây ngắn, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cây mập mạp.
Giống Kim hoa sơn: Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cánh hoa có màu vàng đỏ, đặc biệt có nhị màu đen. Lá màu xanh đạm, cây sinh trưởng và phát triển trung bình.
Giống Yên Hưng: Có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa có màu đỏ, nhị bên trongcos màu xanh. Sinh trưởng và phát triển tốt cho năng xuất 50 – 55 hoa/khóm/năm.
Ngoài những giống phổ biến trên còn rất nhiều loại giống khác nhau, có kích thước hoa, màu sắc cũng đa dạng.
Công dụng của hoa đồng tiền trong đời sống
Hoa đồng tiền có chứa các chất giúp thanh nhiệt, tiêu đờm, làm ngừng cơn ho ( bạn có thể sử dụng cánh hoa đem đi phơi khô nhưng lưu ý nên phơi trong mát sau đó khi cánh hoa khô bạn có thể đem đi nấu nước uống ).
Những ai bị rắn cắn hay bị thương, sưng đau cũng có thể dùng cánh hoa đồng tiền hỗ trợ điều trị ( bạn giã nhuyễn cánh hoa sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rồi lọc ra lấy nước uống, riêng xác hoa thì bạn lấy đắp lên những vết thương này )
Thiên về tâm linh, hoa đồng tiền được biết đến là loài hoa mang lại tiền tài và lộc cho gia đình, vì thế đây là loại hoa không thể thiếu trong các dịp tết.
Đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị kinh tế cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm; trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư 1 lần có thể thu hoa từ 4-5 năm.
Đồng tiền có hình dáng cân đối, hài hòa, hoa tươi lâu, giá trị thẩm mỹ cao, nên là loại hoa lý tưởng trong cắm hoa nghệ thuật cũng như trang trí khuôn viên, nhà cửa, …
Trong giáo dục và nghiên cứu khoa học, đây cũng là một loài hoa điển hình, nó được dùng như một mô hình sinh học giúp nghiên cứu về sự hình thành của hoa.
Kỹ thuật trồng hoa đồng tiền như thế nào?
Yêu cầu ngoại cảnh của hoa đồng tiền
Yêu cầu về nhiệt độ
Cũng như các loài hoa khác, nhiệt độ là 1 trong những yếu tố quan trọng , ảnh hưởng sự sinh trưởng phát triển, nở hoa và chất lượng hoa đồng tiền.
- Nhiệt độ thích hợp cho hoa phát triển là 15 – 25 độ C, sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện khí hậu mát mẻ.
- Tuy nhiên hoa có thể chịu được ngưỡng nhiệt độ từ 13 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 13 độ và trên 32 độ C cây sinh trưởng phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt ảnh hưởng không tốt đến chất lượng hoa.
Yêu cầu về ánh sáng
- Hoa đồng tiền là loại hoa ưa sáng. Nếu cây được trồng và chăm sóc ở điều kiện đầy đủ áp sáng, sẽ giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hoa nhiều, hoa bền.
Lưu ý:
- Nhưng rất mẫn cảm với ánh sáng mạnh, vì vậy nào những hôm nắng nóng ta có thể làm giàn che hoặc dùng lưới đen, nhằm hạn chế ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng.
- Nếu trồng ở khu vực thiếu ánh sáng, sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền bị hạn chế, ra hoa ít, cây có màu xanh đậm, dễ nhiễm các loại sâu bệnh hại.
Yêu cầu về ẩm độ
- Là cây trồng tiêu hao tương đối nhiều nước.
- Là cây trồng cạn, nhưng do sinh khối lớn, bộ lá to tiêu hao nhiều nước nên là cây không chịu được hạn và cũng không ưa ngập úng.
- Độ ẩm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của hoa đồng tiền là 60 -70%, độ ẩm không khí 55 – 65%.
- Tùy thuộc vào mùa vụ khác nhau nhu cầu về độ ẩm để cây phát triển cũng lá khác nhau. Vào mùa đông khi cường độ ánh ánh yếu, độ ẩm cao nên rất dễ mắc các bệnh về nấm, sâu bệnh hại. Vì vậy ban ngày nên giữ độ ẩm khoảng dưới 70%, ban đêm độ ẩm dưới 85%.
- Tùy vào giai đoạn sinh trưởng khác nhau, nhu cầu về ẩm độ nó cũng là khác nhau.
- Hoa đồng tiền ở giai đoạn cây con cần độ ẩm cao 90 – 95%.
- Giai đoạn cây phát triển và lớn yêu cầu độ ẩm khoảng 75 – 80%.
- Giai đoạn ra hoa thích hợp ở ngưỡng độ ẩm 65 – 70%.
- Giai đoạn thu hoạch tránh độ ẩm quá cao, gây ảnh hưởng đến vết cắt. Dễ bị sâu bệnh hại xâm nhiễm.
Lưu ý: Khi trồng hoa hồng tiền vào mùa hè, hoặc vào mùa mưa. Cần thiết kế vườn trồng có mái che, hạn chế tác động trực tiếp của nước mưa, và ánh nắng quá gắt gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của hoa và khiến hoa dễ bị dập nát.
Yêu cầu về đất đai
- Có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Thích hợp nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ, thoáng khí, tốt nhất là đất thịt pha cát. Có thể thoát nước tốt.
- pH tối thích 6 – 7.
Cách gieo trồng hoa đồng tiền như thế nào?
Bạn có thể trồng hoa ngay từ hạt, cho hạt vào các chậu nhỏ và một lời khuyên rằng bạn nên trồng hoa vào mua xuân hoặc ngay vào đầu hè vì vào những thời điểm này có thời tiết thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của hoa.
Bạn nên để chậu cây ở những nơi khô thoáng khí và nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, tưới nước đều đặn hằng ngày là việc không thể thiếu. Có một điểm nhỏ bạn cần lưu ý, cứ cách khoảng vài ngày hãy xoay mặt tối của chậu ra phía có ánh sáng, như vậy sẽ giúp cây được phát triển đều và sẽ được thẳng.
Khi đồng tiền còn nhỏ bạn có thể trồng trong chậu nhỏ nhưng khi cây cao hơn bạn nên để ra một chậu khác to hơn ( cây cao 10-15cm tương ứng với chậu khoảng 13cm ) và cũng không quên thêm đất và phân bón vào nhé. Tuy nhiên khi bị di dời ra chậu mới thì sức khỏe của cây cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, vậy nên tốt nhất nên hạn chế để hoa ngoài trời liên tục
Kỹ thuật trồng cây hoa đồng tiền
Cây giống và tiêu chuẩn cây giống
- Cây giống khi trồng cần có các tiêu chuẩn không thấp hơn các tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 10/02/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng vv quy định tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ươm của một số loại rau, hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Cụ thể: Độ tuổi cây giống trong vườn ươm khoảng từ 30-45 ngày sau giâm, chiều cao cây 6-15cm, đường kính cổ rễ từ 2-3mm, có 6-12 lá thật. Cây khỏe mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
- Nên chọn cây giống có bộ lá thẳng đứng, hoặc lá xếp đứng với một góc 450.
Chuẩn bị đất
- Đất được cày sâu 30-40cm, tơi xốp, khử tuyến trùng bằng ethoprophos 10% (20-30 kg Mocap hạt/ ha), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (30 kg/ha).
- Lên luống: tuỳ thuộc vào điều kiện sinh thái của từng vùng mà ta lựa chọn cho thích hợp: lên luống cao khoảng 20cm đối với vùng thoát nước tốt, và lên cao hơn 30-40cm đối với vùng thoát nước kém. Chiều rộng luống: 70cm nếu trồng hàng đôi, 1m nếu trồng hàng ba. Tuy nhiên, thiết kế luống để trồng hàng đôi là tốt nhất (thuận tiện cho công tác chăm sóc, thu hoạch).
- Tưới ẩm vừa đủ trước khi trồng cây.
Cách trồng
- Trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, với mật độ 7-8 cây/1m2, trồng theo đường zic zắc để tạo không gian cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Cây con phải được trồng nổi để tránh đất lấp ngọn làm cây chết ngợp. Sau khi trồng phải tưới nhẹ và đảm bảo đủ ẩm giúp cây nhanh phục hồi và cây bén rễ nhanh, những cây bị nghiêng ngã phải được bổ sung đất vào gốc để cố định cây. Không nên tưới quá nhiều nước vì độ ẩm đất cao trong thời gian dài sẽ làm cho cây bị úng.
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa đồng tiền
Phủ luống
- Để giữ ẩm cho cây trong giai đoạn mới trồng và đất trồng không bị nén, láng mặt sau khi tưới nên rải một lớp trấu mỏng hoặc loại cỏ lâu mục trên mặt luống. Có thể rải trước hoặc sau khi trồng.
- Có thể dùng nilông phủ quanh luống nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại và thuận tiện trong việc chăm sóc.
Nước tưới
- Ngay sau trồng, trong thời kỳ cây con, nên tưới phun mưa nhẹ 2-3 lần/ngày cho cây để duy trì ẩm độ đất 70-80% và làm mát cây giúp cây hồi phục và bén rễ nhanh. Tưới vào sáng sớm và chiều mát (nhưng không quá muộn sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển). Giai đoạn sau, khi cây đã bén rễ và cứng cáp, nên duy trì ẩm độ 60-70%. Không nên tưới quá nhiều nước vì độ ẩm đất cao trong thời gian dài sẽ làm cho cây bị úng và chết rũ.
- Có thể sử dụng nhiều phương pháp tưới khác nhau: tưới phun mưa, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt. Trong đó, phương pháp tưới nhỏ giọt là tốt nhất.
Tỉa lá
- Đây là một kỹ thuật tuy đơn giản nhưng sẽ ảnh hưởng đến năng suất hoa rất lớn, và tình hình sâu bệnh hại trong vườn. Để nuôi một hoa cần khoảng 3-4 lá công năng, nếu trên cây luôn có từ 3-4 hoa thì số lá khoảng 12-16 lá công năng. Vì vậy, cần tỉa bỏ lá hợp lý để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Cây trồng khoảng 3-4 tháng trở lên mới cần tỉa lá. Chu kỳ tỉa lá tùy thuộc vào giống, mùa vụ, có thể từ 20-30 ngày/1 lần. Khi tỉa lá, ngoài tỉa bỏ những là già, lá bị sâu bệnh, cần tỉa cả lá mọc không đúng trật tự làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các lá khác. Tỉa lá nhẹ nhàng, tránh động đến gốc cây quá nhiều làm cây chết hoặc sinh trưởng chạm lại gây ảnh hưởng đến năng suất hoa.
Phân bón và cách bón phân
Lượng phân cần bón: tính cho 1ha
- Phân chuồng: 100 -120m3
- Vôi: 1000-1500 kg;
- Phân vi sinh: 300 kg;
- Magiê sulphat: 80-100 kg
- Phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N – 200 P2O5- 250 K2O
Phương pháp bón phân
Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân phức hợp cân bằng theo hàm lượng nguyên chất như trên.
* Nếu sử dụng phân đơn: cần 652 kg urê, 1375 kg super lân, 417 kg kali đỏ
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, lân super 500kg;
- Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 36kg urê + 48 kg super lân (2-3 tháng bón 1 lần lân) + 23 kg kali đỏ.
* Nếu sử dụng phân NPK 20-20-15: cần 1000 kg NPK, 217 kg ure, 83 kg kali đỏ.
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, NPK 300kg;
- Bón thúc: Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 39kg NPK + 12kg Ure + 4,6kg kali đỏ.
– Cây hoa đồng tiền cho thu hoạch kéo dài 3-4 năm nên cần bổ sung thêm phân chuồng, khoảng 20-30m3 phân chuồng hàng năm để cải tạo và tăng độ phì cho đất. Cần bổ sung thêm vôi hàng năm để cân bằng độ pH trong đất, 1-2 lần trong năm.
Bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng bằng cách phun Atonik, Miracle, Ba lá xanh, Tinh phân cá… theo định kỳ 15-20 ngày một lần (phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa).
Lưu ý: Không nên bón sát gốc sẽ làm cho cây bị chết. Không nên bón phân vào lúc giữa trưa hoặc trời nắng gắt. Bón xong tưới nước qua cho phân tan ra và ngày hôm sau tưới lại để cây hấp thụ là tốt nhất.
Trên đây là vài viết về cây hoa đồng tiền mà chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn. Hoa đồng tiền là một loài hoa gần gũi với chúng ta, hi vọng qua bài viết củ chúng tôi bạn có thể hiểu hơn về lòa hoa này.
- Cây Cứt Lợn – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Chó Shiba – Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc chú chó shiba
- Khúc xạ kế – Tìm hiểu thông tin và ứng dụng của khúc xạ kế
- Cây ngũ gia bì – Cây nội thất mang lại may mắn tài lộc, lọc không khí
- Cây cảnh trồng trong nhà vệ sinh – Điều hòa không khí