Nói đến hoa dã quỳ người ta thường nghĩ ngay tới Đà Lạt, một thành phố mộng mơ đã đi vào thơ ca, nhạc họa của bao nhiêu thế hệ, nổi bật lên sắc hoa rực rỡ nhất là hoa dã quỳ, những cánh đồng rực rỡ sắc vàng của hoa dã quỳ đã đem lại sự tươi mới cho cảnh sắc nơi đây.Hiện nay, hoa dã quỳ đang được trồng khá phổ biến không chỉ ở Đà Lạt mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Hoa dã quỳ không có vẻ đẹp sang trọng như hoa cúc vàng cũng không vạm vỡ, to khỏe như hoa hướng dương, nó là vẻ đẹp dung hòa giữa hai loại hoa này. Hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài hoa này bạn nhé.
Hoa dã quỳ là gì ?
Tên khoa học: Tithonia diversifolia
Họ: Cúc (Asteraceae)
Phân bố: chủ yếu ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới
Hoa dã quỳ còn có tên gọi khác là hoa cúc dại bởi lẽ đây cũng là cây thuộc họ cúc nhưng lại mang giá trị khá thấp về mặt y học. Hoa dã quỳ khi bắt đầu nở rộ nhìn mới đẹp làm sao, từ xa nhìn những cánh đồng hoa dã quỳ vàng óng ả như màu vàng của nắng trải dài đến tận chân trời làm cho người xem phải choáng ngợp, không khỏi thốt lên những lời khen tặng.
Trước đây, nếu như muốn ngắm hoa dã quỳ người ta phải lên tận những vùng núi cao, hay đến đà Lạt thì bây giờ hoa đã được trồng khá phổ biến, nó được bày bán nhiều nếu bạn có muốn trồng loài hoa này thì có thể mua ở bất kỳ cửa hàng cây cảnh nào nhé.
Đặc điểm hoa giã quỳ
Cây dã quỳ thuộc loại cây thân bụi lâu năm, cũng có khi cây chỉ sống khoảng một năm là tàn, cây mọc theo dạng bụi chiều cao trung bình khoảng 2m cho đến 3m. Thân cây dã quỳ có màu xanh đậm, mọc thẳng có khi thân cây hóa gỗ thì có màu nâu xám.
Lá cây dã quỳ có màu xanh đậm, hình dáng của lá cũng không có quá nhiều khác biệt với những chếc lá của cây hoa cúc. Phiến lá khá nhẵn, nó có một lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh nhìn thật mềm mại, mặt dưới lá nổi gân lên.
Hoa dã quỳ mọc đơn, có khi mọc thành từng chùm nữa, những bông hoa mang nét đẹp của cả hoa hướng dương và hoa cúc vàng nên trông nó thât tuyệt, thật rực rỡ. Bông hoa mang một màu vàng rực rỡ, óng ả. Những cánh mỏng manh, vươn dài ra như đón lấy những thứ tinh tú của đấy trời, mỗi khi hoa dã quỳ nở cánh hoa.
Điều kiện thích hợp trồng hoa dã quỳ
Cây hoa dã quỳ chịu được lạnh nên chúng có thể nở hoa vào mùa đông. Do đó nếu muốn trồng hoa dã quỳ nở đúng dị Tết Nguyên đán thì hãy lựa chọn thời điểm trồng vào cuối mùa hè hoặc đầu đông.
Kỹ thuật trồng hoa dã quỳ
Cây hoa dã quỳ trồng bằng hạt khá dễ dàng vì thế khi trồng cây ta không quá mất nhiều thời gian. Trước tiên cần tìm mua hạt giống hoa dã quỳ tại siêu thị hạt giống uy tín để đảm bảo độ chắc mẩy, nở đều.
Đất trồng hoa dã quỳ không quá kén chỉ cần đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng, trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên là cây luôn cho hoa khoe sắc rồi nhé. Độ pH phù hợp trên đất trồng cúc từ 6-6,5.
Nếu trồng hoa dã quỳ trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém. Lưu ý nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên là cây luôn cho hoa khoe sắc.
Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ đất trồng cần tiến hành gieo hạt trực tiếp vào khay ươm hoặc đất vườn đều được vì hoa dã quỳ khá dễ phát triển. Sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng và tưới nước đủ ẩm. Hàng ngày tưới nước và duy trì độ ẩm vừa đủ cho tới khi hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con. Lúc này, ta đem cây con trồng trực tiếp vào đất hay trồng vào chậu nếu thích.
Nên trồng vào những ngày râm mát, trước khi trồng tưới nước cho mặt luống đủ ẩm (75%), sau đó dùng dầm để đào hốc, trồng xong dùng tay ấn nhẹ xung quanh gốc và phủ gốc bằng mùn rơm rồi dùng bình ôdoa hay bình nước để tưới nước đẫm.
Khi trồng hoa dã quỳ, đầu tiên cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu.
Cách chăm sóc hoa dã quỳ
Phải thường xuyên làm cỏ xới xáo và vun luống. Việc xới xáo, vun quanh gốc chỉ cần khi cây cúc còn nhỏ. Đối với cách tưới mặt, nên dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống cho đến khi đạt độ ẩm bão hòa trong đất, cách tưới này phải thường xuyên và phụ thuộc vào độ ẩn của luống hoa. Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết.
Kết.
- Những thông tin cơ bản liên quan đến cá mú có thể bạn chưa biết?
- Cây Kim Ngân – Cây cảnh phong thủy mang lại tiền tài cho gia chủ
- Cá chép koi – Những loại cá chép koi được ưa chuộng
- Hoa lan hoàng phi hạc – Những thông tin cơ bản liên quan đến hoa lan hoàng phi hạc
- Lan Sóc Lào – Cách trồng và chăm sóc lan sóc lào