Cây Kim Ngân để bàn là một trong những loại cây để bàn được yêu thích nhất hiện nay. Cây Kim Ngân hay còn gọi là cây tiền vàng mang lại may mắn, tài lộc. Trong phong thủy chúng được xem là loại cây mang lại thịnh vượng, giàu có, sung túc cho người trồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Cây kim ngân là gì?
Lonicera periclymenum, tên thông dụng là kim ngân châu Âu, là một loài thực vật có hoa phổ biến nhất thuộc chi Kim ngân. Đây là loài bản địa của nhiều nước thuộc châu Âu, Bắc Phi, Tây Á và khu vực Kavkaz, về sau được du nhập vào Bắc Mỹ. L. periclymenum cũng được tìm thấy ở xa về phía bắc như Na Uy và Thụy Điển.
Đặc điểm cây kim ngân
Hình thái cây kim ngân
Cây kim ngân là một loại cây thân dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tối đa lên tới 6m. Lá cây xòe tán rộng như bàn tay, xanh tốt quanh năm. Kim ngân nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11. Hoa gồm những cánh to, màu kem, nở về đêm và có hương thơm dịu nhẹ. Đài hoa màu nâu nhạt với 5 cánh xanh vàng hình bầu dục, dài khoảng 15cm. Cây ra quả, hình trứng với đường kính 10cm. Khi chín, quả sẽ có màu nâu nhạt, còn khi quả khô nứt rụng ra có khoảng 10-20 hạt.
Đặc tính khác của cây kim ngân
Cây kim ngân có thể sống được cả trong môi trường trong nhà hoặc ngoài sân vườn, thậm chí sống trong cả phòng lạnh nữa. Tuy nhiên, bạn nên duy trì nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng, phát triển tốt cũng như sống bền lâu.
Ý nghĩa của cây kim ngân
Theo Nghiên cứu của NaSa thì cây kim ngân là thuộc top những loại cây lọc không khí tốt nhất, nó chuyển hóa các chất thải gây hiệu ứng nhà kính thành oxy, chi tiết cây kim ngân có khả năng lọc các loại khí thải:
- Xylene, Formaldehyde: là các khí thải của xe hơi, xe gắn máy, các khí thải của ngành nhựa, đồ da, keo, sơn… Cây kim ngân có thể lưu trữ và làm giảm các chất này trong không khí phạm vi bán kính 5m
- Amoniac: Đây là khí thải của các chất như thuốc lá các bộ phận linh kiện máy móc, khói thuốc lá đây là chất ô nhiễm gây đau ngực, khó thở, sưng phổi và gây ung thư phổi rất cao.
- Ngoài ra cây kim ngân còn có khả năng làm giảm các chất benzen, Trichloroethylene có trong không khí
- Ngoài ra cây kim ngân còn có tác dụng đuổi muỗi.
Cây kim ngân phong thủy
Cây kim ngân trong phong thủy có nhiều ý nghĩa nhưng để trả lời rõ ràng cây kim ngân hợp tuổi gì? cây kim ngân hợp mệnh gì thì chúng ta cần phải hiểu chi tiết vè cây kim ngân trong phong thủy.
- Theo phong thuỷ phương đông cây kim ngân có ý nghĩa là tài lộc, là tiền tài… Theo đó thì những cây kim ngân sẽ mang lại may mắn, tài lộc, cho người trồng nó. Đặc biệt đối với người kinh doanh thì khi trồng một cây kim ngân để hoạt động tiền tệ sẽ trở lên dễ dàng hơn, tình hình tài chính sẽ thuận buồm xuôi gió.
- Cây kim ngân thường có 5 chiếc lá trên 1 cành tượng trưng cho 5 mệnh trong phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cây không những khiến bạn cân bằng phong thủy trong sự sống tạo nên một không gian hài hòa nhất.
- Đặt cây kim ngân trong nhà sẽ giúp cân bằng nguồn năng lượng tài chính từ đó thu hút được tiền tài về nhiều hơn.
- Đặt cây kim ngân trong nhà người ta còn chú ý đến só lượng của cây kim ngân , thường sẽ trồng 1, 3, 5 cây. Trồng 1 cây có ý nghĩa là thiên trụ, bất khuất, kiên cường. Trồng 3 cây có ý nghĩa tượng trưng cho phúc, lộc, thọ. Trồng 5 cây tượng trưng cho ngũ phúc, an khang, thịnh vượng.
Cây kim ngân hợp với tuổi nào?
Cây kim ngân phù hợp với cả 12 con giáp, cây mang lại vượng khí và không khắc bất kỳ tuổi nào, nhưng cây kim ngân hợp nhất với tuổi tuất, người tuổi tuất vốn thông minh nhanh nhạy, nếu trồng 1 cây kim ngân tại nơi làm việc sẽ củng cố được vị thế của mình, gia tăng tầm ảnh hưởng đối trong công việc. Mặt khác công việc của người tuổi tuất sẽ thuận buồm xuôi gió hơn,
Ý nghĩa cây kim ngân để bàn làm việc
Cây kim ngân để bàn làm việc thường là những loại cây kim ngân nhỏ gồm 2 loại là kim ngân thủy sinh và kim ngân mini, cây kim ngân để bàn có giá trị làm đẹp trang trí cho bàn làm việc của bạn sinh động hơn, giảm khí thải văn phòng, cây kim ngân tạo không khí thoáng đãng trong không gian làm việc. Mặt khác cây kim ngân để bàn làm việc sẽ làm cho công việc của bạn trở nên suôn sẻ mang lại nhiều may mắn và thành công hơn, về tiền tài thì sẽ ổn định hon.
Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân
Ánh sáng: Cây kim ngân có thể trồng ngoài trời hay trong nhà đều được.
Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất nên 10 ngày/ 1 lần cho cây ra ngoài ánh nắng nhẹ để cây hấp thụ ánh sáng.
Đất trồng: Đất tốt nhất để cây kim ngân phát triển là đất phù sa không pha cát. Muốn cho đất tơi xốp trộn đều với xơ dừa, mùn trấu hoặc mùn cưa ủ lâu ngày.
Loài cây này có thể trồng ở bình thủy. Trung bình 1 tuần bạn nên thay nước 1 lần cho cây tươi tốt.
Nước: Cây kim ngân có thể chịu nóng và hạn nên lượng nước không cần cung cấp nhiều. Một tuần bạn chỉ nên tưới 1-2 lần.
Nhiệt độ: Cây kim ngân là loại cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cây có thể sống được từ 4°C – 40°C. Tuy nhiên, nên duy trì ở mức độ trung bình từ 18°C – 26°C thì cây sẽ phát triển tốt nhất.
Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển thật tốt cho cây.
Bón phân: Cây kim ngân cần nhiều chất dinh dưỡng. Khi cây chưa ra quả nên dùng phân NPK 20-20- 15 tưới vào gốc cây. Trung bình 20 ngày/ lần. Khi cây có hoa và quả thì bạn nên bón kali cho cây. Hòa 10 lít nước với 100g kali rồi quấy đều tưới cho cây.
Cây kim ngân được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.
Cây kim ngân thường được trồng làm cây cảnh để văn phòng, để bàn. để cây phát triển tốt nhất các bạn cần chú ý.
Tưới nước hàng ngày có thể, mỗi lần tưới khoảng 10mm nước, nếu 2-3 ngày mới tưới thi tưới 40 – 50 mm nước 1 lần.
Ánh sáng: Mặc dù là cây có thể trồng bóng dâm nhưng bạn nên đưa cây ra ánh sáng, nắng 1 tuần 1 lần, nên để cây gần nơi hướng nắng.
Nếu là cây kim ngân thủy sinh thì nên thay nước 1 tuần / 1 lần. Cần ngắt bỏ các lá hỏng, lá úa. Bạn có thể tưới thêm phân hóa học bón chậm cho cây.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây kim ngân. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Rau húng quế – Công dụng, Cách trồng và chăm sóc rau húng quế
- Những món ăn ngon được chế biến tử sò có thể bạn chưa biết ?
- Cây Lan Quân Tử – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Chó Husky – Chú chó đa cảm xúc nhất trong tất cả các loại pet
- Hoa lan Kim Điệp là gì? – Cách trồng và chăm sóc lan kim điệp