Dâu tằm – Loại quả ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe

Cây dâu tằm là một trong những loại cây vô cùng phổ biến ở nước ta, với đặc điểm khí hậu và điều kiện sinh trưởng lý tưởng mà cây dâu phát triển thuận lợi, nhanh chóng. Vậy cây dâu tằm có tác dụng gì? Chữa những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Những công dụng chữa bệnh của dâu tằm

Những công dụng chữa bệnh của dâu tằm
Những công dụng chữa bệnh của dâu tằm

Cải thiện hệ tiêu hóa

Quả dâu tằm là một món quà tốt lành cho dạ dày nhờ vào lượng chất xơ phong phú. Cơ thể cần chất xơ để tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và khuyến khích thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa trơn tru hơn. Từ đó làm giảm táo bón, đầy hơi hoặc đau bụng.

Hỗ trợ giảm cân

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là tiền đề để giúp duy trì cân nặng hợp lý. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người thường thêm trái dâu tằm vào thực đơn ăn kiêng giảm được đến 10% tổng trọng lượng cơ thể của họ trong gần ba tháng. Bên cạnh đó, mỡ thừa vùng eo và đùi cũng giảm mạnh nhờ tiêu thụ loại quả này.

Giảm cholesterol, tốt cho tim

Dâu tằm giúp giảm cholesterol, tốt cho tim
Dâu tằm giúp giảm cholesterol, tốt cho tim

Cholesterol là một phân tử chất béo quan trọng có trong mọi tế bào của cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu nồng độ cholesterol trong máu tăng sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tim trở nên cao hơn. Việc tiêu thụ trái dâu tằm đều đặn nằm trong những biện pháp tốt để giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Bên cạnh đó, chất xơ, chất chống oxy hóa, polypheno và hàm lượng flavonoid trong loại quả này tạo điều kiện thúc đẩy sức khỏe của trái tim. Chúng giúp duy trì lưu lượng máu ổn định, ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Hạ chỉ số đường huyết

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có nguy cơ bị tăng đường huyết quá cao và cần cẩn thận khi ăn các thực phẩm chứa nhiều carbs. Trái dâu tằm chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) có khả năng ức chế một loại enzyme phá vỡ carbs. Do vậy, loại quả này có thể có lợi cho quá trình chống lại bệnh đái tháo đường bằng cách làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Nếu bạn đang muốn bảo vệ bản thân khỏi bệnh ung thư thông qua sự hỗ trợ từ các loại thực phẩm tốt lành thì hãy thêm dâu tằm vào danh sách nhé. Loại quả mọng này rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytonutrients, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào khối u và bảo vệ bạn khỏi những tình trạng sức khỏe gây hại.

Bên cạnh đó, quả dâu tằm cũng chứa nhiều anthocyanin và resveratrol, hợp chất giúp ức chế cũng như kiểm soát, đẩy lùi tế bào ung thư, chẳng hạn như ruột kết, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và tuyến giáp.

Tăng cường tuần hoàn máu

Quả dâu tằm có lợi trong việc cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, kiểm soát huyết áp và làm sạch máu. Các chất chống oxy hóa từ dâu sẽ hỗ trợ thúc đẩy chức năng của các mạch máu bằng cách giữ cho chúng dẻo dai và giãn nở. Điều này khuyến khích quá trình kiểm soát huyết áp diễn ra hiệu quả hơn, máu từ tim đến các bộ phận khác của cơ thể cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, trái dâu tằm còn là thực phẩm tốt cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu vì chúng rất giàu chất sắt.

Thêm vào đó, loại quả mọng này còn chứa polyphenol cũng như kali, giúp các mạch máu luôn ở trong trạng thái tốt nhất và hạ huyết áp một cách lành mạnh.

Từ rất lâu, quả dâu tằm đã được sử dụng như một phương thuốc cải thiện các tình trạng về máu. Nền y học cổ đại Trung Quốc kết hợp chúng trong thuốc bổ máu để làm sạch máu và tăng khả năng sản xuất máu.

Quả dâu tằm tốt cho mắt

Quả dâu tằm tốt cho mắt
Quả dâu tằm tốt cho mắt

Giống như cà rốt, trái dâu tằm cũng rất tốt cho đôi mắt. Chúng sẽ cải thiện thị lực và bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do, nguyên nhân gây thoái hóa võng mạc và mất thị lực. Theo các chuyên gia, quả dâu tằm có chứa zeaxanthin, giúp giảm stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Các carotenoit có trong dâu tằm hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Cải thiện hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm thông thường

Dâu tằm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các đại thực bào thông qua alcaloid có trong chúng. Đại thực bào giữ cho hệ thống miễn dịch luôn trong trạng thái “tỉnh táo” giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, loại quả mọng này cũng chứa vitamin C, một yếu tố quan trọng giúp tăng cường miễn dịch

Cúm hoặc cảm lạnh là những bệnh vặt rất dễ gặp phải và ăn dâu tằm có thể giải quyết vấn đề đó. Quả dâu tằm trắng đã được sử dụng trong các phương thuốc dân gian cho các tình trạng bệnh trên. Quả dâu tằm sẽ hoạt động như một chất diệt khuẩn nhằm ngăn ngừa, điều trị cúm và cảm lạnh nhờ vào các khoáng chất tốt.

Xây dựng mô xương

Dâu tằm chứa vitamin K, canxi và sắt. Đây là sự kết hợp tốt nhất của các chất dinh dưỡng để duy trì và xây dựng các mô xương chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng này giúp xương đảo ngược các dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa những rối loạn xương như loãng xương, viêm khớp…

Ngăn ngừa lão hóa

Quả dâu tằm không những tốt cho sức khỏe mà còn có lợi cho sắc đẹp nữa đấy. Chúng có chứa resveratrol, giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Loại dâu này cũng dồi dào chất chống oxy hóa, như beta-carotene là yếu tố chống lão hóa tuyệt vời, giữ cho làn da của bạn luôn khỏe và hạn chế xuất hiện nếp nhăn nhờ vào khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại.

Để được hưởng những lợi ích tuyệt vời trên của dâu tằm, ngoài dùng quả này như một loại trái cây, bạn có thể làm siro dâu tằm cho cả nhà thưởng thức để hạ nhiệt mùa nắng nóng.

Lưu ý trong sử dụng cây dâu tằm

Lưu ý trong sử dụng cây dâu tằm
Lưu ý trong sử dụng cây dâu tằm

Mặc dù là một loại thuốc ít gây tác dụng phụ đối với sức khỏe con người, nhưng đôi khi, sử dụng dâu để chữa bệnh cũng có thể sẽ mang lại hiệu quả không mong muốn cho cá nhân, cụ thể là một số trường hợp sau:

  • Cơ thể bạn yếu ớt, ho không đờm, ho vì lạnh mà không có biểu hiện nóng sốt thì không được sử dụng tang bạch bì.
  • Bệnh nhân đại tiện lỏng, tiêu chảy kéo dài không rõ nguồn gốc, không sử dụng tang thầm.
  • Những người bị viêm tiết niệu, các bệnh liên quan đến thận, gan, bàng quang và mộng tinh thì không sử dụng tang phiêu tiêu.
  • Những người phụ nữ cho con bú không sử vị thuốc từ cây dâu tằm.

Tác dụng phụ khi sử dụng cây dâu tằm sai cách

Tác dụng phụ khi sử dụng cây dâu tằm sai cách
Tác dụng phụ khi sử dụng cây dâu tằm sai cách

Bên cạnh những công dụng rất tuyệt vời trong điều trị bệnh, nếu sử dụng sai cách thì cây dâu tằm sẽ phản tác dụng và gây ra hậu quả cho người bệnh.

  • Gây ra những bệnh liên quan đến đường huyết: Dựa trên đánh giá của hơn 50 người về tác dụng của dâu tằm đối với người bình thường và bệnh nhân tiểu đường của nhà nghiên cứu Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi sử dụng thực phẩm có chứa thành phần dâu tằm, lượng đường trong máu của những người đó bị giảm nghiêm trọng
  • Ung thư da: Trong dâu tằm bao gồm hợp chất hydroquinone bao gồm một tác dụng kỳ diệu nhưng ngoài ra, nó gây ung thư lớp biểu bì.
  • Giảm khả năng tiêu thụ tinh bột của cơ thể: Trong số những tác dụng phụ khi sử dụng dâu tằm là cây gây ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột của dạ dày.
  • Tác dụng phụ đối với thận: Trong dâu tằm chứa nhiều kali, điều này có hại cho những người có tiền sử bệnh bàng quang hoặc bệnh liên quan đến thận.
  • Cây dâu tằm là loại cây đem đến nhiều giá trị, vừa cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng lại vừa được dùng để chế biến thuốc, điều trị nhiều bệnh thường gặp. Tuy nhiên hãy chú hơn trong cách sử dụng vì chúng có thể để lại tác dụng phụ không mong muốn.

Tìm hiểu về cây dâu tằm

Mô tả cây dâu tằm

Dâu tằm là loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 3m. Thân cành mềm, có lông khi còn non nhưng khi trưởng thành, thân nhữ và có màu xám trắng. Vỏ thân có nốt sần và có mù trắng như sữa. Lá dâu tằm mọc so le và có hình bầu dục, hình trứng nhộng hoặc hình tim.

Phiến lá mỏng, lá có mũi nhọn ở đầu, mềm, có chiều dài 5 – 10 cm và rộng 4 – 8 cm. Mép lá có răng cưa, mặt trên có màu lục xám hoặc lục sẫm, mặt dưới có màu lục nhạt. Lá có nhiều gân với gân lớn chạy từ cuống lá và các gân nhỏ nổi hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá.

Hoa đơn tính, có thể cùng hoặc khác giống. Cụm hoa đực dài 1,5 – 2 cm, có cuống ngắn, có lông thưa và 4 lá đài tù với 4 nhị đối diện các lá đài. Hoa cái có 4 lá đài, có bầu 1 ô, 1 noãn. Quả bế, mọng nước được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng. Quả khi xanh có màu trắng xanh và chín có màu đỏ hồng hoặc đen với chiều dài 1 – 2 cm và đường kính 7 – 10 mm. Cuống quả dài 1 – 1,5 mm, có vị ngọt và hơi chua.

 Phân bố

Cây dâu tằm là loại cây ưa ẩm và sáng nên được trồng ở các vùng đồng bằng, bãi sông, cao nguyên có diện tích lớn. Ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy và phân bố ở khu vực Lâm Đồng, rải rác ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra cây còn được phân bố ở một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên thuộc vùng ôn đới ấm hoặc cận. Nguồn gốc của cây bắt đầu từ Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Lá dâu tằm (tang diệp), quả dâu tằm (tang thầm), rễ dâu tằm (tang bạch bì), cây mọc ký sinh trên cây dâu tằm (tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu)

Thu hái: Quả dâu tằm hái vào cuối tháng ba, đầu tháng tư. Lá thu hoạch bất kỳ thời điểm nào trong năm

Chế biến: Lá và thân sau khi thu hái về đem rửa sạch và phơi khô dùng làm thuốc, còn quả chín dùng ngâm rượu

Bảo quản: Nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp

Thành phần hóa học

Quả dâu tằm tươi có 88% là nước và 9.4% carb, 1.4% protein, 0.4% chất béo, 1.7% chất xơ. Còn khi khô, chúng chứa 14% chất xơ, 3% chất béo, 70% carb, 12% protein. Bên cạnh đó, quả dâu tằm chứa nhiều carotene và các vitamin như vitamin K1, E, C, acid folic và acid folinicm, khoáng chất như kali và sắt. Ngoài ra, quả dâu tằm còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, isoquercetin, polyphenol.

Vị thuốc dâu tằm

Vị thuốc dâu tằm
Vị thuốc dâu tằm

Tính vị

Tang bạch bì: Có vị ngọt, tính mát

Tang diệp: Vị ngọt, đắng, tính mát

Tang thầm: Vị ngọt và tính mát

Công dụng của cây dâu tằm

Tang bạch bì: Vỏ rễ có tác dụng chữa ho có đờm, ho lâu ngày, sốt. Đồng thời còn dùng làm thuốc lợi tiểu

Tang diệp: Có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, an thần, huyết áp cao, cho ra mồ hôi và tiêu đờm

Tang ký sinh: Chữa đau lưng, an thai, bổ gan thận, chữa đau mình

Tang phiêu tiêu: Chữa đi tiểu nhiều lần, lợi tiểu, liệt dương, di tinh hoặc trẻ con đái dầm

Xem thêm: Cây ngải cứu – Công dụng chữa bệnh của ngải cứu có thể bạn chưa biết?

Lời kết

Trên đây là những thông tin về dâu tằm do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng mọi người đã có thêm kiến thức, hiểu biết về công dụng chữa bệnh hiệu quả của loại cây này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *